Rạng sáng 5-10 (giờ VN), đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) về kinh tế, thương mại sắp chạm đích sau khi các nước có đột phá về bản quyền thuốc sinh học.

Các Hiệp định thương mại tự do (FTA) tạo cơ hội lớn cho ngành thủy sản là điều không bàn cãi. Song, doanh nghiệp (DN) như con thuyền ra biển lớn, nếu không được đóng chắc sẽ dễ dàng bị đắm...
Các Hiệp định thương mại tự do (FTA) tạo cơ hội lớn cho ngành thủy sản là điều không bàn cãi. Song, doanh nghiệp (DN) như con thuyền ra biển lớn, nếu không được đóng chắc sẽ dễ dàng bị đắm...
“Biển” rộng nhiều “đá ngầm”
Dù các FTA mở “cửa trước” bằng cách miễn giảm rất nhiều loại thuế nhưng những thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản… lại khép “cửa sau” bằng các rào cản kỹ thuật.
Đơn cử, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ tạo ra thị trường lớn gồm 11 nước cho hàng thủy sản Việt với nhiều ưu đãi. Tuy nhiên, DN Việt Nam không dễ dàng tận dụng được cơ hội bởi lẽ các cam kết tại Chương Lao động hay Môi trường yêu cầu chặt chẽ cải thiện mô hình và chu trình sản xuất, chế độ làm thêm giờ.
Theo ông Võ Văn Phụng – Tổng giám đốc Công ty CP Thủy sản sạch Việt Nam- ngành thủy sản, việc sản xuất, chế biến mang tính thời vụ cao nên đáp ứng được yêu cầu trên không hề đơn giản. Đồng tình với quan điểm này, chuyên gia thủy sản Ngô Quang Tú cho biết thêm, khi vào vụ thu hoạch, nếu không làm thêm giờ để chế biến, nguyên liệu sống sẽ hỏng. Nhưng nếu vi phạm quy định về lao động, DN sẽ không được hưởng ưu đãi.
Với FTA Việt Nam – Hàn Quốc, Hàn Quốc miễn thuế cho tôm Việt Nam theo hạn ngạch đã công bố. Nhưng để có được thị phần trong số hạn ngạch đó, DN phải đấu thầu hoặc san sẻ hạn ngạch dựa trên một số tiêu chí. Theo ông Ngô Quang Tú, chi phí các DN bỏ ra để đấu thầu có khi lại cao hơn cả tiền miễn thuế.
“Con thuyền” phải được đóng chắc
Muốn vượt “đá ngầm” để vươn ra “biển” lớn, các DN phải như “con thuyền” vững chắc, được “đóng” bằng chất lượng sản phẩm thủy sản thỏa mãn các tiêu chuẩn quốc tế.
Thực hiện mục tiêu này, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho rằng, ngành thủy sản phải thực hiện đồng bộ 7 giải pháp về quy hoạch, tổ chức, đầu tư, chính sách, khoa học công nghệ, thị trường và hợp tác quốc tế. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến chất lượng, quy hoạch nguyên liệu.
Trong quy trình từ nuôi đến chế biến, theo các chuyên gia, khâu nuôi trồng khó quản lý nhất. Nhiều địa phương của Việt Nam đang đẩy mạnh áp dụng các quy trình nuôi và đạt được chứng nhận nuôi thủy sản an toàn, bền vững như: VietGAP, GlobalGAP, ASC, BMP… Đây sẽ là khởi đầu cho quá trình xây dựng nguyên liệu sạch cho các DN chế biến
Các FTA mở ra hàng loạt thị trường mới cho DN thủy sản. Nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh vấn đề chế biến sâu, giảm giá tăng sức cạnh tranh, cơ hội này cũng đặt ra yêu cầu cho DN phải đa dạng hóa sản phẩm trong bối cảnh năng lực phát triển các mặt hàng thủy sản chủ lực như tôm và cá tra đã đến ngưỡng. Tuy nhiên, chọn mặt hàng nào, cách nuôi nào làm hướng đi cho tương lai lại là dấu hỏi lớn cho DN?
Ví dụ, với mặt hàng cá thịt trắng, ông Nguyễn Hữu Dũng- Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)- cho rằng, DN thủy sản Việt Nam nên tìm kiếm các mảng thị trường còn trống vắng, thị trường ngách để đẩy mạnh xuất khẩu.
Mặt khác, với yêu cầu cao của thị trường quốc tế cùng với thế mạnh biển mở (hướng ra đại dương), Việt Nam nên định hướng phát triển nuôi biển, đặc biệt là nuôi biển công nghiệp nhằm tạo nguồn nguyên liệu dồi dào hơn cho xuất khẩu.
Muốn vượt “đá ngầm” để vươn ra “biển” lớn, các DN phải như “con thuyền” vững chắc, được “đóng” bằng chất lượng sản phẩm thủy sản thỏa mãn các tiêu chuẩn quốc tế.
Rạng sáng 5-10 (giờ VN), đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) về kinh tế, thương mại sắp chạm đích sau khi các nước có đột phá về bản quyền thuốc sinh học.
đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dươngđàm phán TPP
Hôm qua, cuộc đàm phán về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tiếp tục diễn ra đầy căng thẳng dù đích đến đã rất gần.
Ngay tại bàn trái cây phục vụ diễn đàn “Tiêu thụ hàng nông sản trong bối cảnh hội nhập, kinh nghiệm từ ĐBSCL” do Văn phòng Quốc hội tổ chức tại Cần Thơ trong hai ngày 1 - 2.10, ngoài dưa hấu còn có bòn bon Thái Lan. Điều này cho thấy mức độ thâm nhập sâu rộng của trái cây Thái Lan ngay ở nơi được coi là “vựa trái cây” VN.
“Tôi đưa ra ví dụ về thỏi sô cô la mang thương hiệu Bỉ, được làm từ nguyên liệu là cacao của Việt Nam để các bạn thấy rằng, rõ ràng Việt Nam có cơ hội, có nguồn nguyên liệu nhưng tại sao lại không có thỏi sô cô la mang thương hiệu Việt Nam?" - ông Michael Louis Rosen, Phó Chủ tịch PAN Group đặt câu hỏi.
Canada và Mexico đã ra tín hiệu mở cửa thị trường ôtô Bắc Mỹ cho nhiều linh kiện sản xuất tại châu Á, Reuters trích nguồn tin thân cận cho biết.
Mặc dù được coi là hạt “ngọc” của Việt Nam, nhưng do chuỗi giá trị phức tạp nên gạo Việt đang rơi vào tình trạng 3 “không”: không thuần loại, không kiểm soát được dư lượng hóa chất và không truy xuất được nguồn gốc.
Hai Tổng Công ty lương thực chuyên đi thu gom lúa gạo về trộn, có gì bán nấy, thử hỏi làm sao gạo Việt Nam không có thương hiệu?!
Gạo Việt đang có nguy cơ bị thị trường lúa gạo thế giới đánh bật ra ngoài vì chưa xác định được phân khúc tham gia, chưa xây dựng được thương hiệu trên thị trường thế giới.
Đứng thứ 3 trên thế giới về xuất khẩu gạo nhưng Việt Nam ngày càng thất thế trước gạo Thái Lan, Campuchia, Myanmar...
Quá trình thị trường hóa kinh tế Trung Quốc có bị đảo ngược hay không? Trong vòng xoáy đó, Việt Nam làm gì để giảm thiểu ảnh hưởng từ thị trường lớn này?
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự