Ấn phầm mới xuất bản “Các con đường đắt đỏ nhất Thế giới” của Công ty tư vấn BĐS toàn cầu Cushman & Wakefield đã lựa chọn hơn 500 con đường mua sắm hàng đầu Thế giới và xếp loại chúng theo giá thuê.

Mặc dù thông tin về TPP được công bố rộng rãi nhưng chỉ 28% người Việt Nam biết và nói đúng tên hiệp định này
Một cuộc khảo sát được Indochina Research thực hiện từ ngày 22-10 đến 3-11 với 600 người dân ở Hà Nội và TP HCM độ tuổi từ 15 tới 64 cho thấy chỉ có 28% trả lời đúng tên Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa hoàn tất đàm phám vào đầu tháng 10-2015. Trong đó, tỉ lệ này ở TP HCM là 35%; còn ở Hà Nội chỉ có 22% người trả lời đúng.
Mức độ nhận biết về TPP tỉ lệ thuận với thu nhập bình quân hộ gia đình (HI-Household Income), khi 40% số người có thu nhập bình quân trên 15 triệu đồng/tháng nói họ biết về TPP.
Mặc dù mức độ nhận biết thấp nhưng khi được giải thích về nội dung chung của hiệp định, có đến 71% số người được khảo sát cho rằng TPP sẽ tác động tích cực đến Việt Nam.
Trong số 12 quốc gia thành viên, Việt Nam, Mỹ và Nhật Bản được xem là những quốc gia hưởng lợi nhiều nhất khi gia nhập TPP. Theo đó, Việt Nam đứng đầu trong bảng xếp hạng những quốc gia hưởng lợi từ TPP với tỉ lệ 66%, kế đến là Mỹ 65%, Nhật Bản 49%. Trong khi Canada xếp thứ 4 chỉ có 28% và Peru có lợi ích thấp nhất với vỏn vẹn 2%.
Indochina Research cho rằng TPP không chỉ giúp Việt Nam thúc đẩy thương mại và dịch vụ với các nước thành viên mà còn là cơ hội thu hút làn sóng vốn đầu tư mạnh mẽ từ các quốc gia trong và ngoài TPP. Do vậy, Việt Nam cần nhanh chóng chuẩn bị cho quá trình thực hiện cam kết. Các doanh nghiệp, công ty tư nhân cũng cần được cung cấp và hỗ trợ thông tin để nắm rõ hơn và thích nghi với bước tiến mới này trong quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới.
Hiệp định TPP là thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia gồm: Australia, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Canada, Peru, Singapore, Việt Nam, Mỹ và Nhật Bản. Đây được xem là hiệp định mang tính bước ngoặt của thế kỷ, mục tiêu chính của hiệp định là xóa bỏ một số hàng rào thuế quan xuất nhập khẩu, các rào cản hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của mỗi nước.
Indochina Research là tổ chức nghiên cứu thị trường quốc tế chuyên về khu vực Đông Dương. Tổ chức này hiện có 14 văn phòng ở 3 nước gồm Việt Nam, Lào và Campuchia.
Ấn phầm mới xuất bản “Các con đường đắt đỏ nhất Thế giới” của Công ty tư vấn BĐS toàn cầu Cushman & Wakefield đã lựa chọn hơn 500 con đường mua sắm hàng đầu Thế giới và xếp loại chúng theo giá thuê.
Chương Viễn thông có điểm mới là lần đầu tiên trong số các thỏa thuận thương mại tự do (FTA) đã mở rộng, tăng cường sự cạnh tranh sang lĩnh vực dịch vụ viễn thông di động là lĩnh vực vẫn đang tồn tại nhiều tập quán cạnh tranh không lành mạnh ở nhiều nước... Việt Nam và 5 nỗi “sợ” khi vào TPP
Thương mại, đầu tư, lao động... tự do hóa được xem là cơ hội lớn cho Việt Nam khi cộng đồng kinh tế ASEAN vừa được thành lập, song cũng là thách thức lớn khi trình độ hội nhập chưa thể đáp ứng.
Không có thương hiệu, thiếu thuần loại, không kiểm soát được dư lượng hoá chất hay truy xuất được nguồn gốc... là những yếu huyệt khiến xuất khẩu gạo Việt Nam vào các thị trường TPP khó gia tăng.
Việc hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) mở ra cơ hội kinh doanh rất lớn cho nhiều ngành nghề ở Việt Nam và ngành chè cũng không phải là ngoại lệ.
VN là nước xuất khẩu sản phẩm gỗ đứng thứ 6 trên thế giới và đứng đầu khu vực ASEAN.
Trong bản tin đăng tải ngày 18.11, tờ New Europe (Bỉ) cho biết Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tuyên bố ông hi vọng sẽ ký kết một thỏa thuận thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EU) vào cuối năm nay.
Để đưa hàng vào thị trường khó tính thì câu chuyện không đơn giản chỉ dừng lại ở chất lượng sản phẩm...
Với chủ đề "Thương mại điện tử xuyên biên giới", chương trình tạo cầu nối giữa các doanh nghiệp hai nước, đồng thời thảo luận về bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực này.
Có mặt hàng, tỷ lệ vi phạm các tiêu chuẩn về đo lường, chất lượng, nhãn hàng hóa… lên tới 25%, tức là cứ bốn sản phẩm được kiểm tra, có một sản phẩm có vi phạm.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự