Phải xây dựng được thương hiệu, đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng, tức phải xây dựng được niềm tin của người tiêu dùng - chỉ có cách này mới giúp gạo Việt đứng vững trên bản đồ gạo thế giới

Bộ Công Thương đưa ra mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2016 đạt khoảng 181,5 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm 2015.
Theo thông tin của Bộ Công Thương về Mục tiêu phát triển sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại năm 2016, kim ngạch xuất khẩu năm 2015 dự kiến đạt khoảng 160 tỷ USD.
Trong 8 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 106,3 tỷ USD, là mức thấp hơn kỳ vọng do sự sụt giảm mạnh mẽ của các nhóm hàng nông, thủy sản và khoáng sản. Động lực tăng trưởng xuất khẩu vẫn chủ yếu dựa vào các DN đầu tư nước ngoài, trong khi khối DN trong nước gặp nhiều khó khăn.
Do đó, Bộ Công Thương cho rằng để thực hiện được mục tiêu xuất khẩu năm 2016 tăng 10% so với năm 2015, đạt kim ngạch 181,5 tỷ USD, cần tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp phát triển thị trường, thúc đẩy xuất khẩu.
Trong đó, tập trung các giải pháp đa dạng hóa thị trường để giảm thiểu rủi ro do sự phụ thuộc vào một số thị trường nhất định, tiếp tục tăng cường công tác đàm phán, mở cửa thị trường. Chú trọng các nội dung giảm thuế, dỡ bỏ các rào cản thương mai, kỹ thuật không phù hợp đối với nông, thủy sản Việt Nam, nhằm tạo thuận lợi cho sự phát triển xuất khẩu của nhóm này.
Công tác thông tin, tuyên truyền về các Hiệp định FTA đã ký kết sẽ được đẩy mạnh. Chủ động làm việc với từng ngành hàng để trao đổi, giới thiệu về vấn đề mở cửa thị trường, các hiệp định đang đàm phán, hiệp định đã ký kết để tạo sự chủ động cho các hiệp hội, DN trong nắm bắt những cơ hội mới, góp phần phát triển thị trường xuất khẩu.
Đồng thời, tích cực triển khai thực hiện các giải pháp nhằm cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu của DN. Chủ động phối hợp các hiệp hội ngành hàng nông, thủy sản và DN lớn trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, các DN FDI để trao đổi về tình hình xuất khẩu, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho DN.
Phải xây dựng được thương hiệu, đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng, tức phải xây dựng được niềm tin của người tiêu dùng - chỉ có cách này mới giúp gạo Việt đứng vững trên bản đồ gạo thế giới
Theo kết quả khảo sát do Công ty nghiên cứu thị trường GfK TEMAX VN vừa đưa ra, thị trường hàng công nghệ điện tử quý 2/2015 tại VN có nhiều tín hiệu khả quan.
8 tháng đầu năm 2015, nhập siêu từ Trung Quốc ước đạt 22,3 tỉ USD, dự báo đến hết năm 2015 con số này là 37 tỉ USD. Đây là con số kỷ lục và đặt ra cho nền kinh tế Việt Nam nhiều thách thức.
Ở lĩnh vực xuất khẩu, gạo Việt Nam đã bị các “đối thủ” qua mặt vì thiếu thương hiệu cạnh tranh. Nếu không sớm tìm được phương án tối ưu thì chúng ta sẽ bị lép vế trên thị trường gạo thế giới
Đua nhau sắm xe, ồ ạt ra xe mới trong tháng cô hồn, khách hàng Việt phải chăng đang thay đổi thói quen tiêu dùng?
Bộ Công nghiệp và Thương mại Quốc tế Malaysia (MITI) vừa khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với thép cuộn cán nguội hợp kim và không hợp kim có độ dày từ 0,2 - 2,6 mm và rộng từ 700 - 1300 mm của Việt Nam vào thị trường này.
Thật vô lý khi DN có thể hạch toán thoải mái những sai lầm trong quản trị doanh nghiệp của chính mình vào giá thành rồi tính hết vào giá bán cho người tiêu dùng...
Xuất khẩu điều hiện đang rất khả quan, đến nay đã xuất khẩu được 215.000 tấn nhân điều các loại, kim ngạch 1,56 tỷ USD (tăng 9% về lượng và 22% về kim ngạch so với cùng kỳ).
Thời gian qua, giá cao su xuất khẩu liên tục sụt giảm, diễn biến thất thường, thậm chí có thời điểm rơi xuống dưới 30 triệu đồng/tấn, chưa bằng một phần tư giá năm 2011.
Việc phá giá đồng Nhân dân tệ (NDT) đã giúp các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận nguồn nguyên liệu rẻ hơn, cạnh tranh hơn. Điều này sẽ đẩy mạnh xuất khẩu cho nhiều mặt hàng như dệt may, da giày.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự