Theo xếp hạng về Chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu (GRDI) do Tập đoàn tư vấn thị trường AT Kearney (Mỹ) công bố hàng năm, Việt Nam vẫn nằm trong Top 30 thị trường bán lẻ mới nổi hấp dẫn nhất thế giới cho đầu tư nước ngoài.

Nhiều doanh nghiệp cho biết không thể cạnh tranh nổi với xe Trung Quốc lách thuế.
Ông Đào Phan Long, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) cơ khí Việt Nam (VAMI), cho biết thời gian qua đã nhận được nhiều kiến nghị của các DN hội viên về tình trạng các đơn vị nhập khẩu xe của Trung Quốc (TQ) khai báo giá thấp hơn giá trị thực nhằm lách thuế.
Khai giá nhập chỉ bằng nửa giá thực
Theo các DN lắp ráp ô tô Việt Nam (VN), hiện một số nhà cung cấp xe nguyên chiếc nhập khẩu từ TQ như Howo (còn gọi là xe “hổ vồ”), Dongfeng, Sinotruk… khai báo không trung thực để không phải đóng thuế.
Đơn cử như loại xe Ben Chassis Howo 8X4 có tờ khai nhập khẩu từ ngày 17-4 đến ngày 28-6-2016 chỉ 21.865 USD/chiếc, tương đương hơn 480 triệu đồng. Nhưng giá thực tế của loại xe này là 40.900 USD/chiếc, tương đương gần 900 triệu đồng. Như vậy, mức chênh lệch giữa giá thực tế và giá khai báo lên đến hơn 400 triệu đồng.
VAMI cho rằng với mức khai báo thấp như trên, nếu theo mẫu tờ khai vào tháng 6-2016, mỗi xe nhập khẩu về VN, ngân sách nhà nước thất thu khoảng 4.759 USD, tương ứng 104 triệu đồng/chiếc. “Trên thực tế, năm ngoái có tới 40.000 chiếc được nhập về từ thị trường TQ với kim ngạch nhập khẩu trên dưới 1 tỉ USD, trong đó nhiều nhất là xe tải. Nếu số xe này khai gian giá trốn thuế thì tính ra chúng ta thất thu khoảng 4.000 tỉ đồng chỉ trong một năm” - ông Long tính toán.
Ông Đỗ Phước Tống, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Cơ khí Duy Khanh kiêm Phó Chủ tịch Hội Cơ khí TP.HCM, phân tích thêm việc khai báo giá trị thấp khiến Nhà nước thất thu thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. Chẳng hạn DN nhập khẩu ô tô TQ mua về bán giá thấp, kê khai không có lợi nhuận, thậm chí lỗ thì tiền thuế thu nhập DN cũng bị thất thu.
Đại diện một hãng sản xuất, lắp ráp ô tô tại VN cũng cảnh báo tình trạng xe TQ lách thuế có thể khiến các DN sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước phải đóng cửa, ngừng sản xuất. Lý do là giá xe sản xuất, lắp ráp trong nước không cạnh tranh được với xe nhập khẩu giá rẻ nhờ lách luật, trốn thuế.
Kiểm chặt xe nhập
Để ngăn chặn tình trạng xe TQ trốn thuế, ông Đào Phan Long, Phó Chủ tịch VAMI, cho hay hiệp hội đã kiến nghị Bộ Tài chính tăng cường chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát giá khai báo nhập khẩu đầu vào tại các cửa khẩu. Đặc biệt là kiểm soát chặt các DN nhập khẩu có dấu hiệu vi phạm báo giá sai để xác minh, làm rõ hóa đơn đầu ra, đầu vào nhằm tránh thất thu thuế cho Nhà nước, tạo ra môi trường cạnh tranh thiếu bình đẳng. Đồng thời, Bộ phải có chế tài xử lý thật nghiêm khắc đối với các DN vi phạm.
Nhiều DN ô tô trong nước cũng cho rằng sẽ khó cạnh tranh lại ô tô nhập từ TQ nếu tình trạng khai gian giá không được kiểm soát chặt và xử phạt nặng. “Khi DN sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước không cạnh tranh nổi với xe TQ, phải giảm lượng xe sản xuất thì đồng nghĩa các đơn hàng cung ứng thiết bị linh kiện, phụ tùng… cũng giảm theo. Từ đó các DN cơ khí sẽ bị ảnh hưởng dây chuyền” - đại diện một hãng xe phân tích.
Ông Nguyễn Việt Dũng, giám đốc một công ty chuyên kinh doanh ô tô tại TP.HCM, nhận định nguyên nhân ô tô TQ “làm mưa làm gió” tại VN trong một thời gian dài một phần là nhờ trốn thuế nên giá thấp. Chẳng hạn các dòng xe như Dongfeng, Sinotruk, FAW, JAC, Chenglong,... nhập vào VN bán với giá thường chỉ bằng 2/3, thậm chí bằng một nửa so với xe trong nước lắp ráp hoặc xe Hàn Quốc, Nhật Bản cùng loại.
Không chỉ vậy, theo ông Dũng, thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ TQ rất thấp, dưới 15% (có loại được miễn thuế) so với nhập linh kiện phải chịu thuế 15%-25%. “Điều này dẫn đến sự yếu thế của ngành chế tạo cơ khí, sản xuất và lắp ráp xe trong nước” - ông Dũng nói.
Trả lời phóng viên báo Pháp Luật TP.HCM về tình trạng tờ khai nhập ô tô Trung Quốc ghi giá trị thấp hơn giá thực, một lãnh đạo Tổng cục Hải quan cho biết sẽ rà soát lại và có văn bản cụ thể cho VAMI.
Lốp ô tô Trung Quốc có dấu hiệu gian lận
Gần đây, nhiều DN trong nước đã phản ánh đến các cơ quan chức năng tình trạng lốp ô tô từ TQ nhập vào VN có dấu hiệu gian lận thương mại về giá. Theo đó, các nhà nhập khẩu chỉ khai mức giá thấp 75 USD/cái trong khi giá xuất xưởng vào khoảng 210 USD/cái; khai sai mã số hàng hóa nhập khẩu để trốn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng...
Trước tình trạng trên, Tổng cục Hải quan vừa có công văn yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, TP thực hiện kiểm tra, rà soát về giá trị hải quan, mã số hàng hóa… của mặt hàng này.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan trong bảy tháng đầu năm nay, dù đứng thứ tư về số lượng nhưng giá trị nhập khẩu ô tô từ TQ vào VN vẫn xếp thứ hai, chỉ đứng sau Thái Lan, với kim ngạch 301 triệu USD.
Lốp ô tô Trung Quốc có dấu hiệu gian lận
Gần đây, nhiều DN trong nước đã phản ánh đến các cơ quan chức năng tình trạng lốp ô tô từ TQ nhập vào VN có dấu hiệu gian lận thương mại về giá. Theo đó, các nhà nhập khẩu chỉ khai mức giá thấp 75 USD/cái trong khi giá xuất xưởng vào khoảng 210 USD/cái; khai sai mã số hàng hóa nhập khẩu để trốn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng...
Trước tình trạng trên, Tổng cục Hải quan vừa có công văn yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, TP thực hiện kiểm tra, rà soát về giá trị hải quan, mã số hàng hóa… của mặt hàng này.
Theo xếp hạng về Chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu (GRDI) do Tập đoàn tư vấn thị trường AT Kearney (Mỹ) công bố hàng năm, Việt Nam vẫn nằm trong Top 30 thị trường bán lẻ mới nổi hấp dẫn nhất thế giới cho đầu tư nước ngoài.
Hàng Việt Nam đứng thứ 46 trên thế giới về độ tin cậy, cao hơn Trung Quốc 3 bậc, theo khảo sát của Statista.
Ngành lúa gạo bị ám ảnh quá lâu về an ninh lương thực, xuất phát từ thời kỳ chúng ta thiếu đói.
Việc Chính phủ mới đây phát đi thông điệp mạnh mẽ về việc thoái vốn tại Sabeco, Habeco được coi là cơ hội hiếm có để thâu tóm những công ty đang dẫn đầu thị trường Việt Nam – một trong những nước tiêu thụ bia lớn nhất thế giới. Không có gì đáng ngạc nhiên khi tất cả những ông lớn trên thế giới đều đang quan tâm đến hai thương vụ này.
Thị trường Việt Nam được đánh giá là “màu mỡ” cho ngành hàng tiêu dùng nhanh, nhưng doanh nghiệp Việt Nam trong ngành hàng này không giành ngôi 'vương'.
Với sự ra đời của hàng loạt các trung tâm thương mại lớn (mega mall), nguồn cung mặt bằng bán lẻ đã tăng mạnh. Tuy nhiên, quy mô thị trường so với một số nước trong khu vực vẫn còn khiêm tốn.
Đà tăng trưởng được giữ vững tại khắp Đông Nam Á sẽ giúp duy trì và thúc đẩy nhu cầu hàng hoá.
Trả giá cao để tạo niềm tin rồi sau đó lại ép bán giá thấp, “đánh bài chuồn” hay mượn danh người Việt để đứng sau đầu tư quản lý… Thương lái Trung Quốc (TQ) dùng đủ chiêu trò nhằm thao túng thị trường một số loại nông sản Việt Nam. Trong khi đó, một số người Việt, doanh nghiệp (DN) Việt vì hám lợi trước mắt đã tiếp tay cho thương lái TQ hại nông dân Việt.
Phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường nên khi Trung Quốc “ra đòn” giảm nhập, siết xuất khẩu tiểu ngạch và tăng cường rào cản với một số mặt hàng nông sản Việt Nam như gạo, sắn, dăm gỗ,... khiến các mặt hàng này liên tục gặp khó trong khi xuất khẩu.
Sau thông tin báo chí dẫn lời chuyên gia kinh tế, TS Lê Đăng Doanh về việc số liệu thống kê kim ngạch xuất khẩu khoáng sản của Việt Nam sang Trung Quốc ít hơn 5 tỷ USD so với thống kê của Trung Quốc, Tổng cục Hải Quan (Bộ Tài Chính) đã có phản hồi về vấn đề này.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự