Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài giai đoạn đến năm 2020.

Số liệu từ Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA) cho thấy, mỗi năm có xấp xỉ 100 tỷ gói mì được tiêu thụ trên thế giới.
Theo số liệu của Euromonitor, giá trị của mì gói tiêu thụ trên toàn cầu trong nhưng năm gần đây đã tăng gần 40%, từ 44 tỷ USD (2013) lên 61 tỷ USD (2017).
Phong phú vị mì
Mì gói được sử dụng rộng rãi ở trên 50 quốc gia. Những quốc gia tiêu thụ mì gói hàng đầu trên thế giới có thể kể đến Nhật Bản, Hàn quốc, Mỹ, Nga, Trung Quốc… Mì gói cũng được người dân các nước trong khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan, Philippines… ưa chuộng.
Các sản phẩm thông dụng nhất thường có vị thịt gà, thịt heo, thịt bò, vị hải sản hay vị rau củ quả. Vị gà thường dễ dàng kết hợp với nhiều loại gia vị khác nhau, nhiều “gu” ẩm thực khác nhau và gần như tất cả mọi người đều dùng được. Vị thịt heo cũng rất phổ biến, nhất là ở Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan và đặc biệt là ở các nước Hồi giáo.
Vị thịt bò lại được ưa chuộng nhiều ở các quốc gia Châu Âu, Châu Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc. Mì hải sản thì lại càng được tiêu thụ rộng rãi, đặc biệt là vị tôm, được chế biến với các gia vị địa phương khác nhau, tạo ra những món ăn thực sự phong phú và hấp dẫn. Rau củ quả, nhất là nấm và cà chua, thì lại được người dân Ấn Độ, Nepan và nhiều nước Châu Âu, Châu Mỹ ưa thích.
Các giá trị gia tăng liên tục được các nhà sản xuất thêm vào đã làm cho mì gói ngày càng đa dạng và hấp dẫn
Các loại gia vị và các cách chế biến khác nhau càng làm tăng thêm sự phong phú, đa dạng và hấp dẫn cho món mì gói. Tỏi, gừng, sả là gia vị không thể thiếu để tạo ra món mì vị “tom yam”, quế và hồi là gia vị cho nhiều món mì mang hương vị ẩm thực Trung hoa. Mì Cà ri (Curry) là một trong những món mì được ưa thích ở khu vực Nam Á, với hương và vị cay cũng như màu sắc đặc trưng không lẫn vào đâu được.
Mì gói bán ở Mỹ và Châu Âu thì thường được chế biến với hương vị của kem và phô mai, trong khi ở Philippins và Mexico, bạn sẽ tỉnh hẳn cả người khi dùng tô mì gói bổ sung các gia vị từ cam, quýt, chanh…
Đậm đà hương vị Việt
Việt Nam cũng là một trong số 15 quốc gia đang tiêu thụ mì gói hàng đầu thế giới, xếp vị trí thứ 4, kế sau Nhật Bản (vị trí số 3) và ngay trước Mỹ (vị trí số 5). Hiện nay bình quân một người Việt Nam tiêu thụ 52 gói mì ăn liền/năm.
Tại Việt Nam mì gói là một sản phẩm không thể thiếu của hầu hết các hộ gia đình, không chỉ bởi tính tiện lợi, mà còn thực sự là một món ăn “thơm, ngon” và đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng một cách dễ dàng, nhanh chóng nhất.
Một trong những nhãn hiệu mì gói được ưa chuộng nhất hiện nay là mì “3 Miền” của UNIBEN, với hơn 26% thị phần. Bí quyết thành công của nhãn hiệu này xem ra cũng khá đơn giản nhưng không dễ thực hiện: tạo ra những gói mì có hương vị mang đậm bản sắc của ẩm thực Việt.
Dễ dàng nhận thấy gói gia vị trong mì “3 Miền” thường sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên rất quen thuộc trong ẩm thực Việt như hành, tỏi, tiêu, ớt, rau thơm, rau ngổ, sả, nấm,… Được biết, các loại nguyên liệu này được nghiên cứu đánh giá tỉ mỉ về chất lượng, hiệu quả tạo mùi, vị của từng chủng loại gia vị, ở các vùng khác nhau, ở các thời điểm khác nhau để chọn ra những vùng nguyên liệu tốt nhất, những thời điểm thu hoạch, thu mua nguyên liệu tốt nhất cho từng loại. Từ đó, mới tạo ra được những sản phẩm thực sự thơm ngon, “đậm đà hương vị Việt”.
Ông Ngoc Tran, 70 tuổi, một Việt kiều sống lâu năm tại Maryland, Hoa kỳ cho biết: “Thật ấn tượng với hương vị đậm đà của mì “3 Miền”, luôn gợi cho chúng tôi những món ngon từ thưở ấu thơ ở quê nhà”. Các sản phẩm mì gói, phở ăn liền “3 Miền” của UNIBEN không chỉ được ưa chuộng hàng đầu ở trong nước mà từ lâu cũng đã được xuất khẩu tới hơn 10 quốc gia, được cả nhiều thị trường “khó tính” như Mỹ, Châu Âu chấp nhận, mang tinh túy ẩm thực Việt vươn xa.
Hương vị đậm đà đặc trưng của ẩm thực Việt đã và đang giúp cho mì Việt tạo được dấu ấn trên bản đồ thế giớiKhông những cần phải am hiểu sâu sắc về ẩm thực Việt mà còn phải có các máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến, áp dụng một quy trình đảm bảo chất lượng nghiêm ngặt, để tạo ra được các sản phẩm chất lượng, thơm ngon và "đậm đà hương vị Việt” đặc trưng, đủ sức chinh phục thị trường thế giới như mì “3 Miền” của UNIBEN.
THU THẢO
Theo tuoitre.vn
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài giai đoạn đến năm 2020.
Mặc dù hàng Việt hiện đã có chỗ đứng nhất định trong các cơ sở phân phối ở Việt Nam nhưng nhiều ý kiến chuyên gia nhận định con số này chưa thực sự bền vững, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng như hiện nay.
Cạnh tranh trong thị trường thực phẩm và tã giấy cho trẻ em rất khốc liệt khi có rất nhiều thương hiệu cạnh tranh về giá để gây sự chú ý đến khách hàng.
Việc Trung Quốc phá giá Đồng Nhân dân tệ hồi đầu tháng 8 có ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Bởi không chỉ Nhân dân tệ mà các đồng tiền khác trong khu vực như Indonesia, Thái Lan… cũng được phá giá để tăng sức cạnh tranh, khiến hàng hóa của Việt Nam trở nên đắt đỏ hơn trên các thị trường.
Ông Nguyễn Như Cường – Cục phó Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, việc Trung Quốc phá giá Nhân dân tệ có ảnh hưởng vừa tích cực vừa tiêu cực đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
Làn sóng đầu tư và hàng hóa Thái Lan có mặt ở thị trường Việt Nam ngày càng nhiều khiến cán cân thương mại hai nước đang gia tăng nhưng lợi thế lại nghiêng về Thái Lan
Ngày giao dịch cuối cùng của tháng 8/2015 trên sàn cà phê London vừa chấm dứt. Giá thị trường nội địa và kỳ hạn quay về mức thấp nhất tính từ ngày 1/10/2014 - đầu niên vụ 2014-15. Xem ra thử thách còn lớn, cam go còn nhiều cho thị trường cà phê.
Gần đây, có nhiều ý kiến đề xuất tăng cường quản lý thuế đối với thương mại điện tử và cần phải có các quy định cụ thể về thuế đối với hoạt động này. Ngược lại, có ý kiến cho rằng pháp luật thuế đã có quy định cụ thể cả về chính sách và quản lý thuế, vấn đề là cần phải tăng cường quản lý hiệu quả về lĩnh vực này. Bài viết đề cập đến một số nội dung vừa là phản biện, vừa mang tính chất bổ sung thêm cho các ý kiến trên.
Thị trường lúa gạo năm 2015 trong tình trạng cảnh báo giá gạo châu Á có thể sẽ tăng bởi El Nino làm giảm sản lượng và lượng tồn trữ khổng lồ đang giảm dần.
Trốn thuế có thể được hiểu là hành vi không hợp pháp có chủ định hoặc là hành vi liên quan trực tiếp đến việc vi phạm các quy định của luật thuế để không phải nộp thuế. Về cơ bản, các doanh nghiệp hoặc cá nhân kinh doanh thương mại điện tử cũng có các động cơ và hành vi trốn thuế tương tự như hình thức kinh doanh thương mại truyền thống.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự