Theo TS. Nguyễn Đức Thành, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nên lường trước những bất lợi của tỷ giá từ nay đến cuối năm và có thể cả đầu năm sau.

8 tháng đầu năm 2015, nhập siêu từ Trung Quốc ước đạt 22,3 tỉ USD, dự báo đến hết năm 2015 con số này là 37 tỉ USD. Đây là con số kỷ lục và đặt ra cho nền kinh tế Việt Nam nhiều thách thức.
Ngay trong 8 tháng đầu năm, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 32,7 tỉ USD, chiếm 29,8% tổng kim ngạch nhập khẩu và tăng 20,4% so với cùng kỳ năm trước; nhập siêu từ Trung Quốc 8 tháng năm nay khoảng 22,3 tỉ USD.
Việc Trung Quốc trong tháng 8.2015 phá giá đồng nhân dân tệ tới 4,6% khiến khả năng nhập siêu từ thị trường này cả năm 2015 có thể lên tới 37 tỉ USD và khó giảm nhanh, gây áp lực nhiều mặt lên cân đối và ổn định vĩ mô nền kinh tế của Việt Nam. Nhập siêu từ Trung Quốc tăng còn do dòng nhập khẩu các máy móc, thiết bị phục vụ những dự án mà các nhà thầu Trung Quốc thắng thầu ở Việt Nam hay thực hiện các dự án đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam.
Việc khu vực kinh tế trong nước chỉ 8 tháng qua nhập siêu 13 tỉ USD (tăng 44% so với cùng kỳ 2014) trong khi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 8 tháng xuất siêu 9,4 tỉ USD cho thấy sự phụ thuộc lớn của sản xuất và tiêu dùng trong nước vào nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc.
Áp lực nhập siêu từ Trung Quốc còn gia tăng do xu hướng Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư trực tiếp (tức tăng lượng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng nhập khẩu từ Trung Quốc) vào ngành dệt may Việt Nam trong năm 2015 và thời gian tới nhằm khai thác cơ hội Việt Nam được giảm thuế và phải đáp ứng yêu cầu xuất xứ sản phẩm nội khối theo các cam kết trong khuôn khổ các FTA mới và sẽ ký kết, nhất là TPP.
Theo Tổng cục Hải quan, những mặt hàng gây nhập siêu lớn từ Trung Quốc là máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; xăng dầu các loại; nguyên vật liệu cho ngành dệt may, da giày; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện; sắt thép nguyên liệu và sản phẩm từ sắt thép các loại, kim loại thường; thức ăn gia súc và nguyên liệu.
Tránh phụ thuộc vào Trung Quốc
Để tăng lượng xuất khẩu sang Việt Nam, phía Trung Quốc thường áp dụng nhiều chính sách ưu đãi cho các nhà xuất khẩu của nước này về tài chính, hải quan, quản lý biên mậu, khuyến mãi, ứng hàng cho thương nhân nhập khẩu, thanh toán bù trừ, hoán đổi tiền tệ để khuyến khích, hỗ trợ cạnh tranh, tạo lợi thế hơn hẳn các quy định của Việt Nam. Việc sử dụng nhân dân tệ với các dịch vụ đổi tiền tự phát ở biên giới cũng kích thích nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc.
Để hạn chế nhập siêu từ Trung Quốc, trước hết tập trung ưu tiên đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, lựa chọn sản phẩm xuất khẩu và áp dụng công nghệ mới; phát triển công nghiệp phụ trợ, vùng nguyên liệu và những ngành chế biến nâng cao giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu, mở rộng thị trường mới, giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp hàng và nguyên liệu từ Trung Quốc.
Đồng thời, cần tăng cường quản lý đường biên mậu để gia tăng xuất - nhập khẩu chính ngạch, theo hợp đồng có đủ các điều khoản chế tài chặt chẽ và xử lý hiệu quả các tranh chấp, nhất là tình trạng thất hứa, gây khó dễ, ép giá của đối tác bên Trung Quốc khi tiêu thụ hàng nông sản thời vụ; thiết lập và quản lý hiệu quả hàng rào kỹ thuật, lên “danh sách đen” những mặt hàng cấm nhập, buộc phải tiêu hủy và tái xuất; tiết giảm nhập khẩu hàng tiêu dùng, vật tư trong nước sản xuất được; thu giữ, tiêu hủy hàng hóa không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; xử lý nghiêm hàng hóa gian lận thương mại ngay từ cửa khẩu.
Xử lý thật nghiêm những đối tượng buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng qua biên giới giữa hai nước, trên cơ sở tăng nặng thêm khung hình phạt với loại tội phạm này để thực sự có tính răn đe. Tăng cường trách nhiệm, năng lực kiểm định và cập nhật thông tin cảnh báo chất lượng hàng Trung Quốc gây độc hại, nhất là hàng giá rẻ, không rõ nguồn gốc và được quảng cáo quá mức để hỗ trợ và thúc đẩy thói quen tiêu dùng lành mạnh của người tiêu dùng Việt Nam nói chung, không vì lợi ích trước mắt mà gây tổn thất lâu dài cho xã hội và bản thân.
Các DN Việt Nam cần coi trọng đặt hàng, đấu thầu sử dụng nguyên liệu, hàng hóa trong nước trước khi nhập khẩu; hỗ trợ và thúc đẩy nhau sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của nhau; có thể tham gia đấu thầu cung ứng máy móc, thiết bị cho các công trình Trung Quốc trúng thầu. Ngoài ra, cần tăng cường đàm phán cấp cao để gia tăng các giải pháp thúc đẩy thương mại hai chiều, phối hợp đấu tranh chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng. Bên cạnh đó, cần tăng cường công nghệ chế biến, bảo quản và vận chuyển nông sản để có thể đa dạng hóa thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước, ngay cả sang Trung Quốc.
Nhập siêu từ Trung Quốc là điệp khúc kéo dài, nhưng không phải là định mệnh bắt buộc của Việt Nam và lời giải cần đến từ nhiều phía. Cải thiện nhập siêu từ Trung Quốc là đòi hỏi, mục tiêu và động lực phát triển mới của đất nước trong bối cảnh mới.
Theo TS. Nguyễn Đức Thành, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nên lường trước những bất lợi của tỷ giá từ nay đến cuối năm và có thể cả đầu năm sau.
Diễn biến mất giá của nhân dân tệ và nhiều đồng tiền khác mang lại cho giới chức Mỹ cái cớ mới để đưa vấn đề kiểm soát thao túng tiền tệ lên bàn đàm phán. Điều này khiến cho triển vọng hoàn tất việc đàm phán TPP vốn đã khó khăn lại càng thêm u ám.
Trong khi Mexico và Canada chỉ chấp nhận giảm thuế cho xe đảm bảo tỷ lệ linh kiện nội khối tối thiểu 50%, thì Nhật Bản muốn thấp hơn nữa và Mỹ lại mắc kẹt giữa hai bên.
TS. Nguyễn Đức Thành cho rằng biện pháp để khắc phục những tồn tại của ngành chăn nuôi cần ưu tiên vào các sản phẩm mang tính đặc sản như gà thả đồi, lợn mán, lợn cắp nách…
Phải xây dựng được thương hiệu, đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng, tức phải xây dựng được niềm tin của người tiêu dùng - chỉ có cách này mới giúp gạo Việt đứng vững trên bản đồ gạo thế giới
Theo kết quả khảo sát do Công ty nghiên cứu thị trường GfK TEMAX VN vừa đưa ra, thị trường hàng công nghệ điện tử quý 2/2015 tại VN có nhiều tín hiệu khả quan.
Ở lĩnh vực xuất khẩu, gạo Việt Nam đã bị các “đối thủ” qua mặt vì thiếu thương hiệu cạnh tranh. Nếu không sớm tìm được phương án tối ưu thì chúng ta sẽ bị lép vế trên thị trường gạo thế giới
Đua nhau sắm xe, ồ ạt ra xe mới trong tháng cô hồn, khách hàng Việt phải chăng đang thay đổi thói quen tiêu dùng?
Bộ Công nghiệp và Thương mại Quốc tế Malaysia (MITI) vừa khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với thép cuộn cán nguội hợp kim và không hợp kim có độ dày từ 0,2 - 2,6 mm và rộng từ 700 - 1300 mm của Việt Nam vào thị trường này.
Bộ Công Thương đưa ra mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2016 đạt khoảng 181,5 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm 2015.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự