Hàng Trung Quốc bị đánh giá "rất tệ tại Đông Nam Á" nói riêng và cả thế giới nói chung
Đón sóng đầu tư của tý phú Thái, bán lẻ Việt Nam đứng trước vận hội mới
- Cập nhật : 09/09/2016
(Dau tu)
Với sự ra đời của hàng loạt các trung tâm thương mại lớn (mega mall), nguồn cung mặt bằng bán lẻ đã tăng mạnh. Tuy nhiên, quy mô thị trường so với một số nước trong khu vực vẫn còn khiêm tốn.
Một vài năm gần đây, thị trường bán lẻ Việt Nam có sự thay đổi mạnh mẽ về thị phần. Các tỷ phú Thái Lan – một trong những nước Đông Nam Á có quy mô thị trường bán lẻ lớn nhất khu vực đã đổ bộ thâu tóm, sở hữu những thương hiệu bán lẻ đình đám.
Giữa năm 2014, sau 2 năm thâm nhập thị trường Việt Nam bằng việc nắm cổ phần chi phối công ty Thái An, hợp tác với Family Mark, tỷ phú người Thái Charoen Sirivadhanabhakdi, người giàu thứ 3 Thái Lan đã bỏ ra 880 triệu USD để sở hữu một trong những chuỗi bán lẻ lớn nhất Việt Nam là Metro Cash & Carry Việt Nam; Một tập đoàn khác của Thái là Central Group cũng đã thâu tóm chuỗi bán lẻ Nguyễn Kim bằng việc sở hữu 49%;
Và mới đây nhất, thị trường bán lẻ Việt Nam lại trở thành một “miếng bánh ngon” đối với các tỷ phú Thái Lan khi Central Group tiếp tục bỏ ra 1,14 tỷ USD để sở hữu Big C Việt Nam.
Những động thái này cho thấy thị trường bán lẻ ở đất nước trên 90 triệu người đang có độ tuổi “dân số vàng”, thực sự rất hấp dẫn trong mắt các tỷ phú Thái. Điều này cũng dễ hiểu bởi lẽ quy mô thị trường bán lẻ ở Việt Nam còn rất khiêm tốn so với Thái Lan, thị trường mới ở giai đoạn đầu phát triển, còn rất nhiều tiềm năng khai thác.
Trong một báo cáo nghiên cứu thị trường mới nhất của Savills Việt Nam, mật độ bán lẻ ở các thành phố trong khu vực như Bangkok, Singapore và Kuala Lumpur có mật độ cao hơn nhiều so với Việt Nam, lần lượt ở mức 0,9, 0,7 và 0,7 m2 /người, còn ở Hà Nội, Tp.HCM thì chưa tới 0,2 m2/người.
Mật độ bán lẻ 2015
Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng tính từ tám thành phố lớn nhất của Việt Nam, tổng diện tích bán lẻ đạt 2,8 triệu m2, trong đó TPHCM và Hà Nội chiếm 75%. Điều này cho thấy thị trường bán lẻ Việt Nam chỉ tập trung ở Hà Nội và Tp.HCM, nơi có sự phát triển mạnh mẽ của thị trường BĐS trong những năm qua.
Ngoài những trung tâm thương mại lớn như Vincom mega mall có quy mô hàng trăm nghìn m2 sàn thì các khối đế thương mại ở các tổ hợp BĐS cao cấp cũng là một nguồn cung đáng kể.
Xét về mặt bằng giá thuê, ở Hà Nội hay Tp.HCM vẫn còn ở mức khiêm tốn so với các thành phố lớn các trong khu vực. Hiện giá thuê mặt bằng bán lẻ cao cấp ở Việt Nam chỉ tương đương Kuala Lumpur nhưng thấp hơn nhiều so với nhiều thành phố khác.
Theo số liệu từ Savills, trong nửa sau năm 2015, giá thuê của phân khúc bán lẻ cao cấp của Hà Nội đạt mức 124 USD/m2 và TPHCM đạt 118 USD/m2. Cả hai thành phố đều có mức giá trung bình tương đương 10% so với Hồng Kông, một trong những thành phố có mức giá cao nhất thế giới, thấp hơn gần 2 lần so với thị trường xếp thứ hai là Singapore.
Có thể thấy, cả về quy mô thị trường cũng như mặt bằng giá thuê, thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển non trẻ. Trong khi, những điều kiện về thu nhập, dân số và tốc độ tăng trưởng kinh tế lại đang rất hấp dẫn cho ngành bán lẻ.
Tăng trưởng GDP Việt Nam đứng thứ 3 châu Á đạt 6,7% vào 2015, còn nghiên cứu của OECD cho thấy tầng lớp trung lưu ở Việt Nam đang tăng rất nhanh có thể đạt 44 triệu người vào 2020, và đây cũng là lớp người có mức chi tiêu nhiều nhất (theo AC Nielsen).
Nhưng, thị trường bán lẻ Việt Nam trong ngắn hạn đang phải đối diện với không ít thách thức, khó khăn do nguồn cung tăng nhanh, có xu hướng thừa cung so với cầu, giá thuê giảm. Theo nghiên cứu của Savills Việt Nam, từ 2012 đến nay giá thuê mặt bằng bán lẻ ở TPHCM giảm trung bình 2%/năm còn con số này ở Hà Nội là 6,8%/năm, trong đó phân khúc cao cấp giảm nhiều nhất.
Giá thuê mặt bằng bán lẻ tại Hà Nội và TPHCM
Tuy nhiên, ở một số địa điểm có tiềm năng phát triển, giá thuê vẫn ở có mức tăng đáng kể như khu vực ngoài trung tâm TPHCM có mức tăng cao nhất ở mức 2,62%. Đây là mục tiêu phát triển mới của nhiều chủ đầu tư cần có quỹ đất lớn để đáp ứng nhu cầu giải trí tăng cao.
Theo các chuyên gia trong ngành, khi Việt Nam thực hiện các cam kết heo TPP và EVFTA, các dòng thuế sẽ dần được xóa bỏ, tong đó, 65% số dòng thuế nhập khẩu sẽ giảm về 0% ngay khi hai Hiệp định này có hiệu lực. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để ngành bán lẻ phát triển bùng nổ, là cơ hội để các DN bán lẻ vươn lên, đón vận hội mới. Nhưng đó cũng là thách thức không nhỏ cho ngành bán lẻ Việt Nam khi nguồn cung hàng hóa đa dạng hơn.