Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu các mặt hàng hải sản (trừ cá biển) của Việt Nam sang các thị trường, nhất là EU có xu hướng giảm rõ rệt trong thời gian gần đây.

Kinh phí dành cho xúc tiến thương mại của Việt Nam chỉ bằng 0,003% kim ngạch xuất khẩu, bằng 1/10 so với Thái Lan và thấp hơn nhiều mức trung bình của thế giới là 0,11% kim ngạch xuất khẩu. Nguồn tiền ít ỏi này được phân bổ dàn trải càng khiến hoạt động xúc tiến thiếu hiệu quả.
Hàng Việt vẫn bỏ trống nhiều thị trường tiềm năng
Lãnh đạo TP Cần Thơ nhận định chi phí xúc tiến thương mại (XTTM) của Việt Nam chỉ bằng 1/10 Thái Lan là quá ít. "Tại Cần Thơ, 1 năm có 3 hội chợ triển lãm hàng Thái Lan, trong khi hàng Việt chỉ có 1. Điều đó cho thấy người Thái rất quan tâm xúc tiến thương hiệu hàng hóa tại nước ngoài", ông Trương Quang Hoài Nam, Phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết.
Ông Nam mong muốn được hỗ trợ làm chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông sản địa phương. Tại thị trường châu Âu, mới có 3 chỉ dẫn địa lý Việt Nam được công nhận là nước mắm Phú Quốc, tiêu Quảng Trị, điều Bình Thuận. "Cần Thơ buồn vì có gạo nổi tiếng thế giới mà không có chỉ dẫn địa lý, dù Nhật Bản làm sushi bằng gạo của chúng tôi", ông Nam nói.
Hiện nay, nhiều thị trường xuất khẩu tiềm năng vẫn chưa được khai thác. Bà Lê Hoàng Oanh, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á, châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết: Thị trường Australia có nhu cầu nhập mặt hàng dừa bóc vỏ. Thủy sản Việt Nam có nhiều cơ hội tại châu Phi do ngành nuôi trồng thủy sản tại đây không phát triển. Ấn Độ có nhu cầu nhập củ gừng, đinh hương và nghệ nhưng ta mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu về nghệ. Năm 2017, Hàn Quốc có nhu cầu nhập 365 triệu tấn chuối, trong khi ta mới xuất được hơn 2 triệu tấn.
"Vai trò của xúc tiến thương mại rất quan trọng để giúp doanh nghiệp tìm ra những thị trường mới với nhu cầu nhập khẩu rất cao những sản phẩm mà chúng ta có", bà Oanh cho hay.
Nhiều hiệp hội ngành hàng cho rằng, kinh phí dành cho XTTM đã ít nhưng lại dàn trải cho quá nhiều mặt hàng khiến hiệu quả không cao. Ông Trương Đình Hòe, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đề nghị cần phải dành ngân sách đáng kể để triển khai chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm.
Theo ông Hòe, toàn ngành thủy sản đang phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD năm 2018. Có một số yếu tố có thể tác động tiêu cực đến xuất khẩu thủy sản như: Chương trình thanh tra cá da trơn của Mỹ; thuế chống bán phá giá tôm, cá tra sang Mỹ và “thẻ vàng” hải sản của Ủy ban châu Âu… Trong khi đó, một số vấn đề nội tại của ngành như thiếu nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu, vấn đề kháng sinh, giá thành sản xuất… vẫn đang trong quá trình cải thiện.
Để thúc đẩy xuất khẩu thủy sản thời gian tới, ông Hòe đề nghị Bộ Công Thương phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng VASEP đặt mục tiêu định hướng cho những thị trường chủ lực như EU, Mỹ, Nhật Bản và những thị trường tiềm năng như Hàn Quốc, Australia, Trung Đông... Với XTTM, quảng bá thị trường theo hướng tiếp cận liên kết chuỗi, hợp tác công tư (PPP), kiến nghị Chính phủ và các Bộ chủ động dành ngân sách đáng kể và tham gia chủ trì một số chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm; thông qua hình thức PPP, xây dựng các chương trình XTTM kết hợp nâng cao nhận thức để nhiều thành phần trong chuỗi giá trị có thể tham gia quảng bá thủy sản Việt Nam chất lượng và an toàn.
Ưu tiên các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh
Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) thừa nhận: "Chúng ta không thể áp nguyên cách làm của quốc tế vào hoàn cảnh nước ta khi mà ngân sách eo hẹp như vậy. Để nâng cao giá trị xuất khẩu cần xác định mặt hàng nào thực sự là lợi thế cạnh tranh của vùng/cả nước. Xác định ưu tiên một vài mặt hàng trong một giai đoạn nhất định, nôm na là định vị thị trường".
Như tại đồng bằng sông Cửu Long, kinh phí XTTM thấp nên không thể dành cho tất cả nông sản được mà chỉ xác định xúc tiến một số mặt hàng thế mạnh.
Còn theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), thời gian qua xuất khẩu đạt được những kỷ lục mới phần lớn là nhờ sự tăng trưởng khá nhanh của một số ngành mũi nhọn. "Do đó, trong thời gian tới, Bộ Công Thương tập trung khuyến khích xúc tiến xuất khẩu một số mặt hàng tiềm năng, đó là dệt may, da giày và thép", ông Hải nhấn mạnh.
Đại diện Bộ Công Thương phân tích, cả ba ngành này đều có dư địa phát triển lớn. Bên cạnh sản xuất gia công cho các thương hiệu lớn, sản phẩm dệt may và da giày Việt Nam hiện đang dần chiếm lĩnh thị trường nội địa cũng như có mặt ở một số thị trường lớn như Mỹ, EU. Còn sản phẩm thép đã có tiếng tại một số thị trường và công nghệ sản xuất thép được đầu tư hiện đại, có thể cạnh tranh với đối thủ.
Ông Vũ Bá Phú khẳng định, thời gian tới, công tác XTTM sẽ thực hiện có trọng tâm, trọng điểm hơn. Cục sẽ phân nhóm ngành, doanh nghiệp và sản phẩm để hỗ trợ, không để xảy ra tình trạng hỗ trợ tràn lan, vừa tốn kém vừa không hiệu quả.
"Đối với nhóm ngành, doanh nghiệp đã trưởng thành, chúng tôi sẽ hỗ trợ phát triển công tác truyền thông, thương hiệu. Đối với đối tượng cần tìm kiếm, mở rộng thị trường sẽ hỗ trợ tham gia các hội chợ triển lãm, giao thương...", ông Phú nói.
Theo Hoàng Dương/Báo Tin tức
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu các mặt hàng hải sản (trừ cá biển) của Việt Nam sang các thị trường, nhất là EU có xu hướng giảm rõ rệt trong thời gian gần đây.
Giá tôm thẻ chân trắng ở ĐBSCL hiện đã giảm dưới giá thành, chỉ còn 40.000-50.000 đồng/kg khiến nhiều người nuôi thua lỗ, phải “treo ao”. Mục tiêu xuất khẩu tôm 10 tỉ USD đã lao đao.
Chính quyền Bắc Kinh vừa thông báo tháo dỡ biện pháp chống phá giá đối với mặt hàng bo bo. Dấu hiệu giảm nhiệt nguy cơ chiến tranh thương mại đã xuất hiện từ Trung Quốc.
Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp 4 tháng đầu năm 2018 đạt 12,3 tỷ USD, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2017.
Thị trường hàng hóa bước vào giai đoạn khởi sắc kể từ giữa tháng 6 năm ngoái khi giá dầu bắt đầu đi lên từ đáy 40 USD/thùng. Sau giai đoạn ổn định giá trong tháng 2 và tháng 3, thị trường hàng hóa tiếp tục chứng kiến các đợt tăng giá mạnh mẽ, đặc biệt là trong ngành năng lượng và kim loại.
Tổng thống Mỹ Donald Trump chiều 8/5 đã quyết định rút Mỹ khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran, động thái được cho là có thể sẽ lại thổi bùng nguy cơ xung đột tại Trung Đông, đẩy kinh tế Iran vào cảnh khó khăn hơn.
Các chuyên gia cảnh báo, nếu không chú trọng đến chất lượng, đáp ứng quy định xuất khẩu thì hàng hóa Việt Nam sẽ khó vào được các thị trường lớn, nhất là khi các "hàng rào" chất lượng và kỹ thuật ngày một nhiều và khó khăn hơn.
Các nhà phân tích cho rằng với mức tăng trưởng hàng năm ước tính 6,1% thì thị trường hồ tiêu thế giới có thể đạt giá trị hơn 5,7 tỷ USD vào cuối năm 2024.
Thời gian qua, hoạt động của các sở Giao dịch hàng hóa nhìn chung chưa thực sự sôi động và chưa tương xứng với tiềm năng nền kinh tế nước ta.
Dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho thấy trong hai tuần từ ngày 5 đến 19-4),Trung Quốc đã hủy mua 62.690 tấn đậu nành từ Mỹ.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự