Cuộc chiến về quy tắc xuất xứ xe hơi giữa bộ tứ Nhật Bản – Mỹ – Canada – Mexico đang đến hồi cao trào, và lợi ích cục bộ là những nút thắt rất khó tháo gỡ để có thể đưa hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) về đích như dự liệu.

Thay vì thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc, đà trượt giá của nhân dân tệ làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu kim loại toàn cầu.
Năm 2015, Trung Quốc – nước sản xuất nhôm và thép lớn nhất thế giới – phải tăng cường xuất khẩu các kim loại này do nguồn cung dư thừa và kinh tế tăng trưởng trì trệ. Trong 7 tháng đầu năm, xuất khẩu nhôm của Trung Quốc tăng 28,3% lên 2,87 triệu tấn và xuất khẩu thép tăng 26,6% lên 62,13 triệu tấn, theo số liệu của Viện nghiên cứu Citi.
Để thúc đẩy xuất khẩu mạnh hơn, chính phủ Trung Quốc tuần trước đã quyết định phá giá nhân dân tệ, khiến đồng tiền này giảm 3% so với USD. Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích thị trường lại nghi ngờ về tác động tức thời của cơ chế tỷ giá mới lên xu hướng thương mại của ngành kim loại ở Trung Quốc. Họ cho rằng, đà trượt giá của nhân dân tệ vẫn chưa đủ mạnh để thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc, mà thay vào đó lại làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu kim loại.
Trong vài năm gần đây, thị trường kim loại toàn cầu bắt đầu nhận thấy tác động từ tình trạng dư thừa nguồn cung tại Trung Quốc. Các doanh nghiệp sản xuất kim loại lớn của Trung Quốc tiếp tục tăng năng suất hoạt động trong khi nhu cầu tiêu thụ, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản, ngày càng suy yếu. Kết quả là, thép Trung Quốc tràn lan trên các thị trường thế giới với giá rất rẻ.
Đây đang là vấn đề gây đau đầu đối với các doanh nghiệp sản xuất thép tại nhiều quốc gia. Các chính trị gia tại Mỹ, châu Âu và Ấn Độ thậm chí còn kêu gọi thực hiện các biện pháp thương mại mang tính trừng phạt Trung Quốc. Riêng Ấn Độ đã tăng thuế nhập khẩu một số sản phẩm làm từ thép trong tuần trước.
Ngành thép của Mỹ cũng đang nỗ lực giải quyết thách thức đến từ Trung Quốc. Nhiều doanh nghiệp sản xuất thép của Mỹ cho biết, giá thép nhập khẩu giảm khiến họ cũng phải hạ giá thành trong nước, tạm thời đóng cửa các nhà máy và cắt giảm hàng nghìn nhân sự. Thậm chí cả Nhật Bản và Hàn Quốc cũng chịu ảnh hưởng gián tiếp khi phụ thuộc lớn vào thị trường Mỹ.
Một nhóm các doanh nghiệp sản xuất thép của Mỹ, gồm United States Steel, Nucor, Steel Dynamics, ArcelorMittal USA, AK Steel và California Steel Industries, vừa gửi thư phàn nàn lên Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ và Bộ Thương mại Mỹ nhằm tìm cách áp thuế trừng phạt lên thép giá rẻ của Trung Quốc.
Hồi tháng 5/2015, Ủy ban châu Âu cũng áp thuế hải quan với một số sản phẩm thép của Trung Quốc, Nga và một số nước khác. Ngày càng có nhiều kiện cáo về tình trạng Trung Quốc và một số đối tác thương mại bán phá giá sản phẩm, như thép và nhôm, được đệ trình lên Tổ chức Thương mại Thế giới. Con số này đã tăng hơn 2 lần so với năm 2010.
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc các doanh nghiệp sản xuất kim loại của Trung Quốc thâu tóm thêm bao nhiêu thị phần sẽ phục thuộc vào khả năng liệu nhân dân tệ có tiếp tục giảm sâu hơn trong tương lai. Tuy nhiên theo nhận định của giám đốc Ilya Feygin tại công ty Wallachbeth Capital, Trung Quốc cần phải kiểm soát đà trượt giá của nhân dân tệ từ thời điểm này và giải quyết rủi ro xung quanh để đảm bảo ổn định tài chính.
Bên cạnh xuất khẩu, nhân dân tệ suy yếu đang dấy lên những lo ngại về chi phí nhập khẩu tính theo đồng tiền này sẽ tăng cao. Tuy nhiên, giá hàng hóa toàn cầu giảm mạnh kể từ sau quyết sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, Tuần trước, giá dầu thô trên sàn Nymex đã xuống thấp nhất 6 năm rưỡi ở 41,35 USD/thùng. Giá hợp đồng đồng và nhôm trên sàn London Metal Exchange cũng bắt đáy 6 năm và lần lượt giảm 19% và 15% tính đến thời điểm hiện tại của năm 2015. Giá thép toàn cầu cũng được dự báo sẽ giảm mạnh, theo chuyên gia phân tích Ivan Szpakowski tại Citi.
Cuộc chiến về quy tắc xuất xứ xe hơi giữa bộ tứ Nhật Bản – Mỹ – Canada – Mexico đang đến hồi cao trào, và lợi ích cục bộ là những nút thắt rất khó tháo gỡ để có thể đưa hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) về đích như dự liệu.
"Thị trường bán lẻ ở Việt Nam là yếu tố cực kỳ quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của thị trường bán buôn. Thị trường bán lẻ đi trước và tạo điều kiện cho bán buôn và đầu tư xét trên tổng thể", bà Usa Wijarurn, Tham tán thương mại - đại diện Phòng thương mại Thái Lan tại Hà Nội cho biết.
Sự xâm nhập mạnh mẽ của các hãng bán lẻ ngoại thông qua các thương vụ M&A đang “đe dọa” chính các nhà sản xuất nội địa khi hàng nhập khẩu rộng đường hơn để vào thị trường.
Chỉ số môi trường kinh doanh (BCI) của các công ty Châu Âu đã cải thiện đáng kể do các nhà đầu tư kỳ vọng Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam – EU có thể mang lại triển vọng trong tương lai.
Xe máy với động cơ dung tích trên 150cc sẽ được miễn thuế sau 7 năm, ôtô sau 10 năm; Toàn bộ hàng dệt may EU vào Việt Nam sẽ được miễn thuế...là những thông tin đáng chú ý.
Hiệp định thương mại đạt được sau gần 3 năm đàm phán được kỳ vọng giúp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, tăng GDP và xuất khẩu, củng cố tiềm năng tăng trưởng và cán cân thanh toán vãng lai.
Theo CBRE, những thương hiệu mới đang thực hiện cam kết bước đầu để tiến hành những dự án trong tương lai, điều này chứng tỏ niềm tin vào thị trường Việt Nam đang được cải thiện.
Hiệp định thương mại tự do VN - EU (EVFTA) kết thúc đàm phán. Nhiều nhóm ngành hàng như dệt may, thủy sản, đồ gỗ... do thuế suất về 0% sẽ rộng cửa vào thị trường EU.
Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ giúp hàng hóa Trung Quốc giá nguyên vật liệu giảm sẽ có lợi cho Việt Nam. Trong khi đó, việc Ngân hàng Nhà nước nới biên độ tỷ giá chỉ có tác dụng về tâm lý chứ không hỗ trợ nhiều cho xuất khẩu.
Mặc dù cơn lốc bò Úc NK nguyên con thời gian qua tràn vào Việt Nam như vũ bão, tuy nhiên ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi nhận định điều này không phải quá lo ngại, và chăn nuôi bò thịt trong nước sẽ vẫn trụ vững.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự