Để có đủ nguồn nguyên liệu cho hoạt động xuất khẩu, Việt Nam đã chọn Campuchia làm nơi cung cấp lâu dài. Nhưng với sự lớn mạnh nhanh chóng của “người cung cấp”, ý tưởng này đang có nguy cơ bị “phá sản”.

Cuộc khẩu chiến gần đây giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Đức Angela Merkel làm giới giám đốc tài chính (CFO) thế giới lo lắng về một cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc kinh tế.
Theo CNBC, CFO một số doanh nghiệp lớn nhất thế giới cho biết họ đang gặp rắc rối vì mối quan hệ “cơm không lành, canh không ngọt” giữa Washington và Berlin trong vấn đề khí hậu, thương mại và quốc phòng.
Hơn 64% CFO thế giới, làm việc trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, được khảo sát cho biết họ “khá quan tâm” hoặc “rất lo ngại” về quan hệ căng thẳng giữa kinh tế Mỹ và Đức. Dù vậy, 30,8% CFO cho hay họ không lo gì về việc lời nói của Tổng thống Trump sẽ dẫn đến một cuộc chiến thương mại với Đức.
Khảo sát CNBC Global CFO lấy ý kiến của 39 giám đốc tài chính công ty lớn trong thời gian từ ngày 2.6 đến 16.6. Hội đồng CNBC Global CFO có mặt đại diện của một số doanh nghiệp đại chúng và tư nhân lớn nhất thế giới, cùng quản lý hơn 4.000 tỉ USD giá trị vốn hóa thị trường trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau.
Trước đó, tại cuộc gặp với giới chức Liên minh châu Âu (EU) hồi cuối tháng 5, báo giới đưa tin ông Trump mô tả chính sách thương mại của Đức với Mỹ là “rất, rất xấu”. Nhà Trắng sau đó phủ nhận thông tin này song ông Trump từ lâu đã thể hiện sự thất vọng trong vấn đề thặng dư thương mại giữa Đức và Mỹ, cho rằng hàng nhập khẩu Đức khiến ngành sản xuất Mỹ chịu thiệt.
Trong tháng 1, Tổng thống Mỹ dọa áp thuế 35% lên ô tô nhập khẩu từ Đức. “Nếu bạn muốn sản xuất ô tô trên thế giới, tôi chúc bạn những điều tốt đẹp nhất. Bạn có thể sản xuất xe ở Mỹ, nhưng với mỗi chiếc xe nhập khẩu vào Mỹ, bạn phải trả thuế 35%”, ông nói trong bài phỏng vấn với báo Bild của Đức.
Bà Merkel vừa phản pháo lời chỉ trích của Tổng thống Mỹ trong tuần này và xuất hiện cùng nhà ngoại giao Mỹ gốc Đức Henry Kissinger. Thủ tướng Đức cho hay mối quan hệ giữa hai nước nên tập trung hơn vào sự cân bằng lợi ích và các điểm đôi bên cùng có lợi.
Ngoài vấn đề kinh tế Đức - Mỹ, CFO cũng được hỏi về quan điểm của họ với kết quả Brexit một năm sau cuộc trưng cầu dân ý. Hơn 1/3 CFO cho biết họ lạc quan hơn về giải pháp Brexit ở thời điểm hiện tại. Các cuộc đàm phán chính thức về việc “Anh chia tay EU” vừa bắt đầu hồi đầu tuần này.
Thu Thảo
Theo Thanhnien.vn
Để có đủ nguồn nguyên liệu cho hoạt động xuất khẩu, Việt Nam đã chọn Campuchia làm nơi cung cấp lâu dài. Nhưng với sự lớn mạnh nhanh chóng của “người cung cấp”, ý tưởng này đang có nguy cơ bị “phá sản”.
Hai siêu cường kinh tế lớn của thế giới có thể sẽ sớm vấp phải những bất đồng trong quan hệ thương mại.
"Doanh nghiệp Hàn Quốc đang sản xuất những ngành tiên tiến hơn Việt Nam. Khi đó, doanh nghiệp Việt Nam muốn vươn lên sẽ khó hơn."
Nghiên cứu hàng rào phi thuế quan nói chung và hàng rào kỹ thuật trong thương mại nói riêng giúp chúng ta tìm ra hướng tiếp cận tối ưu thị trường quốc tế và khu vực. Bài viết đưa ra khung lý thuyết về hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế và gợi mở một số vấn đề trong việc hoàn thiện hệ thống các công cụ bảo hộ phi thuế quan ở nước ta trong điều kiện hội nhập.
Việc tham gia các hiệp định thương mại tự do mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới nhưng thực tế, con đường này lại không đơn giản
Sau gần một năm Hiệp định thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á- Âu (EAEU) có hiệu lực, hơn 90% các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước Nga, Belarus… được miễn hoặc giảm thuế, đồng thời tiếp cận thị trường có hơn 183 triệu dân.
Mặc dù đã đạt được thành tích tăng trưởng vượt bậc trong nhiều năm nhưng ngành lúa gạo vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức và rào cản về chính sách khiến năng lực cạnh tranh bị giảm sút.
Mới đây, lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Trung Quốc đặt mục tiêu đưa kim ngạch thương mại hai chiều hai nước lên 100 tỉ đô la Mỹ/năm và hướng tới sự cân bằng.
Với tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức ấn tượng và tầng lớp trung lưu ngày một gia tăng, nhu cầu hàng hóa của Trung Quốc vẫn là rất lớn.
Mỹ là nhà sản xuất dầu lớn thứ 3 thế giới, và ít phụ thuộc hơn vào nguồn dầu nhập khẩu so với bất kì thời điểm nào trong 40 năm qua.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự