Điểm yếu trong sản xuất kinh doanh của các DN Việt Nam hiện nay chính là quy tắc xuất xứ.

Làn sóng bảo hộ trên toàn thế giới, nhất là tại các thị trường mới nổi, đang tác động bất lợi tới thương mại toàn cầu cũng như đe dọa kéo dài chiều hướng tăng trưởng chậm lại của kinh tế thế giới. Xu hướng bảo hộ đáng lo ngại hiện nay cũng có thể làm đảo ngược tiến trình toàn cầu hóa, trong đó Ấn Độ, Nga và Mỹ được coi là những tác nhân chính.
Theo số liệu thống kê của tổ chức nghiên cứu và cung cấp thông tin thương mại toàn cầu Global Trade Alert (GTA), chính phủ các nước đã đưa ra 539 biện pháp bảo hộ trong 10 tháng đầu năm 2015, nhiều hơn con số 407 biện pháp bảo hộ cùng kỳ năm 2014 và 183 biện pháp được triển khai trong các tháng 1-10/2012.
David Lubin, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu kinh tế các thị trường mới nổi của tập đoàn ngân hàng và dịch vụ tài chính Citigroup (Mỹ), nhận định: “Rõ ràng chủ nghĩa bảo hộ leo thang kể từ năm 2012. Tiến trình toàn cầu hóa đang bị đe dọa”. Đồng thời, ông cũng tỏ ra lo ngại về khả năng tái diễn câu chuyện hồi thập niên 1950 và 1960, khi đó nhiều nước đã áp đặt hình thức bảo hộ là thay thế hàng nhập khẩu bằng hàng hóa công nghiệp sản xuất trong nước.
Đồng tình với quan điểm trên, Giáo sư kinh tế thuộc trường đại học St Gallen, Simon Evenett nhấn mạnh “chính phủ nhiều nước trên thế giới cũng đang trở lại chính sách thúc đẩy sản xuất hàng hóa công nghiệp để thế chân hàng nhập khẩu, đồng thời thắt chặt quy định về tỷ lệ nội địa hóa và trợ giá hàng xuất khẩu. Sự kết hợp của những động thái này đang tạo ra mối quan ngại không nhỏ”.
Theo vị giáo sư này, đây là hành động thường thấy trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng yếu. Thực tế cho thấy các biện pháp bảo hộ đã gia tăng từ năm 2013, khi kinh tế thế giới bắt đầu tăng trưởng chậm lại và 2015 là năm mà chủ nghĩa bảo hộ trở nên trầm trọng hơn nhiều so với những năm trước đó.
Báo cáo phân tích của GTA chỉ ra rằng phần lớn tình trạng đình trệ này bắt nguồn từ làn sóng bảo hộ đang "dâng lên". GTA nêu ra 28 sản phẩm, trong đó mỗi sản phẩm “đóng góp” vào việc khiến thương mại toàn cầu giảm tối thiểu 0,5% trong khoảng thời gian từ tháng 10/2014 đến tháng 6/2015; tám sản phẩm trong số này là hàng hóa nguyên liệu, số còn lại là đồ chơi, TV, hàng dệt may, giày dép…
Theo đánh giá của GTA, chính phủ các nước hiện áp đặt tương đối ít các biện pháp bảo hộ mới theo kiểu tăng thuế và áp đặt hạn ngạch nhập khẩu. Thay vào đó, họ có xu hướng triển khai các gói cứu trợ hoặc viện trợ nhà nước, một động thái có thể làm giảm đà tăng nhập khẩu thông qua việc vực dậy các ngành trong nước đang làm ăn thua lỗ, song đồng thời cũng góp phần hỗ trợ xuất khẩu.
Giáo sư Evenett nhấn mạnh tới một xu hướng mà chính phủ các nước thường áp dụng hiện nay là triển khai các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu, như cung cấp các khoản cho vay lãi suất thấp, thay vì hạn chế nhập khẩu. Ông nói: “Mọi người hay đề cập đến việc bảo hộ dưới hình thức hạn chế nhập khẩu, giờ đây chúng ta đang nói nhiều đến bảo hộ như là một phương thức để thúc đẩy xuất khẩu. Đây là điểm mới. Tuy nhiên, mức độ trợ giá xuất khẩu cũng là một điểm đáng lo ngại”.
Một trong những ví dụ của xu hướng này là việc Brazil áp mức hoàn thuế xuất khẩu 3% hay như Trung Quốc và Ấn Độ áp chính sách hoàn thuế nhập khẩu đối với các nguyên liệu được dùng để sản xuất các thành phẩm phục vụ xuất khẩu. Theo Giáo sư Evenett, đây là những giải pháp mà chính phủ các nước đang áp dụng, bởi phạm vi hiệu lực và ảnh hưởng của chính sách tài chính và chính sách tiền tệ cũng có phần bị hạn chế. Hơn nữa, khuyến khích xuất khẩu còn góp phần tích cực vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Việc chính phủ một nước thực thi các biện pháp khuyến khích xuất khẩu sẽ tạo điều kiện cho các nhà xuất khẩu trong nước giành thị phần của các đối thủ khác. Tuy nhiên, Giáo sư Evenett cho rằng một số nhà xuất khẩu hiện cũng do dự đôi phần khi giành các hợp đồng này, bởi bản thân họ không dám chắc rằng liệu họ có phải cạnh tranh với đối thủ được trợ giá hay không?
Ngoài ra, giáo sư cũng lưu ý rằng việc nhiều nước tiến hành các biện pháp khuyến khích xuất khẩu cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho hàng hóa xuất khẩu giảm mạnh trong 18 tháng qua. Một nguyên nhân khách quan khác là sự rớt giá đáng kể của hàng hóa nguyên liệu trong thời gian qua.
Có lẽ, một trong những bất ngờ lớn nhất mà báo cáo phân tích của GTA đưa ra là Trung Quốc, vốn là một ví dụ điển hình về bảo hộ, trên thực tế lại là nạn nhân lớn nhất của trào lưu áp đặt các hạn chế thương mại.
Theo ước tính của GTA, gần một nửa số biện pháp bảo hộ thương mại được áp dụng trong khoảng thời gian từ tháng 11/2008 đến tháng 10/2015 đã gây ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích thương mại của Trung Quốc. Theo Giáo sư Evenett, tuy Trung Quốc áp đặt các hạn chế thương mại ít hơn so với Ấn Độ, Nga và Mỹ, song nước này lại là nước thúc đẩy mạnh mẽ các biện pháp khuyến khích xuất khẩu hơn cả.
Trong khi đó, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu kinh tế các thị trường mới nổi của Citigroup, ông Lubin nhắc lại quan điểm rằng sẽ là một thất bại trong chiến lược phát triển nếu các nước trở lại trào lưu áp đặt các biện pháp bảo hộ dưới hình thức thay thế hàng nhập khẩu bằng hàng hóa công nghiệp sản xuất trong nước.
Thương mại toàn cầu chững lại trong 18 tháng qua, kim ngạch thương mại quy ra đồng USD giảm mạnh. Theo số liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), thương mại toàn cầu trong năm 2015 sụt giảm đáng kể, với xuất khẩu giảm 11,3% và nhập khẩu giảm 13%.
Trong đó hầu hết các thành viên thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đều chứng kiến xuất nhập khẩu thụt lùi. Trong quý IV/2015, tổng kim ngạch xuất khẩu của G20 giảm 1,6%, ghi dấu quý giảm thứ 6 liên tiếp, trong khi nhập khẩu giảm 1,9% (quý giảm thứ 7 liên tiếp).
Kim Dung tổng hợp
(Thời báo Ngân hàng)
Điểm yếu trong sản xuất kinh doanh của các DN Việt Nam hiện nay chính là quy tắc xuất xứ.
Ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán TPP của Việt Nam chia sẻ tại hội thảo “Đối thoại TPP – Cơ hội nào cho DN tại Việt Nam” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp cùng Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM và Công ty Kiểm toán KPMG Việt Nam tổ chức tại TP.HCM ngày 17-3.
Năm 2015, trong số 200 quốc gia và vùng lãnh thổ mà Việt Nam có quan hệ thương mại, có 29 thị trường có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, với tổng giá trị 147 tỷ USD, chiếm hơn 90% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Theo thuyết đỉnh cầu của dầu mỏ, tổng lượng dầu tiêu thụ toàn cầu sẽ chạm đỉnh trong vòng 20-25 năm tới và từ đó bắt đầu đi xuống.
Sau hơn hai tháng kể từ khi Hiệp định thương mại tự do (FTA) VN - Hàn Quốc (VKFTA) có hiệu lực, nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đang “chạy nước rút” để tận dụng những ưu đãi mà FTA này mang lại.
“Có cán bộ hải quan gây khó khăn làm thiệt hại hàng tỷ đồng nhưng không ai chịu trách nhiệm. Công chức làm sai nhưng nhân dân chịu mất mát”, PGS.TS Nguyễn Hoàng Ánh, giảng viên ĐH Ngoại thương cho biết.
Hàng tiêu dùng Việt Nam vẫn loay hoay đương đầu với hàng Trung Quốc, Thái Lan trên sân nhà.
Cơ chế giải quyết tranh chấp là công cụ đặc biệt quan trọng bảo vệ nền thương mại tự do. Mọi cuộc tranh chấp thương mại đều có tác dụng nhất định đối với các bên liên quan.
Trong hai năm qua, giá dầu thế giới đã giảm gần hai phần ba. Bài viết sẽ đưa ra các lý do chính gây ra sự thay đổi của thị trường năng lượng toàn cầu.
Ngành mía đường Việt Nam không chỉ thua Thái Lan mà còn thua các nước trên thế giới quá nhiều mặt.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự