tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Nước trái cây lên men cũng được xem là sản phẩm rượu?

  • Cập nhật : 02/09/2015

(Tin kinh te)

Trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu cho mặt hàng nước trái cây lên men có độ cồn tối đa 5%, các doanh nghiệp và các chi cục hải quan cửa khẩu- Cục Hải quan TP.HCM đang gặp vướng về thủ tục nhập khẩu đối với mặt hàng này.

Theo Cục Hải quan TP.HCM, doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng nước trái cây lên men có độ cồn tối đa 5%, mã số HS là 2206, đóng thuế tiêu thụ đặc biệt 25% theo thuế suất rượu có nồng độ cồn dưới 20%, đã thực hiện công bố hợp quy, công bố phù hợp vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành. Kết quả giám định được kết luận là nhóm đồ uống đã lên men.

nuoc trai cay len men cung duoc xem la san pham ruou?

Nước trái cây lên men cũng được xem là sản phẩm rượu?

Tuy nhiên, căn cứ Nghị định 94/2012/NĐ-CP ngày 12-11-2012 của Chính phủ, tại khoản 1 Điều 3 quy định “sản phẩm rượu” là đồ uống có cồn thực phẩm. Sản phẩm rượu được sản xuất từ quá trình lên men (có hoặc không chưng cất) từ tinh bột của các loại ngũ cốc, dịch đường của cây và hoa quả, hoặc được pha chế từ cồn thực phẩm.

Theo quy định, sản phẩm rượu không phân biệt nồng độ cồn là bao nhiêu. Căn cứ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống có cồn thì phân loại rượu vang là đồ uống có cồn thu được từ quá trình lên men từng phần/hoàn toàn từ nho tươi không qua chưng cất, độ rượu không dưới 8,5% tính theo thể tích.

Trong thực tế hiện nay, mặt hàng nước trái cây lên men có hạn sử dụng ngắn, giá thành thấp, được bán rộng rãi trên thị trường các nước, không hạn chế độ tuổi sử dụng (Trong khi đó, nhóm mặt hàng rượu quy định đối tượng sử dụng từ 18 tuổi trở lên, ở Mỹ từ 21 tuổi trở lên). 

Chính vì thế, nếu mặt hàng nước trái cây lên men cũng được xem là sản phẩm rượu thì phải được điều chỉnh tại Nghị định 94/2012/NĐ-CP của Chính phủ, khi nhập khẩu phải có chứng từ hợp pháp theo quy định hiện hành và thực hiện quy định về dán tem rượu nhập khẩu theo quy định tại Điều 15 của Nghị định này. Nếu thực hiện như vậy, doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng nước trái cây lên men sẽ phải tăng thêm chi phí, đẩy giá thành nhập khẩu lên cao.

Từ thực tế trên, Cục Hải quan TP.HCM cho rằng, đối với việc nhập khẩu mặt hàng nước trái cây lên men, về chính sách thuế, thực hiện theo danh mục biểu thuế quan hài hòa ASEAN, mã phân loại hàng hóa cấp theo 8 số, được áp mã số HS vào phân nhóm 2206, thực hiện thu thuế tiêu thụ đặc biệt 25% theo thuế suất rượu có nồng độ cồn dưới 20 độ.

Về chính sách XNK, doanh nghiệp thực hiện công bố hợp quy, công bố phù hợp vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành, hàng phải kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi thông quan.

Khi nhập khẩu nước trái cây lên men, không áp dụng chính sách như nhập khẩu rượu. Cụ thể, không áp dụng giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu mới được nhập khẩu trực tiếp rượu; không áp dụng giấy chỉ định hoặc ủy quyền nhà phân phối, nhà nhập khẩu của chính hãng sản xuất, kinh doanh hoặc hợp đồng đại lý của hãng sản xuất, kinh doanh mặt hàng đó; không thực hiện quy định về dán tem rượu nhập khẩu theo quy định tại Điều 15 và Điều 20 Nghị định 94/2012/NĐ-CP của Chính phủ.

Cục Hải quan TP.HCM đề xuất Tổng cục Hải quan xem xét, kiến nghị Bộ Công Thương có ý kiến điều chỉnh chính sách XNK phù hợp với tình hình phát triển hiện nay, trong đó có mặt hàng nước trái cây lên men, nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động XNK hàng hóa của doanh nghiệp.

(Theo Trung tâm thông tin CN& TM Bộ Công Thương)

Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • 10 lời khuyên để có được đơn đặt hàng xuất khẩu1

    10 lời khuyên để có được đơn đặt hàng xuất khẩu

    Có được một đơn đặt hàng xuất khẩu là nhiệm vụ chủ yếu của bất kỳ doanh nghiệp xuất khẩu nào. Mỗi doanh nghiệp hay công ty có chiến lược thị trường của riêng mình để có được đơn đặt hàng xuất khẩu. Nếu không nhận được đơn đặt hàng xuất khẩu, công ty không thể tồn tại.

  • Một số vấn đề cần lưu ý khi kinh doanh tại Myanmar2

    Một số vấn đề cần lưu ý khi kinh doanh tại Myanmar

    Luật điều chỉnh hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, vận tải hành khách và hàng hóa của các tổ chức nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và cá nhân người Myanmar thực hiện theo Đạo Luật Xuất - Nhập khẩu năm 1947 và có hiệu lực cho đến ngày nay.

  • Một số yếu tố pháp lý khi làm ăn với đối tác Hoa Kỳ3

    Một số yếu tố pháp lý khi làm ăn với đối tác Hoa Kỳ

    Các vấn đề thường gặp phải đối với doanh nghiệp làm ăn tại Hoa Kỳ là bị chiếm đoạt tiền bán hàng, chiếm đoạt quyền sở hữu trí tuệ, bị kiện hay thất bại trong việc giao hàng vì nhiều nguyên nhân. Người bị hại là các doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài, trong đó có Viêt Nam. Khi đó, doanh nghiệp nước ngoài thường nghĩ tới việc kiện đối tác lên tòa án, luật sư hay trọng tài. Tuy nhiên để kiện thắng, doanh nghiệp phải hiểu biết về luật pháp và các chính sách thương mại của Hoa Kỳ.

  • Mười sai lầm thường gặp trong xuất khẩu4

    Mười sai lầm thường gặp trong xuất khẩu

    Một số doanh nghiệp cho rằng chủng loại hàng hoá của họ ở đâu cũng phù hợp cả. Họ không tiến hành nghiên cứu về sức cạnh tranh và giá cả. Nghiên cứu này có thể chỉ đơn giản là một ngày kiểm tra cửa hàng ở thị trường mục tiêu. Tôi nhớ có lần tranh luận với một nhà sản xuất hàng đầu của thương hiệu Indian Food về những cơ hội xuất khẩu sang Mỹ Latinh. Ông đã không tin rằng thị trường cho các loại thực phẩm Ấn Độ là quá nhỏ, bởi vì ông đã không tiến hành nghiên cứu hoặc khảo sát thị trường.

  • Lời khuyên cho các nhà xuất khẩu mới5

    Lời khuyên cho các nhà xuất khẩu mới

    Bán hàng quốc tế rất phức tạp, nhưng mọi thứ sẽ dễ dàng hơn khi làm theo hướng dẫn và được đào tạo phù hợp. 5 lĩnh vực nghiên cứu quan trọng mà các nhà xuất khẩu mới cần phải có trước khi bắt đầu hoạt động bán hàng quốc tế là:

  • Quản lý nhập khẩu: Lúng túng với hàng rào phi thuế quan6

    Quản lý nhập khẩu: Lúng túng với hàng rào phi thuế quan

    Mặc dù đã có nhiều biện pháp quản lý NK được đề ra nhưng những biện pháp này dường như vẫn chưa được sử dụng hiệu quả.

  • Hưởng ưu đãi từ VJEPA: Doanh nghiệp cần làm gì?7

    Hưởng ưu đãi từ VJEPA: Doanh nghiệp cần làm gì?

    Là đối tác xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam, Nhật Bản thực sự là thị trường mà các doanh nghiệp cần chú trọng và lưu tâm, đặc biệt là các ưu đãi từ Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA). Song, vấn đề đặt ra là doanh nghiệp cần đáp ứng được những yêu cầu khá khắt khe từ phía thị trường này.

  • Thực hiện các cam kết tự do hóa thương mại đối với Việt Nam8

    Thực hiện các cam kết tự do hóa thương mại đối với Việt Nam

    Thực hiện chủ trương mở rộng thị trường nội địa, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, thời gian qua Việt Nam đã tích cực tham gia các hiệp định thương mại quốc tế và khu vực, ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương, tận dụng được nhiều cơ hội lớn thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo thêm việc làm cho xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các cam kết thương mại, Việt Nam gặp không ít thách thức do năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như của cả nền kinh tế còn nhiều hạn chế.

  • Lộ trình cắt giảm thuế - Thời cơ vàng cho doanh nghiệp Việt9

    Lộ trình cắt giảm thuế - Thời cơ vàng cho doanh nghiệp Việt

    Đầu năm 2016, Hiệp định FTA Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU) có hiệu lực là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường gần 180 triệu dân của EAEU. Đây quả là mảnh đất màu mỡ đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là đối với những nhóm ngành hàng như dệt may, da giày, nông, lâm, thủy sản… là những nhóm hàng được cho là hưởng lợi nhiều nhất. Để nắm bắt cơ hội này, doanh nghiệp Việt cũng cần phải nắm chắc lộ trình cắt giảm thuế để tận dụng tối đa cơ hội này.

  • Lộ trình cắt giảm thuế quan trong các FTA10

    Lộ trình cắt giảm thuế quan trong các FTA

    Năm 2015 được coi là năm bản lề trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Đây cũng là năm khởi đầu của lộ trình cắt giảm thuế quan ở mức cao nhất và tiến tới thực hiện cam kết cuối cùng về xóa bỏ thuế suất thuế nhập khẩu trong các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết như Hiệp định ATIGA vào năm 2018, ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) năm 2020 và ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) năm 2021.