tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Một số vấn đề cần lưu ý khi kinh doanh tại Nam Phi

  • Cập nhật : 06/09/2015

(Cam nang xuat khau)

MỘT SỐ QUI ĐỊNH VỀ MỞ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN HOẶC CHI NHÁNH

Công ty Việt Nam muốn mở văn phòng đại diện (VP) hoặc chi nhánh (CN) tại Nam Phi cần phải có các loại giấy tờ sau:

-          Hồ sơ công ty mẹ (bao gồm: quyết định thành lập, điều lệ, chức năng, nhiệm vụ…)

-          Quyết định của cơ quan chủ quản cho phép mở VP tại Nam Phi

-          Quyết định bổ nhiệm giám đốc VP hoặc CN

-          Hộ chiếu gốc của giám đốc VP hoặc CN

-          Giấy phép kinh doanh của công ty mẹ

(Tất cả các giấy tờ trên phải được dịch sang tiếng Anh và được công chứng)

-          Chứng nhận địa điểm VP hoặc CN (hợp động thuê hoặc mua nhà tại Nam Phi)

-          Visa làm việc (working visa) cho các cán bộ làm việc tại VP hoặc CN, sau khi VP hoặc CN đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động. Thời hạn được cấp visa thường là một năm và có thể xin gia hạn nếu có nhu cầu

Khi đã có đầy đủ các giấy tờ trên, công ty Việt Nam có thể thuê một công ty Nam Phi làm dịch vụ mở VP hoặc CN với chi phí không quá 200 USD hoặc có thể nhờ Thương vụ Việt Nam tại Nam Phi giúp đỡ mở VP hoặc CN đều tiến hành theo qui định như trên. Giấy chứng nhận đăng ký (Registration certificate) là thủ tục để VP được chấp nhận là hoạt động hợp pháp. Nếu VP muốn chuyển sang CN thì phải tiếp tục xin mã thuế xuất nhập khẩu và thuế VAT.

THỦ TỤC HẢI QUAN

Cơ quan Hải quan

Cục Thuế quan (SARS) được quản lý bởi Ủy viên hội đồng Thuế quan (Commissioner). Hải quan do Tổng giám đốc điều hành (General Manager) chịu trách nhiệm trực tiếp với Ủy viên Hội đồng Thuế quan. Hải quan được chia làm 3 bộ phận: Bộ phận Áp chế Hải quan, Bộ phận chính sách Kinh doanh Hải quan và Bộ phận dịch vụ Thương mại và Dự án (Customs Compliance, Customs Policy and Projects and Trade Services)

Bộ phận Áp chế Hải quan (The Customs Compliance Division) quản lí việc thi hành luật, đại diện là các đội thanh tra và chống buôn lậu.

-          Bộ phận Dự án và Chính sách Kinh doanh Hải quan (The Customs Business Policy and Projects Division) chịu trách nhiệm chuyển đồi luật thành những chính sách và thủ tục ứng dụng trong thực tiễn đồng thời kiểm soát thực thi luật, chính sách và quy trình hải quan và Hệ thống Quản lý Chất lượng Hải quan. Bộ phận này cũng kiêm chức năng đáng giá mức thuế.

-          Bộ phận Dịch vụ Thương mại (The Trade Services Division) chịu trách nhiệm đối với những chúc năng hoạt động như: thúc đẩy hoạt động thương mại, hành chính…

Bộ luật về Cục thuế quan Nam Phi số 34 năm 1997 (South African Revenue Services Act – Act 34 of 1997) được Quốc hội Nam Phi thông qua cùng năm có hiệu lực từ tháng 10 năm 1997.

Nhiệm vụ của cơ quan hải quan

-          Khuyến khích thương mại và du lịch cũng như giám sát việc thực hiện luật trong những ngành này.

-          Quản lý xuất nhập khẩu.

-          Chịu trách nhiệm thu thuế cho Nhà nước.

-          Quản lý các thông tư thương mại, các hiệp dinh quốc tế và các quy định khác liên quan.

-          Chống buôn lậu và vượt biên trái phép thông qua những biện pháp hành chính.

-          Quản lý việc xuất nhập khẩu hàng cấm và hàng nằm trong danh mục quản lý, thay mặt các cơ quan chức năng khác thực thi luật.

Hàng nhập khẩu vào Nam Phi phải đăng ký làm thủ tục hải quan trong vòng 7 ngày kể từ ngày hàng tới Nam Phi. Hàng không khai báo hoặc thông quan trong thời gian đó sẽ dược đưa vào Kho Nhà nước. Một số mặt hàng cần xin giấy phép nhập khẩu của Bộ Công Thương Nam Phi. Nếu Không nộp bảN kê khai, hàng hóa sẽ bị Hải quan tịch thu.

Các cảng được phép làm thủ tục hải quan

Cảng thông quan đường bộ: Beit Bridge, Caledonsport, Ficksburg, Golela, Grolersbrug, Kopfontein, Jeppesreef Lebombo, Mahmba, Mananga, Maseru Bridge, Nakop, Nerston, Oshoek, Qachas’ Nek, Ramtlabama, Skilpadshek, Van Rooyenshek, Vioosdrif

Văn phòng hải quan tại các cảng cạn: Johannesburg, Kimberley, Proteria, pietermarizburg, Upington, Bloemfontein, Stellenbosch, Parrl, Germiston, Mmabatho

Sân bay quốc tế: Cape Town international Airport, Durban international Aiport, Gateway international Airport (Pietersburg),Johannesburg international Airport, Lanseria international Airport, Nelspruit international Aiport, Port Elizabeth international Aiport, Bloemfotein international Airport, Mafikeng international Airport

Cảng biển quốc tế: Cape Town, Durban, East London, Mossel Bay, Port Elizabeth, Richards Bay, Saldanha Bay

Nhập khẩu và thủ tục nhập khẩu

Hàng vào Nam Phi có thể đăng ký theo những dạng như sau:

-          Nhập khẩu vào SACU (Liên minh hải quan Miền Nam Châu Phi – Southern African Customs) đối với những mặt hàng dùng trong gia đình (nộp thuế/ hưởng ưu đãi/ miễn thuế)

-          Nhập khẩu để lưu kho (nợ thuế hoặc để tái xuất)

-          Chuyển qua Nam Phi

-          Tạm nhập vào SACU để chế biến sau đó tái xuất

Thủ tục nhập khẩu

-          Người nhập khẩu/ đại lý cần phải kê khai vào mẫu kê khai hàng nhập khẩu (Bill of Entry). Người nhập khẩu/đại lý chịu trách nhiệm kê khai đầy đủ, toàn bộ và cung cấp tất cả những giấy tờ liên quan Thủ tục hải quan bao gồm: thủ tục chấp nhận và kiểm tra hàng phù hợp với bản kê khai, hóa đơn, vận đơn, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy phép nhập khẩu..., kiểm tra hàng để áp thuế và VAT.

-          Hải quan có thể yêu cầu các chứng từ khác và mẫu hàng

-          Hải quan sẽ giữ hàng lại để các Bộ ngành liên quan kiểm tra như Bộ Y tế, Nông nghiệp, Công Thương...

Kho ngoại quan

Khi hàng tới Nam Phi, nếu các loại thuế liên quan tới nhập khẩu chưa được nộp hàng sẽ dược chuyển vào kho ngoại quan. Mặc dù hải quan không sở hữu kho ngoại quan nhưng có toàn quyền quản lý kho ngoại quan. Chỉ hàng hóa có giấy tờ nộp thuế đầy đủ mới dược ra khỏi kho ngoại quan. Hàng hóa có thề xuất khẩu từ kho ngoại quan.

Đối với những kho+ hàng phục vụ sản xuất hải quan sẽ có chế độ kiểm tra thường xuyên.

Kho Nhà nước do Hải quan quản lý. Hàng nằm trong kho Nhà nước thuộc dạng: không thông quan, hàng cấm. hàng bị tịch thu hoặc không có chủ. Chủ hàng vẫn phải chịu trách nhiệm về chi phí lưu kho bãi.

Mở kho ngoại quan

Tất cả mọi thành phần kể cả cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài đều có thể đăng ký mở kho ngoại quan tại Nam Phi.

Kho ngoại quan Nam Phi được phân thành nhiều loại, tùy theo yêu cầu, mục đích sử dụng khách hàng sẽ sử dụng đơn đăng ký phù hợp với mục đích mở kho ngoại quan. Tuỳ theo từng loại kho mà người đăng ký sử dụng mẫu (đơn đăng ký) khác nhau. Đơn đăng ký chung mở kho ngoại quan sử dụng màu: DA 185.

Tùy mục đích sử dụng cụ thể mà khách hàng có thể đăng ký thêm các đơn kèm theo sau đây:

-          Kho ngoại quan sử dụng cho mục đích chứa hàng hóa (Licensing of a Customs & Exsise Storage Warehouse) sử dụng mật DA 185.08

-          Kho ngoại quan sử dụng cho mục đích tái chế (Licensing of Customs & Excise Special Warehouse): sử dụng mẫu DA 185.09

-          Kho ngoại quan sử dụng cho mục đích sản xuất (Lincesing of Customs & Exsise Manufacturing Warehouse): sử dụng mẫu DA 185.06

-          Nếu là nhà nhập khẩu: sử dụng mẫu DA 185.01

-          Nếu là nhà xuất khẩu: sử dụng mẫu DA 185.02

-          Hoàn thuế: sử dụng mẫu DA 185.03

-          Sản xuất hàng xuất khẩu cho AGOA: sử dựng mẫu Dự t 8~04

-          Đại lý làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa: sư dụng mẫu DA185.010.

Địa điểm đăng ký

Cơ quan quản lý nhà nước: Cục Thuê quan Nam Phi (South African Revenue Service – SARS) - www.sars.gov.za

Tuy nhiên, kho ngoại quan nằm ở tỉnh nào thì khách hàng sẽ tiến hành đăng ký tại hải quan của tỉnh đó

Những quy định của một kho ngoại quan

Không có một quy định chính thức nào đặt ra đối với một kho ngoại quan. Kho ngoại quan có thể nằm Ở bất cứ đâu trong địa phận Nam Phi. Người giám sát (Control1er) sẽ trực tiếp tiến hành kiểm tra, thẩm định và ra quyết định có chấp nhận kho được khách hàng đề nghị sử dụng làm kho ngoại quan hay không. Nguyên tắc chung là kho phải bảo đảm an toàn hàng hóa, chống cháy, chống mất cắp... Tuy nhiên cũng có một số quy định hướng dẫn như sau:

-          Cổng chỉnh của kho phải dẫn ra đường lớn. Cửa chính phải phù hợp với tiêu chuẩn của Nam Phi để hải quan có thể niêm phong.

-          Tất cả các cửa trong kho đều có thể khóa được từ bên trong.

-          Tường phải được xây bằng gạch, đá hoặc bê tông, mái phải được lợp bằng ngói, tôn...

-          Trong trường hợp kho ngoại quan và cửa hàng bán miễn thuế cùng nằm trong một mặt bằng thì phải có vách ngăn có chiều cao đến sát trần kho.

-          Tất cả các cửa sổ, kể cả cửa số ở mái nhà (sky light) đều phải được lắp đặt thêm thanh sắt an ninh.

-          Trong trường hợp sử dụng sân bãi làm kho ngoại quan đề chứa các dạng hàng đóng trong thùng hoặc container..., hàng rào hoặc tường bao quanh phải cao tối thiều 2 (hai) mét.

-          Kho ngoại quan phải trang bị phòng cho cán bộ hải quan làm việc, có bàn, ghế, điện thoại...

Quản lý kho ngoại quan

Nam Phi quản lý kho ngoại quan thông qua biện pháp kinh tế. Do số lượng kho ngoại quan quá nhiều nên Cục Thuế quan quy định phải có sự bảo lãnh về tài chính (Surety Bond). Cục Thuế quan sẽ tính trị giá hàng chứa trong kho trong 3 (ba)  tháng để ước tính giá trị bảo lãnh. Hình thức bảo lãnh có thế do ngân hàng của khách hàng hoặc các công ty bảo hiểm đứng ra .chịu trách nhiệm. Do đó hải quan sẽ không kiểm soát từng lô hàng xuất nhập khẩu qua kho ngoại quan. Thay vào đó khách hàng tự kê khai. Cán bộ kiểm hóa sẽ kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các chứng từ xuất, nhập khẩu và dối chiếu với hàng hóa trong kho cũng như bộ chứng từ giao hàng gốc. Nếu phát hiện khách hàng sai phạm, hải quan sẽ lập tức rút giấy phép kinh doanh và tịch thu tiền đặt cọc (tiền hảo lãnh). 

Một số công ty bảo hiểm tại Nam Phi cung cấp dịch vụ bảo lãnh cho hàng nhập khẩu:

A 1 insurance Company Limited

ABSA insurance Company Limitcd

Aegis insurance Company Limited

African General insurance Company Limited

AiG insurance South Africa Lia

Chuyển hàng theo đường bưu điện

Thủ tục đăng ký hải quan do Bưu điện tiến hành thay mật Cục Thuế quan. Mức thuế nhập khẩu/VAT áp dụng cho những mặt hàng qua đường bưu điện được tính tương đương với hàng hóa khác.

Cảng thông quan được quy định tại 3 điểm  sân bay quốc tế Johannesburg, Cape Town và Durban. Hải quan sẽ cử người tới những địa điểm trên để trợ giúp Bưu điện.

Các mặt hàng có liên quan tới vấn đề sức khỏe thì phải xin máy phép của .Bộ Y tế một số mặt hàng (có danh sách cụ thể) phải xin giấy phép của Bộ Công Thương.

Cơ quan Hải quan có thể giữ hàng hóa cho đến khi nào họ xét thấy tất cả các luật lệ đã được tuân thủ. Trong một số trường họp, Hải quan có thể chuyển vụ việc sang một cơ quan khác đê xin ý kiến về việc giải phóng hàng.

Sau khi đã tiếp nhận bộ hồ sơ đầy đủ, nếu xét thấy cần thiết. hải quan sẽ  tiến hành kiểm tra hàng hóa.

Một số lưu ý

Hàng hóa phải được đóng gói theo tiêu chuẩn xuất khấu và đảm bảo để vận chuyển

-          Hàng quà biếu hoặc quà tặng cũng phải chịu thuế nhập khẩu dựa trên giá trị FOB và phải được đóng gói riêng rẽ.

-          Không đóng lẫn hàng đồ uống hay thực phẩm đóng hộp với hàng hóa khác, nếu không sẽ làm chậm quá trình giao nhận hàng tại Hải quan cũng như có thể phát sinh thêm chi phí

Theo thông lệ của Nam Phi, một đại lý giao nhận thường được thuê để làm các thủ tục cần thiết đối với các lô hàng kinh doanh .Mỗi đại lý vận tải có mã số hải quan của riêng mình. Đồng thời người ta đã thiết lập nên một hệ thống liên lạc qua mạng giữa Hải quan Nam Phi và các công ty giao nhận. Điều này làm giảm thời gian làm thủ tục hải quan xuống còn tối đa 4 ngày làm việc kể từ ngày có đầy đủ chứng từ.

Khi thuê đại lý là hãng tầu hoặc đại lý giao nhận thực hiện các thủ tục nhập khẩu hàng thì cần chú ý thỏa thuận rõ ràng về cước phí tầu biển máy bay, chi phí bốc dỡ hàng khỏi tầu máy bay, chi phí làm thủ tục hải quan, chi phí lưu kho lưu bãi tại kho hải quan và kho của đại lý, chi phí .vận chuyên nội địa, chi phí bốc xếp hàng vào kho của mình. Nếu có được tổng chi phí (Total all – in Charge) là tốt nhất.

Cần phải yêu cầu hãng giao nhận cung cấp giấy “dự kiến giao hàng" để ràng buộc trách nhiệm của họ đối với lô hàng. Đã có trường hợp xảy ra với một số công ty Việt Nam khi sang bên Nam Phi không quy định từ rõ ràng về chi phí vận chuyển và gặp phải tranh chấp không cần thiết. hãng giao nhận luôn giữ hàng cho đến khi được thanh toán hết số tiền chi phí vận chuyển và đó là một lợi thế của họ. Do đó càng thỏa thuận cụ thể bao nhiêu trước khi gửi hàng càng đỡ xảy ra khả năng tranh chấp về vận tải bấy nhiêu. Hóa đơn thương mại và danh sách hàng phải được lập bằng tiếng Anh.

Các chi.tiết về hàng hóa phải được mô tả đầy đủ, tránh việc chỉ đơn thuần nêu tên và nhãn hiệu hàng hóa. Ví dụ, đối với máy móc thì.phải ghi thêm một số chi tiết cơ bản về công suất, năm sản xuất từng danh mục, kể cả quà biếu và tờ rơi, sách quảng cáo công ty... cần phải cung cấp giá FOB của số hàng hóa đó bằng đô la Mỹ trên hóa đơn thương mại và danh sách hàng. Không ghi câu "No commercial value" trong hai chứng từ trên.

Nếu là hàng triển lãm thì cần phải ghi rõ: the invoiced goods are of ... (country)... origin nad are intended for display purpose only at the exhibition site in ... (place)..., South Africa" (hàng hóa trong hóa đơn có xuất xứ từ (nước) và để phục vụ mục đích trung bày tại (địa điểm) ở Nam Phi). Trong mọi trường hợp đều phải chi rõ xuấtt xứ hàng hóa để hải quan lưu trữ dữ liệu

Đối với hàng đồ gỗ cần phải ghi rõ thông tin là dùng trên sàn hay để treo tường và chất liệu của sản phẩm.

Cung cấp đầy đủ số liệu cơ bản cho từng kiện hàng nếu trọng lượng và khối lượng không giống nhau.

Hóa đơn Thương mại và Danh sách hàng phải được gửi đến đại lý vận tải biển ít nhất là 7 ngày trước khi hàng tới cảng/sân bay. Điều này đảm bảo việc giao nhận được đúng thời điểm cần thiết.

Lưu ý: cách tốt nhất đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu là thuê đại lý để làm thủ tục hải quan và vận chyển hàng hóa cho tới kho được yêu cầu

Xuất khẩu

Hải quan có quyền yêu cầu tất cả những chứng từ cần thiết cho lô hàng. Kiểm hóa hải quan có thể được tiến hành tại địa điểm của khách hàng.

Một số mặt hàng bị cấm xuất khẩu hoặc chịu sự kiểm soát của các cơ quan chức năng liên quan. Hải quan có quyền yêu cầu giấy phép xuất khẩu hoặc giấy chứng nhận liên quan (nếu có)

Đối với ngoại tệ từ xuất khẩu, người xuất khẩu cần khai với cơ quan Hải quan theo mẫu F.178 và mẫu NEP. Những mẫu này sau đó được gửi tới Ngân hàng Dự trữ Quốc gia Nam Phi để theo dõi và lưu trữ.

Chuyển tải

Theo qui định của Nam Phi, tất cả hàng hóa đến Nam Phi đều chịu sự quản lý của Hải quan. Thuế nhập khẩu và thuế VAT có thể được thanh toán chậm bằng hình thức bảo lãnh.

Chứng từ chuyển tải: Hàng vào Nam Phi để chuyển tải sang các nước khác phải được chuyển vào kho ngoại quan. Hải quan có thể yêu cầu trình các chứng từ liên quan tới chuyển tải, bao gồm chứng từ vận chuyển và hóa đơn của người cung cấp. Nếu không cung cấp được những chứng từ trên có thể sẽ bị phạt nộp thuế.

Hàng để chế biến gồm:

Hàng miễn thuế

-          Hàng mang vào Nam Phi, được hưởng một phần ưu đãi thuế nhập khẩu và VAT, với điều kiện mục đích sử dụng là để chế biến, sản xuất hoặc sửa chữa và sau đó xuất khẩu

-          Hàng tạm rất khẩu để sản xuất, chế biến hoặc sửa chữa ở nước ngoài sau đó nhập khẩu  được miễn thuế nhập khẩu/ VAT một phần hoặc toàn bộ

-          Hàng nhập khẩu, chế biến sau đó xuất khẩu, sẽ được hoàn thuế nhập khẩu/ VAT (một phần hoặc toàn bộ) đã nộp khi nhập khẩu

-          Hàng tạm nhập cho những mục đích đặc biết để sau đó tái xuất.

Vi phậm luật hải quan

Hình thức phạt

-          Phạt hành chính (Administrative Offences): áp dụng đối với những hành vi không gây ảnh hưởng tới  tài sản quốc gia.

-          Phạt nhẹ (Less Serious Offences): phạt đối với những hành vi không có chủ ý gây ảnh hưởng tới tài sản quốc ra. Những hình phạt này được gọi là "Những hình phạt ngăn ngừa" (Prventative Penalties). Trong trường hợp này phạt để hành vi tương tự không tái phát. 

-          Phạt nặng (Serious Offences): phạt đối với những hành vi phạm nghiêm trọng luật và có.chủ nhằm đạt được  mục đích nhất định như buôn lậu/ trốn thuế

Mức phạt

Trong các điều khoản từ 78 tới 96 của Bộ luật Hải quan Nam Phi nếu rõ dựa vào bản chất của hành vi vi phạm luật hải quan có thể đưa ra mức phạt cao nhất bằng 3 lần giá trị hàng hóa và có thể quy tội tù giam người vi phạm.

Thủ tục pháp lý

Ủy viên Hội đồng của Hải quan sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về xử lý phạt dựa vào quyết định của Hội đồng Hải quan và sẽ. thông báo quyết định này lên hệ thống hải quan của toàn Nam Phi. Nếu người chịu tố không phục có thể kiện lên văn phòng Bộ trưởng hoặc Tòa án Tôi cao Nam Phi (Minister’s Officer or the High Court of South Africa)

GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU

Một số hàng hoá muốn vào Nam Phi phải có giấy phép nhập khẩu, ví dụ như thiết bị đã qua sử dụng, hàng hóa tiêu dùng (thực phẩm, quần áo, hàng dệt, giầy dép, sách báo. . .), các sản phẩm gỗ, giấy các loại, nhiên liệu cho xe ô tô và hàng không các sản phẩm hóa đầu, các sản phẩm công nghiệp khác và các loại nguyên vật liệu nhập khẩu như là các thiết bị vật tư để sản xuất xe ô tô

GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ

Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) hay gọi là DiO (Declaration of Origin) ở Nam Phi được lập theo mẫu Da-59 (Foml Da-59), xác nhận nước xuất xứ của hàng hóa là bắt buộc phải có để có thể vận chuyển một số loại hàng hóa nhập khẩu vào Nam Phi như: các loại hàng phục vụ bàn ăn làm  bằng thép không gỉ (stainless steel tableware), các loại đồ dùng nhà bếp, các đồ gia dụng, các loại cốc chén, bình đựng có đường kính không vượt quá 70mm; sắt và thép chưa mạ, bộ phận lọc khí ô tô xe máy, bộ phận lọc xăng, dầu ô tô xe máy, thiết bị thu sóng radio, điện thoại, thiết bị thu phát sóng radio. Hải quan Nam Phi sẽ thông báo cho nhà nhập khẩu biết có cần phải điền vào mẫu DA-59 hay không và nhà nhập khẩu sẽ báo cho nhà xuất khẩu biết. Một khi mẫu này là cần thiết, nhà xuất khẩu hoặc nhà cung cấp hàng phải xuất trình ít nhất một bản gốc kèm theo với bản gốc hóa đơn hàng (originaì commerecial invoice). CiO không nhất thiết phải có xác nhận của Phòng Thương mại và Công nghiệp hoặc xác nhận của Hải quan.

CÁC LOẠI GIẤY TỜ, HÓA ĐƠN KHÁC

Các giấy tờ. hóa đơn cơ bản cần có để vận chuyển hàng vào Năm Phi bao gồm:

-          Bản gốc hóa đơn hàng (Commercial invoice) ghi rõ giá hàng và lô hàng người nhập khẩu phải trả kèm với giá xuất cảnh của hàng hóa và lô hàng tấm F.O.B. và giá C.i.F )

-           Vận đơn (Bill of lading)

-           Chứng thư bảo hiểm (insurance documents)

-           Phiếu đóng gói (Packing list)

 Có thể nhà nhập khẩu còn yêu cầu thêm một số giấy tờ, chứng từ đặc trưng khác, ít nhất là 3 bản sao hóa đơn hàng phải được gửi trước cho người được ủy quyền nhận hàng trước khi hàng đến cảng nhập.

TÌM KIÊM THÊM THÔNG TIN VỀ THỊ TRƯỜNG NAM PHI

Các thông tin kinh tế, thương mại khác về Nam Phi có thể được cung cấp bởi Cơ quan Ngoại thương Nam Phi (SAFTO) như địa chỉ đã nói ở trên. Đây là cơ quan chuyên trách cung cấp các thông tin kinh tế, thương mại và thị trường, cũng như thông tin các địa chỉ cần liên hệ để tiến hành kinh doanh Ở Nam Phi. Thương vụ Việt Nam tại Nam Phi cũng là một địa chỉ để bạn yêu cầu cung cấp thông tin . . . Ngoài ra, đừng quên Nam Phi đã lập cơ quan đại diện tại Hà Nội - Việt Nam. Đại sứ quán Nam Phi tại Hà Nội và Bộ phận Thương vụ cửa Đại sứ quán Nam Phi sẽ giúp được bạn rất nhiều. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ với Vụ Tây Nam Á - Phi Châu hoặc Cục Xúc tiến Thương mại – Bộ Công Thương và các tổ chức XTTM khác để yêu cầu giúp đỡ.

ĐẠi LÝ, MÔI GiỚI

Nên có một đại lý sở tại nhưng điều này không phải là bắt buộc. Nam Phi cho phép các nhà cung cấp chọn lựa nhiều hình thức đa dạng để phân phối và bán hàng của mình, bao gồm cả việc sử dụng một đại lý hoặc một  nhà phân phối hàng hóa cho bạn hoặc bạn có thể bán hàng thông qua  nhũng nhà bán buôn hoặc các thương gia, bán trực tiếp cho các cửa hàng bách hóa hoặc các nhà bán lẻ; hoặc có thể thành lập một chi nhánh hoặc một công ty bao cấp có khả năng trực tiếp bán hàng hóa của bạn.

Khi chỉ định một nhà phân phối Nam Phi nhà xuất khẩu phải hết sức cẩn thận tìm hiểu xem nhà phân phối đó có sản phẩm, mặt hàng cạnh tranh hay không. Một số nhà xuất khẩu đã bị các tập đoàn lớn của Nam Phi tiếp cận đề tìm hiểu và hoàn thiện sản phẩm của họ để cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm mà bạn đang ủy thác cho họ làm kênh phân phối.

(Theo itpc)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục