Hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc có C/O mẫu (Form) E nhưng được chuyển tải qua nước thứ ba trước khi về Việt Nam phải nộp thêm chứng từ gì để được hưởng ưu đãi thuế quan?

Ngay sau khi nhận được Công văn số 731/CT-THNVDT của Cục Thuế tỉnh Kiên Giang về hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, Tổng cục Thuế đã có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này tại Công văn số 4740/TCT-CS.
Theo đó, tại khoản 3 Điều 1 Luật số 106/2016/QH13 ngày 6/4/2016 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung Điều 13 của Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số Điều theo Luật số 31/2013/QH13 quy định:
Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý, trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu để xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật hải quan. Thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau đối với người nộp thuế sản xuất hàng hóa xuất khẩu không vi phạm pháp luật về thuế, hải quan trong thời gian hai năm liên tục; người nộp thuế không thuộc đối tượng rủi ro cao theo quy định của Luật quản lý thuế.
Tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ sửa đổi bổ sung Điều 10 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng quy định về hoàn thuế GTGT:
Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu có số thuế GTGTđầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo; trường hợp vừa có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội địa nếu sau khi bù trừ với số thuế phải nộp, số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế.
Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế GTGTđầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế GTGTtính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.
Tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC hướng dẫn: “4. Hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu
Cơ sở kinh doanh trong tháng/quý vừa có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hóa, dịch vụ bán trong nước thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế GTGT đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuế GTGTđầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế giá trị gia tăng tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.
Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (bao gồm số thuế GTGT đầu vào hạch toán riêng được và số thuế GTGT đầu vào được phân bổ theo tỷ lệ nêu trên) nếu sau khi bù trừ với số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nước còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, số thuế GTGT được hoàn của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không vượt quá doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nhân (x) với 10%.
Căn cứ các quy định nêu trên, cơ sở kinh doanh trong tháng/quý vừa có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hóa, dịch vụ bán trong nước thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế GTGT đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế GTGTtính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.
Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (bao gồm số thuế GTGT đầu vào hạch toán riêng được và số thuế GTGT đầu vào được phân bổ theo tỷ lệ nêu trên) nếu sau khi bù trừ với số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nước còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Số thuế GTGT được hoàn của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không vượt quá doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nhân (x) với 10%.
Theo mof.gov.vn
Hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc có C/O mẫu (Form) E nhưng được chuyển tải qua nước thứ ba trước khi về Việt Nam phải nộp thêm chứng từ gì để được hưởng ưu đãi thuế quan?
Tại kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIII, dự thảo Luật Thuế XK, thuế NK sửa đổi sẽ được thông qua. Đây là một dự án Luật quan trọng sẽ tác động rất lớn tới hoạt động kinh tế xã hội của đất nước, đặc biệt là hoạt động XNK.
Tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII, dự thảo Luật Thuế XK, thuế NK sửa đổi sẽ được Quốc hội thông qua. Đây là một dự án Luật quan trọng sẽ tác động rất lớn tới hoạt động kinh tế xã hội của đất nước, đặc biệt là hoạt động XNK. Báo Hải quan điểm lại một số quy định mới của dự Luật này.
Kết quả cuộc rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) về đầu tư do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa công bố khẳng định: mức độ tương thích khá cao. Nhưng doanh nghiệp không mừng.
Chính phủ vừa ban hành nghị định mới về kinh doanh khí nhằm điều chỉnh một số quy định về kinh doanh khí và điều kiện kinh doanh khí tại thị trường Việt Nam.
Đây là nội dung tóm tắt về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Bộ Công thương soạn thảo và công bố trên trang web của Bộ, Tin kinh Tế xin đăng lại để bạn đọc tiện tham khảo.
Đây là nội dung tóm tắt về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Bộ Công thương soạn thảo và công bố trên trang web của Bộ, Tin kinh Tế xin đăng lại để bạn đọc tiện tham khảo.
Thị trường Mỹ nhiều tiềm năng với mặt hàng xuất khẩu mới của Việt Nam, tuy nhiên có nhiều rào cản về kỹ thuật và quy định nghiêm ngặt.
Nhiều doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội từ Nhật Bản, nhưng làm cách nào để có được hợp đồng với đối tác khó tính nhất nhì thế giới này?
Các doanh nghiệp Việt Nam có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách sử dụng Incoterms 2010, chọn cơ quan giải quyết tranh chấp, chọn luật áp dụng, quy định rõ các trường hợp giảm trừ trách nhiệm...
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự