Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã công bố những quy định mới về nhãn hàng hóa thực phẩm và đồ uống vào thị trường Mỹ. Những quy định này sẽ được chính thức áp dụng từ ngày 26/7/2018.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, quy tắc xuất xứ được coi là vấn đề then chốt, cốt lõi của bất kỳ một hiệp định, thỏa thuận thương mại tự do nào, trong đó có TPP.
Các quy tắc cụ thể về từng mặt hàng, các chi tiết cho từng mã (HS) trong mỗi ngành hàng khá phức tạp và không dễ áp dụng. Chính vì vậy, nếu nhà sản xuất, DN xuất khẩu sang các nước không có kiến thức về mã HS, về xuất xứ hàng hóa và không được hướng dẫn cụ thể để áp dụng đúng, chính xác quy tắc phù hợp cho sản phẩm của mình thì không những khó có thể xuất được hàng đi, mà thiệt hại về kinh tế cũng không hề nhỏ.
Ngược lại, khi áp dụng đúng, chính xác quy tắc xuất xứ ưu đãi, thì nhà sản xuất, DN xuất khẩu có được C/O (hay được tự chứng nhận xuất xứ). Điều này giúp họ được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu tới các nước đã ký kết FTA, TPP với Việt Nam.
Theo thống kê của Bộ Công Thương, tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ các FTA mà Việt Nam đã tham gia hiện nay rất thấp, trung bình chỉ 35%, phần còn lại là hàng hóa phải chịu thuế cao hơn nhiều so với mức thuế đáng ra các DN xuất khẩu của Việt Nam được hưởng.
Một trong những lý do chính dẫn đến tình trạng này, đó là DN chưa có hiểu biết đầy đủ về quy tắc xuất xứ nên đã không tận dụng được thuận lợi thương mại hóa, không xin được C/O, và nhất là không được hưởng mức thuế quan ưu đãi mà các FTA mang lại.
Đặc biệt, với các FTA cũ, tỷ lệ tận dụng còn thấp thì với các FTA mới, trong đó có TPP với những điều khoản phức tạp và chặt hơn, nếu bản thân DN không chủ động cập nhật thông tin và trang bị kiến thức thì việc cải thiện tỷ lệ tận dụng ưu đãi FTA, nâng cao giá trị gia tăng trong sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sẽ chỉ là con số 0 tròn trĩnh.
Nhận thức được tầm quan trọng của quy tắc xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu sẽ giúp cho DN tìm được con đường thuận lợi nhất để thâm nhập thị trường xuất khẩu, cũng như thu được về lợi ích tối đa cho DN bởi tận dụng được ưu đãi thuế quan.
Một trong những vấn đề tưởng chừng như đơn giản, nhưng dường như lại chưa được quan tâm đúng mức, đó là không phải tất cả các mặt hàng xuất khẩu đều phải chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của quy tắc xuất xứ như nhau. Mỗi một hàng khác nhau sẽ thực hiện quy tắc xuất xứ khác nhau, thậm chí một số mã hàng sẽ có phần những quy định đơn giản, lỏng hơn so với mã hàng khác.
Cùng chung quan điểm này, nhiều DN trong lĩnh vực dệt may cho biết, việc nắm rõ và tận dụng được quy tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế quan giúp cho DN tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn.
Tổng thư ký Hiệp hội dệt may Việt Nam – ông Trương Văn Cẩm phân tích, trong hầu hết các FTA Việt Nam đã thực hiện, nguyên liệu cho ngành có thể nhập khẩu từ bất cứ đâu, chỉ cần chứng minh công đoạn cắt may khâu thành sản phẩm diễn ra tại Việt Nam, thì sản phẩm đó đã được coi là có xuất xứ từ Việt Nam, và được hưởng thuế quan ưu đãi khi xuất khẩu sang các nước đối tác của Việt Nam.
Tuy nhiên, các DN cũng cần lưu ý đối với một vài quốc gia, quy tắc xuất xứ khó hơn một chút, khi ngoài công đoạn gia công cuối cùng diễn ra tại Việt Nam, thì phải chứng minh có ít nhất 35% - 40% trị giá của thành phẩm được tạo ra trong phạm vi FTA đã ký kết (với AANZFTA và AIFTA).
Đặc biệt là đối với TPP, thì mức độ khó là cao nhất khi áp dụng quy tắc “từ sợi trở đi”, có nghĩa là từ sợi tạo ra vải thô, vải thành phẩm và sau đó là hoàn thiện sản phẩm, tất cả các công đoạn này phải được sản xuất trong phạm vi khu vực các nước tham gia TPP.
Vì vậy, ông Cẩm nhấn mạnh “đừng xem thường quy tắc xuất xứ nếu DN muốn đưa hàng thành công ra nước ngoài và hội nhập nhanh chóng vào chuỗi mắt xích toàn cầu”.
Tuyết Anh
(Thời báo Ngân hàng)
Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã công bố những quy định mới về nhãn hàng hóa thực phẩm và đồ uống vào thị trường Mỹ. Những quy định này sẽ được chính thức áp dụng từ ngày 26/7/2018.
Theo Nghị định 68/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan, để được công nhận kho ngoại quan phải đáp ứng 6 điều kiện.
Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu sản xuất bột wasabi làm gia vị thực phẩm và thủ tục xuất khẩu ra nước ngoài, xuất khẩu tại chỗ bột wasabi làm gia vị thực phẩm thực hiện theo quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25-3-2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Hỏi: DN chúng tôi hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Được biết ngành hải quan mới ban hành quy định về quy trình hoàn thuế, không thu thuế, xét giảm thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, xin hỏi quy trình cụ thể như thế nào?
Trước kiến nghị của Công ty TNHH Quốc tế Đức Yên về vướng mắc liên quan đến việc nộp thuế hàng tạm nhập, tái xuất da lừa khô, Tổng cục Hải quan cho biết, hàng hoá tạm nhập khẩu (NK) để tái xuất khẩu (XK) hoặc hàng hoá tạm XK để tái NK, nếu đã thực tái XK hoặc tái NK trong thời hạn nộp thuế thì không phải nộp thuế NK hoặc thuế XK tương ứng với số hàng hoá thực tế đã tái xuất hoặc tái NK.
Theo quy định mới đây của Mỹ, kể từ ngày 21-5, tất cả các sản phẩm cá ngừ XK vào Mỹ phải có đủ điều kiện dãn nhãn “An toàn cá heo" (Dolphin Safe). Nhiều DN XK cá ngừ đánh giá, khó khăn không đến từ Mỹ mà quy định dãn nhãn “An toàn cá heo” của EU mới thực sự khiến DN ngại ngần.
Theo đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, về giải quyết tranh chấp tại trọng tài quốc tế khi gia nhập TPP, với cam kết, nhà đầu tư được khởi kiện Chính phủ tại trọng tài quốc tế, tuy nhiên nhà đầu tư khởi kiện không căn cứ sẽ bị phạt.
Công ty TNHH KSB Việt Nam (có vốn đầu tư nước ngoài) dự định nhập khẩu máy trộn chất lỏng có mã HS là 7479. Hiện mã này không có trong Giấy chứng nhận đầu tư hay đăng ký kinh doanh của Công ty.
Tỏi của Tây Ban Nha chủ yếu xuất khẩu trong khối EU, mặc dù các lô hàng được đưa tới các nước khác, chẳng hạn như Canada và Braxin, cũng như các thị trường mới nổi như Australia và Nhật Bản. Tây Ban Nha cũng nhập khẩu tỏi từ Argentina, Chile và Mexico.
Trong thương mại quốc tế, việc xác định luật áp dụng hay cơ quan tài phán là những yếu tố quan trọng giúp các bên tránh khỏi những rủi ro về pháp lý, tổn thất chi phí và thời gian khi có tranh chấp.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự