Ba nước Mỹ, Nhật, Hàn Quốc điện đàm con thoi về vụ phóng tên lửa đạn đạo Scud mới nhất của Triều Tiên, lần nữa nhắc đến khả năng tấn công quân sự.

Lỗ hổng ở vòng kiểm soát an ninh cùng với việc không có vệ sĩ đi cùng Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ Andrey Karlov có thể là lý do khiến sát thủ dễ dàng tiếp cận khi ông đang phát biểu trước đông đảo quan khách ở triển lãm Ankara hôm 19/12.
Một trong những vụ việc khiến dư luận xôn xao những ngày gần đây đó là Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ Andrey Karlov bị ám sát ngay giữa một triển lãm ở Ankara hôm 19/12. Nghi phạm được xác định là Mevlut Mert Altintas, 22 tuổi, kẻ đã bắn ông Karlov từ phía sau và ở cự ly khá gần khi ông đang phát biểu trước đông đảo quan khách.
Một câu hỏi đặt ra là tại sao hung thủ có thể dễ dàng tiếp cận Đại sứ Karlov trong hoàn cảnh như vậy?
Lỗ hổng an ninh
Nhật báo Hurriyet của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, Mevlut Mert Altintas là một sĩ quan trong lực lượng cảnh sát chống bạo động Ankara. Vào ngày xảy ra vụ ám sát, Altintas đang nghỉ phép, tuy nhiên, hắn đã xuất hiện ở Trung tâm triển lãm ở Ankara - nơi Đại sứ Karlov có bài phát biểu với tư cách khách mời danh dự. Hắn đã từ chối bước qua máy dò kim loại và bị một nhân viên chặn lại, tuy nhiên cuối cùng hắn vẫn được ra vào tòa nhà sau khi xuất trình thẻ cảnh sát. Đó có thể là lý do Altintas có thể vào triển lãm khi mang theo vũ khí trong người.
Các bức ảnh và video đăng tải sau đó cho thấy khi thực hiện vụ ám sát, Altintas mặc một bộ vest màu đen, thắt cà vạt chỉnh tề và đứng ngay sau Đại sứ Karlove lúc ông phát biểu. Tên này sau đó đã bắn nhiều phát súng vào lưng Đại sứ Karlov và hô vang khẩu hiệu Hồi giáo. Tên Altintas đã bị tiêu diệt sau một cuộc đọ súng với lực lượng cảnh sát.
Hiện chưa rõ Altintas hành động đơn độc hay chỉ là một mắt xích trong một kế hoạch ám sát nhằm vào Đại sứ Karlov. Tuy nhiên, một quan chức cấp cao của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết với hãng tin AP rằng, Altintas có khả năng không hành động một mình. Trong khi đó, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlüt Çavuşoğlu cho biết cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đều cho rằng, chính tổ chức của giáo sĩ đang lưu vong tại Mỹ Fetullah Gülen đứng sau vụ ám sát.
Hãng tin Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ dẫn nguồn thạo tin cho biết, Altintas đã xin nghỉ phép từ trước và đặt phòng tại một khách sạn gần triển lãm vào hôm 14/12. Hiện giới chức Thổ Nhĩ Kỳ đã tạm giữ một số người thân của tên này để thẩm vấn.
Không có vệ sĩ riêng?
Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ Andrey Karlov được cho là không có vệ sĩ đi cùng tại buổi triển lãm. (Ảnh: Reuters)
Một yếu tố nữa có thể coi là lý do khiến sát thủ dễ dàng tiếp cận Đại sứ Karlov đó là ông không có vệ sĩ đi cùng. Chia sẻ về điều này, bà Marina, vợ Đại sứ Karlov, nói: “Có rất nhiều người ở triển lãm. Tất cả chúng tôi đều vô cùng sốc với những gì đã xảy ra…Hắn bắn anh ấy 11 phát. Chúng tôi không có bất cứ một nhân viên an ninh nào. Chỉ có một phiên dịch đi cùng với chúng tôi… Chồng tôi không làm điều gì sai, thậm chí theo tôi biết, ông ấy chưa từng bị đe dọa. Nhiều người biết chúng tôi sẽ dự buổi triển lãm đó bởi sự kiện này đã được lên lịch từ trước”.
Burhan Kuzu, một cố vấn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và là đại biểu thuộc Đảng cầm quyền Công lý và Phát triển (AKP), đã đặt ra câu hỏi tại sao Đại sứ quán Nga tại Ankara không phái một vệ sĩ riêng bảo vệ cho Đại sứ Karlov. Phát biểu trong một chương trình truyền hình sau vụ ám sát, ông Kuzu nói rằng, Đại sứ quán Nga ở Ankara lẽ ra nên cử các vệ sĩ để bảo vệ ông Karlov giống như Thổ Nhĩ Kỳ đã làm với tất cả các đại sứ của mình ở nước ngoài.
Trong khi đó, Thiếu tướng an ninh Nga đã nghỉ hưu, thành viên Hội đồng chính sách đối ngoại và quốc phòng Nga, ông Alexandr Mikhailov, cho rằng các nhân viên an ninh Thổ Nhĩ Kỳ đã không hoàn thành nhiệm vụ của mình. “Có thể thấy những biện pháp an ninh cần thiết đã không được áp dụng. Có thể, bởi vì các sĩ quan cảnh sát đã không có thông tin tác nghiệp về khả năng sẽ xảy ra những tình huống như vậy”, ông Mikhailov nói. Theo ông Mikhailov, Đại sứ quán Nga có vệ sĩ bảo vệ an ninh cho ông Karlov, nhưng những người này không được phép mang vũ khí ra bên ngoài sứ quán.
Ba nước Mỹ, Nhật, Hàn Quốc điện đàm con thoi về vụ phóng tên lửa đạn đạo Scud mới nhất của Triều Tiên, lần nữa nhắc đến khả năng tấn công quân sự.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump vừa đưa ra cảnh báo nghiêm khắc đối với chương trình xin visa H-1B, gây ra nhiều khó khăn cho người lao động nước ngoài muốn làm việc tại Mỹ.
Trong các nước Bắc Cực hiện nay, Phần Lan đã đồng ý tham gia chiến lược "Một vành đai, một con đường" của Trung Quốc, cùng Trung Quốc xây dựng quan hệ đối tác mới hướng tới tương lai.
Môi trường kinh doanh thuận lợi, phúc lợi xã hội tốt hay dân trí cao bậc nhất thế giới khiến Thụy Điển là quốc gia dẫn đầu thế giới trên mọi khía cạnh. Tuy nhiên, việc trở thành công dân của quốc gia này không phải điều “bất khả thi” như nhiều người vẫn nghĩ.
Một trang web và poster của chiến dịch tên "Obama17" đã kêu gọi người dân Pháp ký bản kiến nghị yêu cầu cựu tổng thống Mỹ Barack Obama chạy đua giành chức tổng thống thứ 25 của Pháp trong năm 2017!
Vụ Đại sứ Nga Karlov bị ám sát phản ánh quan hệ quốc tế phức tạp quanh Thổ Nhĩ Kỳ và là phép thử đối với quan hệ Nga-Thổ.
Gói vé đắt nhất giá 1 triệu USD, bao gồm tiệc tối thân mật với tân tổng thống, bữa trưa với quan chức trong nội các mới và ghế VIP tại các sự kiện mừng lễ nhậm chức của ông Trump.
Truyền hình thực tế và quảng cáo theo phong cách Trump đang bủa vây quá trình bổ nhiệm Nội các của ông.
Chai nước nhựa chứa các hóa chất gây rối loạn hormone có thể gây ra các bệnh ung thư, tiểu đường, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) và tự kỷ, các nhà khoa học Mỹ vừa xác nhận trong báo cáo mới công bố hôm 18-10.
Tình trạng già hóa dân số đã trở thành một cuộc khủng hoảng không thể trốn tránh của nước Nhật ngày nay.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự