Tốc độ hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc chưa bao giờ diễn ra nhanh như hiện nay. Bắc Kinh đang gửi đi những tín hiệu mạnh mẽ rằng Trung Quốc sẽ cạnh canh với Mỹ trên tư cách cường quốc.

Do tỷ lệ ủng hộ thấp hoặc cạn tiền, trong quá trình tranh cử, một số ứng viên đã phải rời bỏ cuộc chơi. Chiến dịch tranh cử ở Mỹ đang bước vào giai đoạn gay cấn.
Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa sẽ bắt đầu những cuộc bầu cử sơ bộ đầu tiên tại các bang Iowa và New-Hampshire để mở đầu quá trình chọn những ứng viên Tổng thống chính thức của 2 đảng Cộng hoà và Dân chủ. Vậy tương quan lực lượng giữa hai đảng hiện nay ra sao?
Những ứng viên trụ lại
Cho tới nay, có 15 ứng viên còn trụ lại được – 3 ứng viên đảng Dân chủ và 12 ứng viên đảng Cộng hoà. Ban đầu, đảng Dân chủ có 6 ứng viên và đảng Cộng hoà có 17 ứng viên. Nhưng trong quá trình tranh cử, một số ứng viên đã phải rời bỏ cuộc chơi vì những lý do khác nhau, chủ yếu là do tỷ lệ ủng hộ thấp hoặc cạn tiền. Về phía đảng Dân chủ, đáng chú ý là việc đương kim Phó Tổng thống Mỹ John Biden từ chối ra ứng cử vào phút cuối. Còn về phía đảng Cộng hoà, trường hợp rút lui mới nhất là cựu Thống đốc bang New York George Pataki.
Những đề tài tranh cãi chính giữa các ứng viên trong chiến dịch tranh cử ở Mỹ lần này là vấn đề nhập cư, Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS, người tị nạn Syria, việc hạn chế sử dụng súng, hệ thống bảo hiểm y tế, các vấn đề thuế khoá, phá thai, án tử hình và tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu.
Theo truyền thống, các ứng viên đảng Cộng hoà chủ trương bãi bỏ việc Nhà nước trợ cấp tài chính cho việc phá thai và kêu gọi giảm thuế. Ngoài ra, tất cả các ững viên đảng Cộng hoà đều coi nhiệm vụ thiêng liêng của mình là công kích dữ dội Tổng thống Obama về chương trình bảo hiểm y tế và về cách ông đấu tranh với tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu.
Các cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình cũng như vô số các cuộc thăm dò dư luận cho thấy, cũng như nhiều cuộc bầu cử Tổng thống trước đây, không thể đoán trước được kết cục cuộc bầu cử Tổng thống năm nay.
Ban đầu, hầu hết giới quan sát đều cho rằng nước Mỹ lại sẽ nằm trong tay các gia tộc - hoặc gia tộc Clinton hoặc gia tộc Bush. Nhưng giờ đây, ứng viên đại diện cho gia tộc Bush là Jeb Bush chỉ giành được tỷ lệ ủng hộ vẻn vẹn 4% và không có bất kỳ cơ may nào trở thành ứng viên chính thức của đảng Cộng hoà. Còn ứng viên đại diện cho gia tộc Clinton là Hillary Clinton tuy bỏ cách khá xa ứng viên cùng đảng Dân chủ Bernie Sanders tới 30 điểm nhưng tỷ lệ không ủng hộ bà lại rất cao (51%). Ngoài ra, có tới gần 1/3 cử tri Mỹ không tin bà.
Những “chiêu” cuối
Ứng viên gây sóng gió hơn hết trong chiến dịch tranh cử lần này là nhà tỷ phú Donald Trump thuộc đảng Cộng hoà. Trong 2 tháng đầu tiên, Trump bị đông đảo dư luận Mỹ coi là một “anh hề”. Tờ The Huffinton Post thậm chí tuyên bố tất cả những tin tức về Trump đều không đáng đưa vào các chuyên mục nghiêm túc. Nhưng chỉ nửa năm sau, Trump đã vững chắc chiếm vị trí hàng đầu trong số các ứng viên đảng Cộng hoà, chỉ thỉnh thoảng mới chịu thua sát nút đối thủ cùng đảng Ted Cruz.
Theo số liệu mới nhất của Hãng Thông tấn CNN, tỷ lệ ủng hộ Trump trong các đảng viên đảng Cộng hoà là 39%, bỏ xa Ted Cruz (18%). Cho tới nay, Ban Lãnh đạo đảng Cộng hoà vẫn chưa quyết định có giới thiệu ông làm ứng viên chính thức của đảng hay không, thậm chí còn quyết tâm “chặn đứng” nhân vật “đáng ghét” này. Đấy là chưa kể, không một Nghị sĩ Quốc hội Mỹ nào ủng hộ ông. Trump cũng thừa hiểu ông không được lòng Ban Lãnh đạo đảng nên không loại trừ khả năng sẽ ra tranh cử với tư cách ứng viên độc lập.
Vậy Trump được những lực lượng nào ủng hộ? Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông được đông đảo giới cử tri da trắng dân tộc chủ nghĩa ủng hộ, những người ủng hộ việc duy trì quyền của người da trắng trên lãnh thổ Mỹ và đòi bảo vệ họ khỏi những kỳ thị có thể xảy ra. Nhóm này khác với những phần tử da trắng cực hữu coi chủng tộc da trắng ưu việt hơn tất cả những chủng tộc khác.
Trong hàng ngũ đảng Dân chủ tình hình êm thấm hơn nhiều với sự đồng thuận thầm lặng rằng, bà Hillarry Clinton sẽ là ứng viên chính thức của đảng. Tuy nhiên, tất cả các ứng viên (của cả đảng Cộng hoà lẫn đảng Dân chủ) đều phải căng sức ra đối phó với những lời công kích cay độc của Trump.
Trump xác định chính xác những điểm yếu của bất kỳ đối thủ nào và đánh không thương tiếc vào những điểm yếu ấy. Sau khi đã đánh bật được Jeb Bush ra khỏi cuộc chơi, Trump bắt đầu chĩa mũi nhọn vào đối thủ nguy hiểm nhất là ứng viên đảng Dân chủ là bà Hillary Clinton.
Ứng viên gây sóng gió hơn hết trong chiến dịch tranh cử lần này là nhà tỷ phú Donald Trump thuộc đảng Cộng hoà.
Con át chủ bài của bà Hillary là ở chỗ bà là phụ nữ. Bà ra sức tuyên truyền ý tưởng rằng nước Mỹ đã có Tổng thống da đen đầu tiên thì nay đã đến lúc nên có nữ Tổng thống đầu tiên. Bởi vậy, Trump cố gắng loại bỏ “quân bài phụ nữ” của bà Hillary, chủ yếu bằng cách sử dụng cuốn “Cuộc chiến của gia đình Clinton chống phụ nữ” mà tác giả là Roger Stone, cựu cố vấn của chính Trump.
Trong cuốn sách mới xuất bản hồi tháng 10 năm ngoái đó, Stone miêu tả việc Bill Clinton thường xuyên phản bội vợ với những người phụ nữ khác để rồi sau đó bà Hillary tìm gặp những phụ nữ đó và đe doạ, buộc họ phải im lặng để không gây hại cho sự nghiệp chính trị của bà. Stone đi đến kết luận rằng bà Hillary chẳng còn một chút chất nữ nào hết và chỉ còn là “chiếc máy quan liêu biết đi” mà thôi.
Tốc độ hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc chưa bao giờ diễn ra nhanh như hiện nay. Bắc Kinh đang gửi đi những tín hiệu mạnh mẽ rằng Trung Quốc sẽ cạnh canh với Mỹ trên tư cách cường quốc.
Câu hỏi lớn trên đặt ra xoay xung quanh thông tin đang khiến Triều Tiên sôi sục và công luận quan tâm là việc Mỹ-Hàn tập luyện “nhiệm vụ chặt đầu”, được cho là âm mưu chống lại lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong – un.
Cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ đánh giá Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng tại các tiền đồn ở biển Đông.
Nhật Bản dự kiến tăng cường viện trợ cho các quốc gia ASEAN
ASEAN chi đậm mua vũ khí Nga
Trung Quốc cấp tập phá diện mạo tự nhiên Hoàng Sa
Thổ Nhĩ Kỳ đòi EU 20 tỷ euro để giải quyết khủng hoảng nhập cư
Tập Cận Bình đối mặt rủi ro lớn khi quyết định "chạm nọc" quân đội
Lịch sử chính trị Mỹ từng có nhiều người lập dị ứng cử tổng thống. Nhưng có lẽ chưa ai như Donald Trump: bị thiên hạ cả trong lẫn ngoài Đảng Cộng hòa gán cho đủ loại tên xấu, từ “kẻ bất tài bịp bợm” tới một gã “Frankenstein”, nhưng lại liên tục dẫn đầu, nhiều cơ may đại diện cho một đảng lớn trong cuộc đua vào Nhà Trắng.
Trung Quốc sẽ khởi động lại dự án thủy điện gây tranh cãi ở Myanmar
Mỹ muốn gửi máy bay ném bom đến Úc
Nghị viên châu Âu đòi trừng phạt ông Putin vì bắt nữ phi công Ukraine
IS lên kế hoạch bắt cóc Thủ tướng Malaysia
Mỹ dùng tên lửa đánh chặn tên lửa để diệt tàu chiến
Mỹ sẽ không nhường Trung Quốc ở biển Đông
Tấn công liên hoàn ở Israel, ít nhất 11 người thương vong
Triều Tiên dùng xe Trung Quốc trong hệ thống pháo mới
Mỹ tiêu diệt 'bộ trưởng chiến tranh' của IS
Kim Jong-un lần đầu lên tiếng về đầu đạn hạt nhân
Sự bùng nổ của các dự án thiết bị quân sự nhanh hơn âm thanh gấp nhiều lần đang tạo ra viễn cảnh tốc độ thống trị các cuộc chiến trong tương lai.
Bắc Kinh đang tuyển ngư dân giúp sức thực hiện mưu đồ tiếp tục xâm chiếm Biển Đông. Đây là động thái cho thấy dã tâm ngày càng lớn của nước này trong vấn đề tranh chấp chủ quyền biển.
Tư lệnh Mỹ đòi Trung Quốc giải thích ý đồ quân sự hóa Biển Đông
Quan tham Trung Quốc đòi được hối lộ máy bay 60 triệu USD
Mỹ tiếp tục cảnh báo công dân nguy cơ bị tấn công ở Lào
Tàu sân bay Trung Quốc chỉ là hổ giấy?
Tổng thống Putin ra lệnh hoãn giao tên lửa S-300 cho Iran
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự