Triều Tiên sở hữu bom nguyên tử nhưng không nắm trong tay các điều kiện cần thiết để khai hỏa chúng bằng tên lửa, theo các chuyên gia.

Sự tương tác hàng hải ngày càng lớn giữa Trung Quốc (TQ) và Nga báo hiệu khởi đầu của một trật tự hàng hải đa cực trong khu vực.
Là những cường quốc hàng hải có lợi ích đáng kể trong an ninh khu vực, quan hệ hàng hải Trung - Nga ngày càng xích lại. Dù có lợi ích và hoạt động ở cùng một khu vực, nhưng hải quân TQ và Nga lại duy trì được mối quan hệ hợp tác khá êm đẹp, ngày càng tốt hơn theo thời gian.
Tháng trước, hải quân hai nước tiến hành cuộc tập trận hàng hải quy mô lớn nhất từ trước tới nay. "Joint Sea 2015 II" diễn ra từ 20-28/8 là một sự kiện tương tác chưa từng có với chương trình hoạt động dày đặc gồm diễn tập bắn đạn thật, hoạt động chống ngầm, hỗ tợ tác chiến, thậm chí cả diễn tập cùng đổ bộ.
Cường độ hoạt động, quy mô tham gia diễn tập, thời gian và bản chất tập trận chung đã làm cho sự kiện này đáng chú ý. Hải quân Nga có 16 tàu nổi, hai tàu ngầm, 12 máy bay hải quân, 9 phương tiện đổ bộ; phía TQ có 6 tàu chiến, 6 trực thăng, 5 máy bay và các tài sản đổ bộ.
Tâm điểm cuộc diễn tập là sự hiện diện của 400 lính thủy đánh bộ TQ. Sau khi công bố Sách trắng Quốc phòng vào tháng 5, quân đội TQ đã tập trung vào các cuộc diễn tập chú trọng đổ bộ, phòng thủ đảo, kể cả triển khai các phương tiện đổ bộ ở Tây và Viễn Đông Thái Bình Dương.
Tiếp theo Joint-Sea 2015 là cuộc tập trận chung quy mô nhỏ hơn ở Địa Trung Hải. Động thái này được coi là đối trọng với Mỹ - nước chiếm ưu thế về mặt chiến lược ở không gian hàng hải Âu Á. Bằng các cuộc tập trận hải quân tác chiến chung, họ hy vọng sẽ cảnh báo Mỹ trong mọi quyết định hay hành xử hàng hải.
Quy mô các cuộc tập trận hải quân gần đây của hai bên cho thấy, quan hệ đối tác giữa họ đã vượt qua khuôn mẫu ban đầu của hợp tác quân sự. Các cuộc tập trận này không chỉ có ý nghĩa về mặt quy mô mà còn ở chất lượng tương tác. Giờ đây, chúng khá toàn diện như nhiều cuộc tập trận của Mỹ với các đối tác châu Á - Thái Bình Dương.
Dù sự phụ thuộc của Bắc Kinh vào những nền tảng quân sự của Moscow đã giảm dần kể từ 2006, nhưng Nga vẫn tiếp tục là nước cung cấp các thiết bị hàng hải quan trọng của TQ.
Kể từ khi Moscow và Bắc Kinh ký thỏa thuận tháng 12/1992 về hợp tác công nghệ quân sự, TQ đã mua các trang thiết bị quốc phòng từ Nga nhiều hơn mọi nước khác cộng lại. Đó là các tàu ngầm lớp Kilo, máy bay Su-27, tàu khu trục lớp Sovremenny và rất nhiều vũ khí, tên lửa.
Đối tác cốt lõi
Quan hệ hàng hải Trung-Nga được coi là một sản phẩm của bối cảnh địa chính trị, trong đó cả hai nước đều cảm thấy sức ép chiến lược từ sức mạnh quân sự Mỹ.
Thông qua các cuộc tập trận, bằng cách tương tác trong chính không gian chịu sự ảnh hưởng của Mỹ, Nga và TQ đã tìm cách thách thức trận tự hàng hải mà Mỹ dẫn dắt. Chọn lựa địa điểm tập trận chung của họ đều mang tính biểu tượng. Cuộc diễn tập chung tháng 5/2014 ở Địa Trung Hải và Biển Đen - một thuộc phạm vi ảnh hưởng của NATO, và một khá xa lạ với hải quân TQ.
Cho đến cuộc tập trận mới đây giữa hai nước, hiếm khi chứng kiến sự triển khai quy mô lớn của hải quân TQ. Những khu vực này không chỉ được coi là những "giới hạn chính trị" với hải quân hai nước, mà còn là nơi rất dễ xảy ra những sự cố đụng độ giữa họ với lực lượng hải quân khác trong khu vực.
Thông qua các cuộc tập trận tác chiến chung, hải quân Trung, Nga có thể tăng cường "khả năng tương tác" ở các vùng ven biển châu Á. Nó cũng cung cấp khuôn khổ mà cả hai bên có thể phát triển khả năng phòng thủ cá nhân cũng như tập thể.
Nó cũng thể hiện sự thay đổi trong cân bằng chiến lược tại châu Á. Khi Mỹ vẫn là cường quốc chiếm ưu thế ở châu Á - Thái Bình Dương thì sự tương tác hàng hải ngày càng lớn giữa TQ và Nga cũng báo hiệu cho sự khởi đầu của một trật tự hàng hải đa cực trong khu vực.
Theo Thái An
Diplomat,Vietnamnet
Triều Tiên sở hữu bom nguyên tử nhưng không nắm trong tay các điều kiện cần thiết để khai hỏa chúng bằng tên lửa, theo các chuyên gia.
Philippines bắt chính trị gia nghi giết người chống tham nhũng
Đức điều chiến đấu cơ có vũ trang tuần tra gần Nga
Người Nga biểu tình chỉ trích Tổng thống Putin cầm quyền quá lâu
Mỹ muốn tăng cường quân sự ở Iceland đối phó máy bay Nga
Quan chức Trung Quốc bị đình chỉ công tác vì sờ ngực phụ nữ
Thủ tướng Shinzo Abe khẳng việc thông qua các luật an ninh mới là rất cần thiết để “bảo vệ nhân dân, cuộc sống hòa bình và ngăn chặn chiến tranh”.
Tiến sĩ Zachary Abuza thuộc Học viện Quân sự quốc gia Mỹ (National War College) gửi riêng cho Tuổi Trẻ bài bình luận về cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng bí thư - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Washington vào tuần tới.
FBI điều tra quỹ liên quan đến thủ tướng Malaysia
Beige Book: Kinh tế Trung Quốc sẽ không sụp đổ
Australia có nữ bộ trưởng quốc phòng đầu tiên
Nga -Mỹ: Putin ra đòn gió mà hiểm
Mỹ nâng cấp kế hoạch đề phòng chiến tranh với Nga
Thượng viện Mỹ khen ngợi Nhật góp phần cổ súy cho hòa bình và ổn định ở châu Á-Thái Bình Dương. Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Trung Quốc lại lên tiếng phản đối Nhật.
luật an ninh mới của nhật bảncho quân tham chiến ở nước ngoài
Trung Quốc có thể áp lệnh trừng phạt kinh tế nếu Triều Tiên nối lại thử hạt nhân và phóng tên lửa vào ngày 10/10 nhân kỷ niệm 70 năm ngày thành lập đảng Lao động Triều Tiên, các chuyên gia cảnh báo.
Hàn Quốc bắt tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép
Ai Cập có nội các mới
Nga sẽ lập căn cứ không quân tại Belarus, vươn tầm ảnh hưởng quân sự
Thái Lan công bố phác thảo chân dung nghi phạm đánh bom áo xanh
Phụ tá thân cận của bin Laden bị tiêu diệt
Dự luật an ninh mới sẽ tác động mạnh đến quan hệ giữa Nhật Bản với ASEAN nói chung và từng nước thành viên nói riêng
dự luật an ninh nhật bảnnhật được phép đưa quân đi tham chiến ở nước ngoài
Bảo tàng điêu khắc tái hiện lại những phi vụ tham nhũng nổi đình đám ở Thái Lan khuyên người dân hãy chung tay xử lý tội phạm tham nhũng.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự