Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao sau phán quyết dứt khoát về biển Đông của Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague (Hà Lan) hôm 12-7. Các chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) đã đưa ra một số nhận định.

Indonesia tính đưa tranh cãi trên biển với Trung Quốc ra tòa quốc tế
"Chúng tôi cảm thấy những nỗ lực của mình đã bị phá hoại và làm gián đoạn", Reuters dẫn lời Bộ trưởng Nghề cá và Các vấn đề về biển Indonesia - bà Susi Pudjiastuti nói.
Phát biểu này của bà được đưa ra ngày 21-3 sau cuộc gặp gỡ các quan chức đại sứ quán Trung Quốc để phản đối vụ tàu đánh cá và tàu tuần duyên Trung Quốc xâm phạm lãnh hải của Indonesia quanh quần đảo Natuna.
"Chúng tôi có thể đưa vụ việc ra tòa án quốc tế về luật biển" – bà Pudjiastuti nhấn mạnh.
Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Indonesia và Trung Quốc vì tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Indonesia mới đây. Bà Pudjiastuti cho biết tàu tuần tra Indonesia đã bắn các phát súng cảnh cáo tàu đánh cá của Trung Quốc.
Indonesia cho biết một tàu tuần tra của nước này hôm 19-3 đã cố gắng bắt giữ một tàu đánh cá Trung Quốc khi tàu này bị bắt gặp hoạt động bất hợp pháp trong vùng biển của Indonesia. Tám ngư dân Trung Quốc đã bị bắt giữ nhưng tàu hải cảnh của Trung Quốc đã tới ngăn cản nhà chức trách Indonesia thu giữ con tàu.
"Chúng tôi phản đối mạnh mẽ việc tàu tuần duyên Trung Quốc xâm phạm quyền chủ quyền của Indonesia" - Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi nói.
Arie Henrycus, Phó tư lệnh Hải quân Indonesia cho biết hải quân nước này sẽ cử những tàu lớn hơn để hỗ trợ tuần tra những con thuyền trong khu vực.
Trong khi đó, phía Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 21-3 nói rằng tàu đánh cá trên đang hoạt động trong "ngư trường truyền thống của Trung Quốc" và tuyên bố tàu tuần duyên Trung Quốc không hề xâm phạm lãnh hải của Indonesia.
Bắc Kinh sau đó lên tiếng yêu cầu Indonesia thả các ngư dân Trung Quốc. Tuy nhiên, bà Pudjiastuti cho biết tám ngư dân Trung Quốc bị bắt giữ sẽ bị xử lý theo luật pháp của Indonesia.
Tàu Anh đến Nhật, chở hơn 300 kg nguyên liệu hạt nhân sang Mỹ
Theo hãng Kyodo, các tàu đến làng duyên hải Tokai, phía đông bắc Tokyo, nơi có Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Nhật, cơ sở nghiên cứu hạt nhân chính của nước này.
Để đưa các thùng chứa đầy plutonium lên tàu, giới chức phải mất nhiều giờ. Các con tàu đều được trang bị pháo và các thiết bị bảo vệ khác. Tàu Pacific Egret và Pacific Heron sẽ vận chuyển 331 kg plutonium tới Savannah River Site, cơ sở của chính phủ Mỹ ở bang South Carolina. Hoạt động này diễn ra theo cam kết của Nhật năm 2014.
Các quan chức Nhật từ chối xác nhận thông tin chi tiết, viện dẫn lý do an ninh.
Theo AP, kho hạt nhân và tham vọng tái xử lý nhiên liệu để phát điện của Nhật đã trở thành mối quan ngại an ninh quốc tế. Nhật đã làm giàu được một lượng lớn plutonium, đủ để chế tạo gần 6.000 quả bom nguyên tử. Trong số lượng plutonium này, 11 tấn ở Nhật và 36 tấn đang được tái xử lý ở Anh và Pháp, chờ được đưa về Nhật.
Đợt vận chuyển mới nhất diễn ra ngay trước hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân diễn ra trong tháng này ở Washington, và được coi là một bước trong nỗ lực không phổ biến hạt nhân của cả hai nước.
Washington đang tỏ ra quan ngại về kế hoạch tái xử lý nhiên liệu hạt nhân của Nhật và Trung Quốc để sản xuất plutonium phục vụ phát điện. Mỹ rằng chúng có nguy cơ đối với an ninh và phổ biến hạt nhân. Hàn Quốc cũng muốn đạt được công nghệ này.
Nhật bắt đầu xây dựng nhà máy tái xử lý lớn với công ty nhà nước Areva của Pháp vào đầu những năm 1990. Dự án đã gặp trục trặc và bị trì hoãn từ đó đến nay. Tháng 11 năm ngoái, việc khai trương bị hoãn tới năm 2018 để phục vụ công tác thanh tra, nâng cấp bảo đảm an toàn.
Triều Tiên lại phóng tên lửa ra biển
Hãng tin Yonhap dẫn lời quân đội Hàn Quốc cho biết Triều Tiên ngày 21-3 đã bắn liên tiếp 5 tên lửa tầm ngắn ra ngoài khơi bờ biển phía Đông.
Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JSC) xác nhận tên lửa bay được khoảng 200 km, sau đó rơi xuống biển. 5 tên lửa được bắn đi từ TP Hamhung, trong khoảng thời gian từ 15 giờ 19 phút đến 16 giờ 5 phút ngày 21-3 (giờ địa phương).
Hội đồng JCS đang theo dõi chặt tình hình và sẵn sàng đáp trả nếu bị tấn công. Đây là vụ phóng tên lửa thứ ba của Triều Tiên trong vòng chưa đầy 2 tuần trở lại đây.
Trước đó, hôm 18-3, Triều Tiên cũng bắn thử 2 quả tên lửa đạn đạo, thách thức lệnh trừng phạt cứng rắn do Mỹ đề xuất và được Liên Hiệp Quốc thông qua hồi đầu tháng 3.
Lãnh đạo Kim Jong-un giám sát một cuộc tập trận của quân đội Triều Tiên trong bức ảnh do KCNA đăng tải ngày 20-3. Ảnh: KCNA
Vài giờ trước vụ thử tên lửa ngày 21-3, phát ngôn viên Bộ Thống nhất Hàn Quốc Jeong Joon-Hee cảnh báo Bình Nhưỡng đã hoàn tất khâu chuẩn bị cho vụ thử hạt nhân lần thứ năm. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cũng cho biết Triều Tiên sẽ phóng thử tên lửa ngay khi nhận được lệnh của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Trong cuộc họp báo cùng ngày, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye bày tỏ quan ngại về những hành động khiêu khích liều lĩnh của láng giềng miền Bắc. Bà Park nói rằng đây là “thời khắc quan trọng” đối với bán đảo Triều Tiên.
Vào cuối tuần rồi, Viện Mỹ - Hàn thuộc Trường ĐH Johns Hopkins (Mỹ) cũng cảnh báo Triều Tiên có thể thử hạt nhân "bất cứ lúc nào" sau khi phân tích các ảnh vệ tinh mới nhất chụp hoạt động tại bãi thử hạt nhân chính Punggye-ri của Triều Tiên.
Trong khi đó, lực lượng thủy quân lục chiến Hàn Quốc vừa thành lập trung đoàn lưu động mới có tên Spartan 3000, bao gồm 3.000 binh lính với nhiệm vụ sẵn sàng ứng chiến với Triều Tiên trong tình huống bất ngờ.
Một quan chức quân đội Hàn Quốc cho biết lực lượng này sẽ được điều động tới tất cả khu vực thuộc bán đảo Triều Tiên chỉ trong một ngày và sẽ được huấn luyện để phá hủy mọi cơ sở quân sự quan trọng của Triều Tiên.
Ngoài nhiệm vụ trực chiến, trung đoàn Spartan 3000 cũng sẽ được triển khai trong những tình huống khẩn cấp và thảm họa khác. Lực lượng này vừa "thử lửa" trong cuộc tập trận với Mỹ hồi tháng trước.
“Trong quá khứ, việc điều động một đơn vị cấp tiểu đoàn trên toàn bán đảo Triều Tiên phải mất 24 tiếng, cấp trung đoàn mất 48 tiếng. Tuy nhiên, đơn vị mới thành lập có thể được điều động chỉ trong 24 tiếng mặc dù ở quy mô trung đoàn” - hãng tin Yonhap dẫn lời quan chức quân sự Hàn Quốc nói.
Để đáp trả các cuộc tập trận Mỹ - Hàn, Bình Nhưỡng vừa tiến hành những đợt tập trận quân sự tương tự nhằm tấn công các cơ sở quân sự chủ chốt của Hàn Quốc.
Ngày 20-3, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong-un chỉ đạo các cuộc tập trận đổ bộ và chống đổ bộ của lực lượng Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA). Trong cuộc tập trận, máy bay và các đơn vị pháo binh được huy động để chống lại một cuộc tấn công của Hàn Quốc.
Hàn Quốc lập trung đoàn Spartan 3.000 nghinh chiến Triều Tiên
Lực lượng thủy quân lục chiến Hàn Quốc vừa thành lập trung đoàn lưu động mới có nhiệm vụ sẵn sàng ứng chiến với CHDCND Triều Tiên trong tình huống bất ngờ.
Theo Ibtimes, trung đoàn mới thành lập ở thành phố cảng Pohang ở bờ biển đông nam Hàn Quốc có tên Spartan 3000 gồm 3.000 quân nhân.
Một quan chức quân đội Hàn Quốc cho biết lực lượng này sẽ được điều động tới tất cả các khu vực thuộc bán đảo Triều Tiên chỉ trong một ngày và sẽ được huấn luyện để phá hủy mọi cơ sở quân sự quan trọng của CHDCND Triều Tiên.
Ngoài nhiệm vụ trực chiến, trung đoàn Spartan 3000 cũng sẽ được điều động trong những tình huống khẩn cấp và thảm họa khác.
Hãng tin Yonhap dẫn lời quan chức quân sự nói: “Trong quá khứ, việc điều động một đơn vị quân đội cấp tiểu đoàn trên toàn bán đảo Triều Tiên phải mất 24 tiếng, cấp trung đoàn mất 48 tiếng. Tuy nhiên đơn vị mới thành lập có thể được điều động chỉ trong 24 tiếng mặc dù ở quy mô trung đoàn”.
Các kỹ năng tác chiến của đơn vị quân đội mới đã được thử nghiệm trong đợt tập trận chung thường niên quy mô lớn nhất và mới nhất giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Để đáp trả lại cuộc tập trận này, Bình Nhưỡng cũng đã và đang tiến hành những đợt tập trận quân sự tương tự nhằm tấn công các cơ sở quân sự chủ chốt của Hàn Quốc.
Ngày 20-3, kênh truyền hình trung ương KCNA của CHDCND Triều Tiên đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã chỉ đạo các cuộc tập trận đổ bộ và chống đổ bộ của lực lượng Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA).
Tòa án Nga kết tội nữ phi công Ukraine giết 2 nhà báo
Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao sau phán quyết dứt khoát về biển Đông của Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague (Hà Lan) hôm 12-7. Các chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) đã đưa ra một số nhận định.
Tham vọng tìm kiếm vai trò lãnh đạo toàn cầu bên cạnh Washington có thể bị đe dọa bởi hình ảnh một Bắc Kinh “đứng ngoài vòng pháp luật”
Indonesia tính điều tiêm kích F-16 đến quần đảo ở Biển Đông
Tổng Thư ký LHQ kêu gọi các bên ở Biển Đông tuân thủ luật pháp quốc tế
Singapore nâng nhà ga, xây tường chống nước biển dâng
Maroc - Mô hình thành công trong cuộc chiến chống khủng bố
Nga điều 6 máy bay ném bom tầm xa diệt IS tại Syria
Thẩm phán được trọng vọng Thomas Mensah là chủ tịch ban trọng tài ra phán quyết bác bỏ "đường lưỡi bò" trong vụ kiện Biển Đông.
Ngày 12-7, ngay sau khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) đưa ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan tới tranh chấp ở Biển Đông, Chủ tịch Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ John McCain và Thượng nghị sỹ Dan Sullivan đã ra tuyên bố chung hoan nghênh phán quyết này.
Sau phán quyết PCA, Bắc Kinh phản ứng ra sao?
Dân Philippines ăn mừng phán quyết PCA
Bình luận đầu tiên của bà May sau khi chắc chắn sẽ thành Thủ tướng Anh
Trạm không gian Trung Quốc có thể rơi xuống Trái Đất
Ông Sanders: “Bà Clinton sẽ là tổng thống”
Tân Hoa xã trích dẫn lời của Chủ tịch Tập Cận Bình nói rằng các quần đảo này đã là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời cổ đại và Bắc Kinh sẽ không chấp nhận bất kỳ hành động nào dựa trên phán quyết này.
Tình hình trên biển Đông thời gian tới còn phụ thuộc nhiều yếu tố và diễn biến khó lường
Tòa trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague (Hà Lan) ngày 12-7 đã phán quyết vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc về biển Đông.
Mỹ kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết Biển Đông
Tập Cận Bình tuyên bố 'không chấp nhận' phán quyết của tòa trọng tài
Phán quyết PCA là phép thử cho tình đoàn kết ASEAN
Lực lượng khẩn cấp Bắc Kinh trực chiến trước phán quyết 'đường lưỡi bò'
Trung Quốc bị "trúng đòn pháp lý mạnh mẽ"
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự