tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 20-03-2016

  • Cập nhật : 20/03/2016

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: 'Quan hệ Mỹ - Trung sẽ phức tạp'

Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter cho rằng quan hệ Mỹ - Trung sẽ phức tạp do vẫn còn những vấn đề đáng quan ngại như tranh chấp Biển Đông. 
trung quoc cai tao trai phep da vanh khan, thuoc quan dao truong sa cua viet nam. anh: csis

Trung Quốc cải tạo trái phép đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS

"Rõ ràng quan hệ Mỹ - Trung sẽ phức tạp khi chúng ta tiếp tục cân bằng cạnh tranh và hợp tác", ông Carter hôm qua nói tại một phiên điều trần của Uỷ ban Quân vụ Thượng viện Mỹ. 

Ông Carter cho rằng có các cơ hội để tăng cường hiểu biết, giảm rủi ro với Trung Quốc. "Chúng tôi đã nhất trí với 4 thoả thuận xây dựng lòng tin, trong đó có một thoả thuận nhằm ngăn chặn những cuộc đối đầu nguy hiểm trên không. Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề đáng quan ngại". 

Quan chức hàng đầu của Lầu Năm Góc cho rằng Mỹ và hầu hết các nước trong khu vực đều quan ngại sâu sắc về tiến độ và phạm vi cải tạo đất Biển Đông, khả năng tiếp tục quân sự hoá, cũng như nguy cơ gia tăng rủi ro về xung đột giữa các nước tuyên bố chủ quyền. 

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông, chồng lấn lên tuyên bố của các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. 

Mỹ đã hiện diện quân sự trong khu vực suốt nhiều thập kỷ và là công cụ duy trì hệ thống quốc tế dựa trên luật, tạo nền tảng cho hoà bình và an ninh khu vực, ông Carter nói về tuyến hàng hải nơi hơn lượng hàng hoá trị giá hơn 5 nghìn tỷ được vận chuyển qua mỗi năm. "Lợi ích của chúng ta là duy trì tự do đi lại trên biển và trên không, thương mại toàn diện, hợp pháp, không bị cản trở và tranh chấp được giải quyết hoà bình", ông Carter nói. 

Bộ trưởng Mỹ cũng cho biết nước này hy vọng Trung Quốc sẽ duy trì cam kết của Chủ tịch Tập Cận Bình về việc không theo đuổi quân sự hoá quần đảo Trường Sa. Đây là quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam.

"Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ chương trình hiện đại hoá quân sự toàn diện, lâu dài mà Trung Quốc, cũng như các nước khác, tiếp tục theo đuổi", ông Carter cho biết. 


Mỹ sắp có nữ tướng làm chỉ huy bộ tư lệnh tác chiến

Tổng thống Obama dự định bổ nhiệm tướng Lori Robinson là người phụ nữ đầu tiên làm chỉ huy một bộ tư lệnh tác chiến của nước này. 
tuong lenh khong quan my tai thai binh duong, tuong lori robinson. anh: reuters

Tương lệnh Không quân Mỹ tại Thái Bình Dương, Tướng Lori Robinson. Ảnh: Reuters

Theo ABC News, thông tin trên được Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter tuyên bố hôm qua. Ông Carter cho biết đã đề cử Tư lệnh Không quân Mỹ tại Thái Bình Dương, tướng Lori Robinson, giữ chức vụ lãnh đạo Bộ Tư lệnh phương Bắc.

Đây là một trong những vị trí cấp cao nhất trong quân đội Mỹ. Nếu được thượng viện phê chuẩn, bà Robinson sẽ là người phụ nữ đầu tiên chỉ huy một bộ tư lệnh tác chiến Mỹ. Quân đội Mỹ có 9 bộ tư lệnh tác chiến, chịu trách nhiệm lên kế hoạch quân sự và hoạt động ở những khu vực đặc thù của thế giới.

Trên cương vị là chỉ huy Bộ Tư lệnh phương Bắc, bà Robinson sẽ phối hợp với những lực lượng quân sự khác ở Mỹ làm nhiệm vụ quốc phòng nội địa, đồng thời chỉ huy NORAD, Bộ tư lệnh phòng thủ không gian Bắc Mỹ phối hợp giữa Mỹ và Canada.

Bà Robinson gia nhập Không quân Mỹ năm 1982. Ông Carter khen ngợi bà là người có "kinh nghiệm tác chiến sâu sắc", đang chỉ huy trong một khu vực "đầy thách thức cho không quân, với cường độ hoạt động mạnh".


Con trai ông Donald Trump bị dọa giết

Con trai ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump vừa nhận được lá thư dọa giết với nguyên nhân liên quan đến người cha của mình.

Theo Fox News, cảnh sát và Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) đang điều tra một bức thư dọa giết có chứa chất bột trắng được gửi tới cho con trai tỉ phú Donald Trump là Eric Trump.

Theo đó, bức thư hăm dọa viết bằng tay được gửi tới khu Manhattan, nơi ông Eric Trump đang sống. Bức thư được đóng dấu bưu điện từ Boston.

eric trump (phai) cung cha - ong donald trump trong mot buoi van dong tranh cu (anh: ap)

Eric Trump (phải) cùng cha - ông Donald Trump trong một buổi vận động tranh cử (Ảnh: AP)

Theo New York Times, thư viết nếu ông Donald Trump không rút khỏi cuộc đua vào ghế tổng thống Mỹ, những đứa con nhà Trump sẽ bị nguy hiểm tính mạng.

Theo CBS, nguồn tin cảnh sát cho hay chất bột trắng chứa trong thư đã được xét nghiệm và được cho là không độc hại.

Tác giả bức thư chỉ ký một chữ X và tuyên bố: “Nếu cha của ngài không từ bỏ cuộc đua vào Nhà Trắng, bức thư sắp tới sẽ không còn là giả”.

Gia đình ông Trump vẫn chưa có bất cứ bình luận nào về vụ việc.

 Eric Trump, 32 tuổi, là một trong năm đứa con của tỉ phú Donald Trump và là người thường xuyên xuất hiện cạnh cha trong các buổi diễn thuyết tranh cử thời gian qua.


Triều Tiên có thể thử hạt nhân "bất cứ lúc nào"

Hôm 18-3, Cơ quan hợp tác nghiên cứu Mỹ-Hàn tại Viện Đại học Johns Hopkins (Mỹ) nhận định Triều Tiên có thể tiến hành một vụ thử hạt nhân mới bất cứ lúc nào tại bãi thử Punggye-ri.

Các hoạt động tại cơ sở ngầm Punggye-ri cho thấy Triều Tiên vẫn đang bảo trì các đường hầm và tiến hành dọn dẹp vệ sinh sau vụ thử hạt nhân bị cả thế giới lên án hồi tháng 1.

Sau khi phân tích những hình ảnh vệ tinh mới nhất, Cơ quan hợp tác nghiên cứu Mỹ-Hàn tại Viện Đại học Johns Hopkins (Mỹ) nhận định trên trang web chính thức 38north.org của họ rằng: “Rất có thể bãi thử này đang sẵn sàng cho các vụ thử hạt nhân kế tiếp bất cứ lúc nào”.

mot nhan vien phong thi nghiem cua vien an ninh hat nhan tai han quoc o gangneung phia dong seoul dang kiem tra nong do phong xa trong khong khi sau khi trieu tien tuyen bo thu thanh cong bom nhiet hach hoi thang 1. anh tu lieu: yonhap.

Một nhân viên phòng thí nghiệm của Viện An ninh hạt nhân tại Hàn Quốc ở Gangneung phía Đông Seoul đang kiểm tra nồng độ phóng xa trong không khí sau khi Triều Tiên tuyên bố thử thành công bom nhiệt hạch hồi tháng 1. Ảnh tư liệu: Yonhap.

Hình ảnh vệ tinh chụp vào tháng 3 năm nay cho thấy cổng phía Bắc của bãi thử, nơi xảy ra vụ thử hôm 6-1 vẫn đang hoạt động với những lối đi bộ quanh các tòa nhà và có nước chảy dọc theo mương thoát nước.

Điều này càng làm vững chắc thêm giả thuyết rằng bãi thử hạt nhân này vẫn còn những phòng thử nghiệm chưa sử dụng đến và có thể chúng đang được tháo nước để chuẩn bị cho các vụ thử trong tương lai.

Hình ảnh chụp khu vực hỗ trợ chính (phụ trách quản lý và kho vận) cũng cho thấy rất nhiều dấu vết xe cộ và lối đi bộ xung quanh có thể nhìn thấy được. Tại một lối vào các đường hầm thử nghiệm ở cổng phía Nam, tuyết đã được dọn sạch, chứng tỏ nơi này ít nhất đã được bảo trì cho các vụ thử khác trong tương lai.

Trong tuần qua, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố nước này sẽ sớm tiến hành vụ thử nghiệm đầu đạn hạt nhân và phóng tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Tuyên bố này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Liên Hiệp Quốc áp dụng các lệnh trừng phạt mới.


Đông Nam Á thắt chặt quan hệ quốc phòng với Úc

Trước tình hình Trung Quốc ngày càng có những động thái ngang ngược tại Biển Đông, một số nước Đông Nam Á đang chủ động tăng cường quan hệ quốc phòng với Úc.

ngoai truong uc julie bishop khang dinh lap truong nuoc nay cho rang tu do di lai tren bien dong la van de can duoc bao ve - anh: theage

Ngoại trưởng Úc Julie Bishop khẳng định lập trường nước này cho rằng tự do đi lại trên Biển Đông là vấn đề cần được bảo vệ - Ảnh: Theage

Theo TheAge (Úc), hoạt động hợp tác quốc phòng giữa Úc và các quốc gia Đông Nam Á ngày càng trở nên cần thiết hơn khi Mỹ cảnh báo việc tòa trọng tài quốc tế sẽ ra phán quyết về khiếu nại của Philippines với Trung Quốc về những tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông thời gian tới có thể sẽ thúc đẩy Bắc Kinh tuyên bố một vùng đặc quyền của họ tại vùng biển có 30% hàng hóa thương mại thế giới lưu thông qua.

Theo kế hoạch, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein sẽ hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Úc, bà Marise Payne vào tuần tới để thảo luận về việc Trung Quốc đưa các khí tài quân sự ra những vùng đảo nước này chiếm đóng tại Biển Đông.

Chuyến công du của ông Hishammuddin Hussein là dấu hiệu cho thấy Malaysia đang xem xét một lập trường cứng rắn hơn với Bắc Kinh, đối tác thương mại lớn nhất của họ.

Trước đây Malaysia từng né tránh quan điểm đối đầu với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh hải, duy trì thế cân bằng trong chính sách ngoại giao của họ với Bắc Kinh.

Trong một diễn biến liên quan, thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cũng đang lên kế hoạch công du tới Úc vào tháng 5 tới để thảo luận về một loạt các hiệp ước mới giữa hai nước, trong đó có thỏa thuận về tăng cường hợp tác quốc phòng.

Sau một cuộc họp tại Sydney ngày 18-3, Ngoại trưởng Úc Julie Bishop và người đồng cấp Singapore, ông Vivian Balakrishnan đã tuyên bố cả hai nước cùng cam kết bảo vệ quyền của các nước trong việc tự do đi lại trên biển và trên không ở Biển Đông.

“Đó và việc Úc đã làm trong quá khứ và cũng là việc mà chúng tôi sẽ tiếp tục làm”, bà Bishop nói.

Ông Balakrishnan cho biết mặc dù là một quốc đảo nhỏ bé, nhưng tổng giá trị thương mại của Singapore nhiều gấp 3 lần so với GDP của họ, do đó an ninh đi lại trên Biển Đông là vấn đề hết sức thiết thân với Singapore.

Theo Hiệp định phòng thủ FPDA ký kết năm 1971, 5 nước Malaysia, Singapore, Úc, Anh và New Zealand đã cam kết sẽ “tham vấn” nhau trong một sự việc hoặc khi có nguy cơ tấn công vũ trang xảy tới với Malaysia và Singapore.

Theo Reuters, chỉ huy các hoạt động của hải quân Mỹ - đô đốc John Richardson - nói việc Trung Quốc gia tăng tốc độ quân sự hóa trên Biển Đông đã thúc đẩy các nước khác trong khu vực hợp tác với nhau. Từ đó dẫn đến các cuộc tập trận hải quân chung giữa Mỹ, Nhật và Ấn Độ cũng như mối quan hệ hợp tác quốc phòng chưa từng có tiền lệ giữa Mỹ, Nhật và Hàn Quốc.

Đô đốc John Richardson cho biết Mỹ hoan nghênh các nước khác cùng tham gia các cuộc tuần tra chung trên Biển Đông. Nước này cũng đã lên kế hoạch tiếp tục các hoạt động tự do hàng hải trong khu vực 12 hải lý quanh khu vực đảo, đá bị Trung Quốc đơn phương chiếm đóng, bồi đắp thời gian qua tại Biển Đông. 

 


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục