Washington cần chấp nhận rủi ro bị trả đũa để cho Bắc Kinh thấy sự nghiêm túc của mình trong việc trấn áp hoạt động gián điệp thương mại

Ông Putin: “Cấm vận làm nước Nga tổn thương nghiêm trọng”
Ngày 11-1, Tổng thống Nga Vladimir Putin lần đầu tiên thực sự thừa nhận cấm vận kinh tế của các nước phương Tây đã làm Nga “tổn thương nghiêm trọng”.
“Các biện pháp cấm vận đã khiến nước Nga tổn thương nghiêm trọng. Cấm vận của Liên minh châu Âu (EU) là quá kỳ quặc” - ông Putin tuyên bố trong cuộc trả lời phỏng vấn nhật báo Đức Bild. Mỹ và châu Âu trừng phạt kinh tế Nga kể từ khi nước này sáp nhập bán đảo Crimea từ Ukraine.
Cuối tháng 12-2015, EU gia hạn trừng phạt Nga thêm sáu tháng với lý do thỏa thuận hòa bình Minsk giữa lực lượng ly khai do Matxcơva chống lưng và chính quyền Kiev để chấm dứt bạo lực tại miền đông Ukraine chưa được thực hiện một cách đầy đủ.
Ông Putin cũng xác nhận cú đòn mạnh nhất giáng vào nền kinh tế Nga chính là giá năng lượng sụt giảm. “Chúng tôi hứng chịu những thiệt hại nguy hiểm về nguồn thu từ xuất khẩu dầu và khí đốt. Chúng tôi chỉ có thể bù đắp một phần từ những nơi khác” - ông Putin nói.
Tổng thống Nga cho biết năm 2015, GDP Nga sụt giảm 3,8%, lạm phát leo thang tới 12,7%. Dù vậy, ông vẫn cho rằng kinh tế Nga đang dần ổn định trở lại. “Lần đầu tiên trong nhiều năm chúng tôi xuất khẩu thêm đáng kể hàng hóa giá trị cao, và chúng tôi có quỹ dự trữ vàng hơn 300 tỷ USD” - ông Putin tự tin.
Tuy nhiên giới chuyên gia kinh tế quốc tế cảnh báo nước Nga vẫn đang phải đối mặt với một năm 2016 đầy khó khăn khi giá dầu tiếp tục giảm xuống gần 30 USD/thùng. Thậm chí ngân hàng Goldman Sachs dự báo giá dầu có thể sụt xuống 20 USD/thùng.
Chính phủ Nga đề ra ngân sách năm 2016 dựa trên tính toán giá dầu ở mức 50 USD/thùng. Mới đây Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov cho biết Matxcơva có thể phải cắt giảm ngân sách nếu giá dầu tiếp tục áp sát ngưỡng 30 USD/thùng.
Ông Putin kỳ vọng GDP Nga năm nay sẽ quay trở lại tăng trưởng khoảng 0,7%. Tuy nhiên Bộ Tài chính Nga cảnh báo nếu giá dầu cứ duy trì ở mức yếu như hiện nay GDP Nga sẽ tiếp tục sụt 3%. Các nhà kinh tế quốc tế cũng tỏ ra bi quan với viễn cảnh kinh tế Nga.
Trong phiên giao dịch 11-1 sau 10 ngày nghỉ lễ, giá đồng rúp Nga tiếp tục giảm mạnh, hiện chỉ còn 1 USD đổi được 76,1 rúp.
Triều Tiên doạ tấn công Mỹ bằng bom H nếu bị chèn ép
Tổng thống Putin dọn đường để Tổng thống Assad ra đi
Những phát biểu của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong bài phỏng vấn trên báo Bild (Đức) mới đây cho thấy Nga đã sẵn sàng cho một giải pháp chính trị không có tổng thống Syria, Bashar al-Assad.
Nếu cuộc bầu cử tổng thống ở Syria tiến hành một cách dân chủ theo kế hoạch hòa bình do Liên Hiệp Quốc hỗ trợ, thì “ông al-Assad sẽ không cần phải rời khỏi đất nước này (Syria)”, Bloomberg ngày 12.1 trích lời Tổng thống Putin nói trong cuộc phỏng vấn với Bild. Bản nội dung cuộc phỏng vấn do Điện Kremlin cung cấp.
Mặc dù vậy, ông Putin cũng cho rằng: “Không quan trọng việc ông ta (al-Assad) có là Tổng thống (Syria) hay không”.
Cụ thể, Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng ông “ủng hộ một chính quyền hợp pháp ở Syria”, nên đã bảo vệ ông Bashar al-Assad, bao gồm cả việc ủng hộ Syria dùng vũ lực chống lại những tay súng muốn lật đổ chính quyền, theo Bloomberg.
Và khác với trước đây, lần này Nga đã bày tỏ quan điểm khác về vai trò của Tổng thống al-Assad trong các giải pháp hòa bình cho Syria. Điện Kremlin từng bị chỉ trích về các cuộc không kích tại Syria. Mỹ và các tay súng nổi dậy cho rằng Nga không muốn tiêu diệt tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS), thay vào đó đã cố tình đánh tất cả các nhóm nổi dậy để bảo vệ chính quyền ông Assad.
Khi được hỏi liệu có thể cho phép ông Assad tị nạn tại Nga hay không, trong trường hợp Tổng thống Syria phải rời khỏi nước này, Tổng thống Putin khẳng định “có”, nhưng cho rằng quá sớm để bàn về điều này.
“Chúng tôi đã cho Edward Snowden tị nạn, và đó thậm chí còn là việc khó khăn hơn so với hành động tương tự dành cho ông al-Assad”, đài Russia Today dẫn lời ông Putin.
Tổng thống Putin cho rằng việc cho Tổng thống al-Assad tị nạn lúc này còn dễ hơn điều tương tự đối với Edward Snowden trước kia, và "không quan trọng việc al-Assad có là tổng thống ở Syria hay không" - Ảnh: Reuters
Năm 2013, Nga đã cho cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden lánh nạn, bất chấp sự phản đối từ phía Mỹ. Edward Snowden chính là người đã công khai các tài liệu bí mật cho thấy Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) nghe lén hầu hết các nước, kể cả nguyên thủ các quốc gia đồng minh.
Trước đó, tờ The Times of Israel ngày 16.11.2015 loan tin Tổng thống Putin đã nói với Tổng thống al-Assad rằng “ra đi hoặc ông sẽ bị buộc phải đi”.
Những tuyên bố mới đây của ông Putin với tờ Bild của Đức cũng có thể xem là động thái tháo nút thắt quan trọng cho tiến trình đàm phán hòa bình ở Syria.
Ngoài ông Assad, Tổng thống Putin cũng nói rằng ông “ủng hộ cả chính quyền al-Assad lẫn các tay súng nổi dậy” trong cuộc chiến chống lại IS, và ông hy vọng Nga có thể hợp tác cùng các bên liên quan trong việc tiêu diệt tổ chức khủng bố này, theo Russia Today.
Báo Thái Lan phê phán Trung Quốc đưa máy bay ra Trường Sa
Toà tối cao Philippines phê chuẩn hiệp định quân sự với Mỹ
Washington cần chấp nhận rủi ro bị trả đũa để cho Bắc Kinh thấy sự nghiêm túc của mình trong việc trấn áp hoạt động gián điệp thương mại
Sau khi có thông báo về một đợt cắt giảm 300.000 binh lính, tờ báo chính thức của quân đội Trung Quốc cảnh báo các cải cách trong quân đội sẽ gặp nhiều khó khăn và rủi ro do phải thay đổi nền tảng tư duy và có thể sẽ tác động đến một số “nhóm lợi ích đặc biệt”.
Malaysia cân nhắc cho máy bay do thám Mỹ xuất phát từ nước này để tuần tra Biển Đông, đối phó với hoạt động gia tăng của Trung Quốc.
Tổng thống Putin: Kinh tế Nga đã thích nghi với giá dầu thấp
Tỷ phú Ai Cập muốn mua đảo Địa Trung Hải cho người di cư
G20 nhóm họp giữa lúc thị trường tài chính toàn cầu hỗn loạn
USD giảm khi triển vọng Fed nâng lãi suất chưa rõ ràng
Nước ngoài bán ròng hơn 15 tỷ USD cổ phiếu Nhật Bản trong một tuần
Trung Quốc - Nga ký hàng loạt thỏa thuận song phương
Nghi phạm đánh bom Bangkok có thể đến từ Tân Cương
Tổng thống Guatemala từ chức và có nguy cơ bị bắt
Nhật thất vọng với phát biểu của ông Tập Cận Bình trong lễ duyệt binh
Nga kêu gọi lập liên minh quốc tế chống khủng bố
Được mệnh danh là "sát thủ tàu sân bay", tên lửa Đông Phong 21D từ lâu vẫn nằm trong vòng bí mật với nhiều lời đồn đoán.
Hàng chục ngàn người Malaysia ngày 31/8 đồng loạt mặc áo vàng, biểu tình ở Kuala Lumpur và những nơi khác để đòi Thủ tướng Razak từ chức.
Mẫu xe bọc thép đổ bộ mới của Mitsubishi dự kiến có tốc độ di chuyển dưới nước nhanh hơn nhiều so với xe đổ bộ hàng đầu thủy quân lục chiến Mỹ sử dụng.
Làng Jung Myeon (Hàn Quốc) nhỏ bé và hiu quạnh là nơi có thể cảm nhận rõ nhất mọi xung đột, căng thẳng giữa hai miền.
Tờ Sputnik dẫn lời phó chỉ huy Zana Said thuộc Liên minh Kurdistan cho hay, các chiến binh Nhà nước Hồi giáo (IS) sử dụng vũ khí hóa học tại Iraq và Syria như một "biện pháp cuối cùng để bù đắp cho những sự thất bại".
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự