Nga và Mỹ hôm qua đổ lỗi cho nhau về tình hình xung đột ở Ukraine với Washington tiếp tục tố Moscow hỗ trợ phe ly khai còn điện Kremlin bác bỏ cáo buộc này.

Tàu ngầm tấn công Nga bị chiến hạm Anh chặn
Ngày 7/6, một chiếc tàu ngầm tấn công lớp Kilo Stary Oskol của hạm đội Biển Đen Nga bị khu trục hạm 23 HMS Kent của hải quân Hoàng gia Anh chặn tại Biển Bắc, theo Mirror.
Theo kế hoạch, chiếc tàu ngầm được trang bị tên lửa hành trình và ngư lôi này sẽ được tàu chiến Anh áp tải qua eo biển Manche vào 10h ngày 8/6 (giờ địa phương).
Các nguồn tin giấu tên cho biết tàu ngầm Stary Oskol đã bị theo dõi kể từ khi rời khỏi cảng xuất phát ở Severomorsk vào ngày 5/8. Hiện vẫn chưa rõ điểm đến cuối cùng của chiếc tàu ngầm lớp kilo này nhưng theo hành trình của những chuyến đi trước, Stary Oskol được cho là sẽ tiến vào Biển Đen.
"Vụ việc này cho thấy lực lượng hải quân đang duy trì rất tốt sự cảnh giác trên các vùng biển thuộc chủ quyền lãnh hải và quốc tế nhằm đảm bảo an ninh quốc gia và bảo vệ nước Anh khỏi những mối đe dọa tiềm tàng", Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon tuyên bố.
Phát hiện Nga triển khai căn cứ sát biên giới Ukraine
Binh sĩ đồn trú tại căn cứ gần biên giới Ukraine
Hãng tin Reuters ngày 7-6 cho biết Nga đang tăng cường các lực lượng quân sự dọc biên giới phía tây của nước này. Động thái diễn ra vào thời điểm khi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tiến hành các cuộc tập trận quân sự lớn và tăng cường triển khai quân sự ở khu vực Đông Âu (tức phía tây Nga).
Reuters cho biết một phóng viên của hãng tin này đã đến thăm thị trấn Klintsy (Nga), cách biên giới Ukraine khoảng 50 km. Tại đây, người phóng viên thấy một trại quân đội tạm thời, các quân nhân mới đến và các loại xe quân sự.
Quân nhân Nga mua đồ dung trên đường vào một khu trại gần căn cứ đang được tân trang tại thị trấn Klintsy. Ảnh:Reuters
Phóng viên hãng tin Reuters cho biết đã thấy khoảng một chục lều và một số xe quân sự ở trại tạm thời trên. Khu trại nằm trên khoảng trống trong một khu rừng nơi mà các binh sĩ này sẽ đồn trú cho đến khi căn cứ chính thức sẵn sàng hoạt động.
Hai người lính mặc quần áo ngụy trang trông coi một trạm kiểm soát ở khu rừng trên đã đuổi phóng viên này đi, nói rằng họ đang bảo vệ một “địa điểm quân sự đặc biệt”.
Người phóng viên chứng kiến các xe tải quân sự lái qua thị trấn. Khoảng một chục quân nhân có mặt tại một trạm xăng gần khu trại, mua lương thực. Một con đường gần trại đã bị chặn lại bằng các vật cản.
Căn cứ mới nhất trong chuỗi tiền tuyến từ Baltic đến biển Đen
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga không thừa nhận việc triển khai quân tới Klintsy. Thị trấn này thường phục vụ như một điểm dừng cho các tài xế xe tải đi lại giữa Nga, Ukraine và Belarus. Bộ Quốc phòng Nga không trả lời các câu hỏi của Reuters về căn cứ trên và mục đích của nó.
Tuy nhiên, một quan chức thuộc hội đồng quản lý thị trấn cho biết Klintsy đã được chọn là địa điểm đóng quân của một sư đoàn mới được thành lập và cho đến nay có khoảng 240 binh sĩ đã đến. “Có chuyện gì để che giấu hay sao? Rằng họ có đến hay không ư? Họ đã đến và sẽ đồn trú tại đây” - Oleg Kletny, phó Chủ tịch hội đồng quản ý thị trấn, nói.
Ông Kletny cho biết các binh sĩ, từ một sư đoàn bộ binh cơ giới, đã bắt đầu đến từ hôm 30-5. Họ đến từ một căn cứ ở Yekaterinburg, một khu vực miền núi cách Klintsy khoảng 2.000 km về phía đông.
Ông Kletny cho biết các binh sĩ đã được triển khai theo quyết định đầu năm nay của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu về việc thành lập ba sư đoàn mới. Các binh sĩ sẽ đồn trú tại một căn cứ quân sự bị bỏ hoang ở Klintsy mà đang được tân trang lại.
Năm ngoái, Reuters cũng đã báo cáo về việc xây dựng hai căn cứ khác xa hơn về phía nam ở khu vực biên giới của Nga với Ukraine. Như vậy, khi hoàn thành, căn cứ tại thị trấn trên sẽ là bộ phận mới nhất trong chuỗi các địa điểm quân sự của Nga dọc theo tuyến từ khu vực phía bắc biển Baltic đến phía nam biển Đen.
Hãng tin Interfax (Nga) tuần trước dẫn một nguồn thạo tin nói việc triển khai quân sự đến Klintsy “có thể được xem như một phản ứng trước các hoạt động ngày càng gia tăng của khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương gần biên giới Nga”.
Bà Rousseff le lói hi vọng thoát tội
Một làn sóng những bê bối mới đang gây rúng động chính phủ tạm quyền Brazil và phần nào hé “tia sáng cuối đường hầm” với bà Dilma Rousseff.
Hi vọng thoát tội đang nhen nhóm với bà Dilma Rousseff sau một loạt bê bối liên quan tới chính phủ tạm quyền ở Brazil bị phanh phui - Ảnh: Reuters
Theo Reuters, tuần qua thượng nghị sĩ Romario đã gây sốc với chính phủ tạm quyền Brazil khi tuyên bố ông sẽ không bỏ phiếu ủng hộ việc yêu cầu bà Rousseff phải từ chức do những cáo buộc liên quan tới sai phạm ngân sách.
Tuyên bố của ông Romario đưa ra sau một loạt bê bối chính trị bị phanh phui khiến chính quyền ba tuần tuổi của tổng thống tạm quyền Temer rúng động.
Trong đó, đáng kể nhất là việc hai bộ trưởng phải từ chức sau khi các đoạn băng ghi âm rò rỉ cho thấy họ có âm mưu đảo chính nhằm ngăn chặn cuộc điều tra sai phạm tham nhũng quy mô lớn tại Tập đoàn dầu khí quốc gia Petrobras.
Các băng ghi âm bí mật do một bị cáo trong cuộc điều tra tại Petrobras gửi tới các công tố viên đã phần nào ủng hộ phản bác của bà Rousseff khi cho rằng quyết định luận tội bà thực chất chỉ là âm mưu đảo chính của phe đối lập nhằm thâu tóm quyền lực và tránh bị truy tố.
Ngày 7-6, công tố viên đã yêu cầu bắt giữ thêm bốn thành viên cao cấp thuộc Đảng PMDB của tổng thống tạm quyền Temer vì các cáo buộc cố ý cản trở cuộc điều tra. Trong số này, có cả chủ tịch thượng viện và cựu tổng thống Brazil.
Biến cố mới nhất này rất có thể sẽ khiến các thượng nghị sĩ phải cân nhắc lại việc có nên kết tội bà Rousseff và buộc bà phải từ chức luôn hay không.
Theo kết quả các cuộc thăm dò dư luận của truyền thông Brazil, hơn một chục thượng nghị sĩ trong số 55 thượng nghị sĩ đã bỏ phiếu nhất trí luận tội bà Rousseff tháng trước cho biết hiện đã bắt đầu chần chừ chưa quyết định.
Chỉ cần một vài người trong số họ thay đổi quan điểm, phe phái của ông Temer sẽ không đạt được con số 54 phiếu cần thiết, tức 2/3 trong số 81 ghế ở Thượng viện Brazil để có thể kết tội bà Rousseff.
Nếu tình hình diễn ra theo cách đó, bà Rousseff sẽ lại có thể tiếp tục nhiệm kỳ tổng thống của mình cho tới năm 2018. Tuy nhiên, nhiều người ở Brazil vẫn nghĩ bà rất khó để tiếp tục tại vị và có thể Brazil sẽ phải tổ chức bầu cử sớm.
Trung Quốc mưu đồ dựng 'pháo đài tàu ngầm' ở Biển Đông
Báo Guardian gần hai tuần trước đưa tin Bắc Kinh chuẩn bị triển khai tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo tới Biển Đông. Để biện minh cho hành động này, Trung Quốc cho rằng họ làm vậy chủ yếu nhằm đối phó với các động thái quân sự của Mỹ tại Hàn Quốc. Nhưng thực tế, Trung Quốc đã lên kế hoạch cho điều này hàng thập kỷ qua, theo tạp chí Weekcủa Anh.
Quân đội Trung Quốc, trong cuộc tranh chấp lãnh thổ trên biển, đã tự đặt mình vào vị thế đối đầu với Mỹ cũng như các nước láng giềng trong khu vực. Tự do hàng hải ở Biển Đông rõ ràng đang gặp nguy hiểm bởi các kế hoạch chuẩn bị cho kịch bản chiến tranh hạt nhân của Trung Quốc, bình luận viên Kyle Mizokami nhận định.
Biển Đông là một trong những khu vực có ý nghĩa chiến lược và kinh tế quan trọng nhất thế giới, chiếm 1/3 giao thương hàng hải quốc tế. Vùng biển này rất giàu tài nguyên, đặc biệt, nó còn chứa một trữ lượng lớn dầu mỏ và khí đốt.
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với khoảng 90% diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển các nước như Việt Nam, Philippines, Brunei... Bắc Kinh đang ráo riết thực thi tuyên bố bằng cách bồi đắp trái phép, biến các bãi đá, rạn san hô trên Biển Đông thành đảo nhân tạo hay tiền đồn quân sự.
'Pháo đài' kiên cố
Thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Liên Xô và Mỹ phân chia công cụ răn đe hạt nhân chiến lược thành ba mũi nhọn, gồm tên lửa tầm xa, máy bay ném bom chiến lược và tàu ngầm trang bị tên lửa hạt nhân. Việc đa dạng hóa này nhằm mục đích đảm bảo kho vũ khí hạt nhân không bị phá hủy chỉ bởi một cuộc tấn công phủ đầu chớp nhoáng của đối phương.
Mỹ, với lực lượng hải quân mạnh cùng công nghệ hiện đại, gần như có thể đưa tàu ngầm tới bất kỳ địa điểm nào. Liên Xô sở hữu những tàu ngầm thua kém hơn về công nghệ, tên lửa tầm bắn ngắn hơn và hải quân cũng không mạnh bằng. Để bảo vệ hạm đội tàu ngầm tên lửa của mình, Liên Xô đã thiết lập nên hai "pháo đài", một ở Đại Tây Dương và một ở Thái Bình Dương.
Định nghĩa "pháo đài tàu ngầm" trong chiến lược hải quân là một khu vực có những lớp bảo vệ kiên cố, nơi tàu ngầm có thể hoạt động một cách an toàn. Thông thường, đường bờ biển của "pháo đài" này sẽ được giám sát chặt chẽ bởi hệ thống cảm biến, tàu mặt biển, tàu ngầm và không quân.
Là một cường quốc đang lên, Trung Quốc hiện theo đuổi một chiến lược giống với những gì Mỹ và Liên Xô làm cách đây 50 năm. Bắc Kinh cũng nắm trong tay tên lửa mặt đất, máy bay ném bom chiến lược và tàu ngầm gắn tên lửa hạt nhân. Trung Quốc bên cạnh đó còn đang xây dựng một "pháo đài" cho riêng mình và nó nằm ngay trên Biển Đông, Mizokami nhấn mạnh.
Trong một bài viết mới đây trên National Interest, chuyên gia Bonnie Glaser đã chỉ ra 4 điểm yếu cốt tử của hạm đội tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc, trong đó hạn chế về tầm bắn của vũ khí và khả năng tàng hình của tàu ngầm buộc Bắc Kinh phải tìm địa điểm lý tưởng để có thể bảo vệ hạm đội tàu ngầm trước khả năng săn tìm của Mỹ và đồng minh.
Theo đó, việc kiểm soát được Biển Đông thông qua hoạt động bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo phi pháp có thể giúp Trung Quốc khắc phục những hạn chế của căn cứ tàu ngầm hiện nay trên đảo Hải Nam, bởi các tàu ngầm khi hoạt động xa căn cứ này rất dễ bị các hệ thống săn ngầm của Mỹ phát hiện.
"Biển Đông là nơi rất tốt để Trung Quốc che giấu hạm đội tàu ngầm của mình. Vùng biển này có nơi sâu đến hàng nghìn mét, với nhiều rãnh núi ngầm bên dưới, giúp tàu ngầm có thể dễ dàng ẩn nấp mà không bị phát hiện", giáo sư Carl Thayer, chuyên gia phân tích an ninh tại Đại học New South Wales (Australia) nhận định hồi năm ngoái.
Trung Quốc nói rằng việc điều động tàu ngầm xuống Biển Đông là để đối phó với hệ thống chống tên lửa THAAD Mỹ đặt ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, Mizokami cho rằng cái cớ này không phù hợp, vì hệ thống tên lửa đánh chặn ở Hàn Quốc của Mỹ chỉ nhằm đối phó với Triều Tiên chứ không phải với Trung Quốc.
Bởi vậy, lời giải thích mà Bắc Kinh đưa ra chỉ nhằm mục đích giúp họ trông giống như một nạn nhân của Mỹ. Việc Trung Quốc đặt căn cứ tàu ngầm lớn nhất của mình trên đảo Hải Nam, tiếp giáp Biển Đông, cho thấy một sự thật là nước này đã chuẩn bị để đưa tàu ngầm hạt nhân xuống vùng biển này suốt nhiều năm trời, Mizokami nhận định.
Theo ông, các hành động bồi lấp đảo nhân tạo, xây dựng công trình quân sự phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông có lẽ không đơn thuần chỉ nhằm phô diễn sức mạnh hay tranh giành lợi ích. Bắc Kinh dường như đang hành động bởi họ cảm thấy cần phải làm điều đó trên Biển Đông.
Theo đó, nhiều khả năng Trung Quốc cho rằng những lợi ích của việc có một địa điểm trú ẩn và hoạt động an toàn cho hạm đội tàu ngầm tên lửa hạt nhân quan trọng hơn phản ứng tiêu cực của thế giới đối với cách hành xử của họ.
Điều đó có nghĩa Bắc Kinh sẽ không bao giờ lùi bước trên Biển Đông, bởi họ coi vũ khí hạt nhân hay bất kỳ thứ gì cần thiết cho sự sống còn của mình đều "không thể thương lượng", ông Mizokami bình luận.
Washington và các đồng minh khu vực vẫn kiên quyết phản đối những tuyên bố chủ quyền phi lý từ Bắc Kinh. Đối với Mỹ, việc Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát và biến Biển Đông thành một "pháo đài tàu ngầm" sẽ là cú giáng mạnh vào uy tín cũng như vị thế siêu cường của nước này, giới quan sát nhận xét. Điều Mỹ cần làm bây giờ là nhanh chóng ngăn chặn đà tiến của Trung Quốc trước khi các nước láng giềng chấp nhận "sự đã rồi" mà quốc gia này tạo ra.
Theo Mizokami, hiện tại, tranh chấp trên Biển Đông là cuộc đối đầu giữa hai phe, mỗi bên đều thực hiện những điều mà họ cho là phải làm. Đây là một tình thế nguy hiểm, không có chỗ cho thỏa hiệp hay rút lui, và có thể sẽ còn kéo dài thêm nhiều năm nữa.(VNEX)
Lãnh đạo quốc phòng Đài Loan đòi gửi 40.000 đạn cối ra Ba Bình
Theo tờ Thời báo Đài Bắc, lãnh đạo cơ quan quốc phòng của Đài Bắc ông Phùng Thế Khoan (Feng Shih-kuan) vào ngày 6-8 đã bày tỏ mong muốn chuyển 40.000 quả đạn cối ra đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng đang bị Đài Bắc chiếm đóng trái phép.
Phát biểu về vấn đề biển Đông trước Ủy ban Đối ngoại và Quốc phòng của cơ quan lập pháp Đài Bắc, ông Phùng cho biết số đạn cối này trong vòng 1 tháng sẽ được đưa ra đảo Ba Bình và quần đảo Đông Sa.
Chính quyền Đài Bắc trong thời gian qua đã bố trí một hệ thống súng cối 40 mm trên đảo Ba Bình. Ông Phùng cho rằng các tiền đồn của chính quyền Đài Bắc cần được tiếp thêm đạn dược để tăng cường khả năng phòng thủ và xây dựng thêm cơ sở hạ tầng.
Tuyên bố này của ông Phùng vấp phải nhiều phản ứng dữ dội của đảng đối lập Quốc dân đảng, chỉ trích chính quyền do đảng Dân Tiến lãnh đạo đang muốn tái khởi động chính sách “hiếu chiến” trên biển Đông. Ngày 7-8, Lý Ngạn Tú - thành viên lập pháp thuộc Quốc dân đảng chỉ trích tuyên bố của ông Phùng làm “rò rỉ bí mật quốc gia”, từ bỏ chính sách ngoại giao mềm dẻo.
Thành viên lập pháp thuộc Quốc dân đảng Vương Dục Mẫn thì chỉ trích nội các mới của chính quyền Đài Bắc không đủ năng lực. “Các chuyên gia đều cho rằng tuyên bố của ông Phùng là thiếu chuyên nghiệp và kiêu ngạo”, bà Vương cho biết. Bà cũng kêu gọi Đài Bắc nhanh chóng thay thế ông Phùng bằng một người phù hợp hơn với công việc.
Trong khi đó, phát ngôn viên cơ quan quốc phòng Đài Bắc đại tá Trần Trung Cát khẳng định số đạn dược dự tính chuyển ra đảo Ba Bình sẽ bao gồm nhiều loại, trong đó có cả vũ khí hạng nhẹ. Ông Trần cho biết việc tiếp đạn ra các đảo là hoạt động bình thường của lực lượng phòng vệ và được yêu cầu bởi Cơ quan Bảo vệ Bờ biển (COA) nhằm mục đích “huấn luyện và gìn giữ hòa bình”, theo tờ Thời báo Đài Bắc.
Hiện chính quyền Đài Bắc - Trung Hoa đang chiếm đóng trái phép trên đảo Ba Bình, đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Nga và Mỹ hôm qua đổ lỗi cho nhau về tình hình xung đột ở Ukraine với Washington tiếp tục tố Moscow hỗ trợ phe ly khai còn điện Kremlin bác bỏ cáo buộc này.
Bất chấp căng thẳng trong quan hệ song phương, Nga cho đến nay vẫn chưa có bất kì bình luận gì liên quan đến khả năng sử dụng yếu tố năng lượng để trả đũa Thổ Nhĩ Kỳ.
Trung Quốc sẽ là bên thất trận và phải hổ thẹn cả nghìn năm nếu không nhanh chóng cải cách quân đội để bắt kịp với lực lượng của các cường quốc quân sự trên thế giới, Nhật báo Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc bình luận.
Trung Quốc cảnh báo nguy cơ quân đội bại trận trong tủi hổ
Thổ Nhĩ Kỳ xây tường dọc biên giới với Syria
Georgia cáo buộc trực thăng chiến đấu Nga xâm phạm không phận
Triều Tiên không thể có bom H
Nhật, Ấn Độ tăng cường quan hệ toàn diện
Hơn một thập kỷ đã trôi qua kể từ khi cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush ra lời hiệu triệu các nước tham gia vào cái gọi là “cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố toàn cầu”, thế giới đã trải qua nhiều thăng trầm liên quan tới khủng bố. Và sự xuất hiện của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng trong những năm gần đây đang khiến cho cuộc chiến chống khủng bố ngày càng trở nên rối ren. Vậy tại sao chiến lược chống khủng bố của Mỹ và phương Tây hiện nay lại không hiệu quả với IS?
Putin: Bất cứ lực lượng nào đe doạ Nga sẽ bị tiêu diệt
Thủ tướng Medvedev: Kinh tế Nga đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất
Mỹ tiêu diệt “bộ trưởng tài chính” của IS
"Thành phố ma" của Trung Quốc có nguy cơ vỡ nợ trái phiếu vào tuần tới
Thủ tướng Malaysia quyết không từ chức
Vì lời kêu gọi cấm người Hồi giáo vào Mỹ, tỷ phú Donald Trump bị dự đoán có thể sẽ phải sớm rời vị trí tranh cử Tổng thống Mỹ.
Sự ủng hộ dành cho Trump đã tăng lên trong những ngày sau khi ông đề nghị cấm cửa người theo đạo Hồi...
Trung Quốc đứng đầu danh sách tuồn 'tiền đen' ra nước ngoài
Nga bác cáo buộc của Thổ Nhĩ Kỳ về thanh lọc sắc tộc ở Syria
Israel thử thành công tên lửa đạn đạo đánh chặn
Singapore tuyên bố châu Á - Thái Bình Dương cần sự hiện diện của Mỹ
70.000 giáo sĩ Hồi giáo đồng lòng chống khủng bố
Sau khi hụt giải "Nhân vật của năm" của tạp chí TIME (Mỹ), ứng viên tổng thống Mỹ bên Đảng Cộng hòa Donald Trump chê TIME đã chọn "người phá hoại nước Đức”.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự