tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 02-12-2015

  • Cập nhật : 02/12/2015

Nga tố NATO bao che Thổ Nhĩ Kỳ

Theo Đại diện thường trực của Nga tại NATO, mặc dù đã nhận được thông tin từ Nga rằng Thổ Nhĩ Kỳ cố tình bắn hạ máy bay Su-24, nhưng NATO không nói năng gì.

dai dien nga ngay 1-12 to nato bao che tho nhi ky trong vu ban roi su-24. trong anh: tong thu ky nato jens stoltenberg (trai) va thu tuong tho nhi ky ahmet davutoglu tai cuoc gap ngay 30-11 - anh: nato

Đại diện Nga ngày 1-12 tố NATO bao che Thổ Nhĩ Kỳ trong vụ bắn rơi Su-24. Trong ảnh: Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (trái) và Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu tại cuộc gặp ngày 30-11 - Ảnh: NATO

Tuyên bố do đại diện Nga tại NATO, ông Alexander Grushko, đưa ra ngày 1-12.

Theo đó, ông đã cung cấp cho Phó Tổng thư ký NATO Alexander Vershbow thông tin chứng minh Ankara cố ý bắn hạ chiếc Su-24 của Nga ngày 24-11.

Tuy nhiên, ông Vershbow đã không đưa ra bất cứ đánh giá nào về hành động của Thổ Nhĩ Kỳ, cho thấy tổ chức này có ý bao che cho Ankara, theo ông Grushko.

Ông Grushko cũng thêm rằng quyết định bắn hạ máy bay Nga của Thổ Nhĩ Kỳ là đi ngược lại quy định của NATO, và với thái độ bao che cho Thổ, NATO cũng "có tội" trong sự cố Su-24, theo UPI. 

Trước đó hôm 26-11, sau khi xảy ra vụ bắn rơi Su-24, NATO tuyên bố họ vẫn giữ tình đoàn kết với Thổ Nhĩ Kỳ.

Phía Thổ Nhĩ Kỳ nói họ bắn máy bay Nga do máy bay này xâm phạm không phận, và họ đã nhiều lần cảnh báo nhưng phi công làm ngơ. Trong khi đó Matxcơva khăng khăng máy bay mình đang ở không phận Syria thì bị bắn, và hành động của Thổ Nhĩ Kỳ là cố ý, đồng thời yêu cầu Ankara xin lỗi.

Tuy nhiên cho đến hôm qua 30-11, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu tuyên bố nước ông sẽ không xin lỗi Nga. Ông còn cảnh báo những vụ việc tương tự có nguy cơ sẽ xảy ra nếu Nga và NATO tiếp tục các chiến dịch riêng biệt chống lại nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria.


Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi Nga mở lại kênh liên lạc quân sự

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu hôm nay kêu gọi mở các kênh liên lạc quân sự giữa nước này với Nga nhằm tránh tái diễn những tai nạn như vụ máy bay Nga bị bắn hạ.
thu tuong tho nhi ky ahmet davutoglu. anh: reuters.

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu. Ảnh: Reuters.

 

"Chúng tôi kêu gọi Nga một lần nữa mở các kênh liên lạc quân sự để tránh xảy ra tai nạn tương tự. Hãy để mở các kênh ngoại giao", Reuters dẫn lời Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu phát biểu trong cuộc họp báo trước khi bắt đầu chuyến thăm chính thức Cyprus.

Ông Davutoglu cho rằng Nga và Thổ Nhĩ Kỳ nên "ngồi xuống và đối thoại thay vì đưa ra những cáo buộc vô căn cứ".

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ thông báo sẽ tiếp tục nỗ lực đẩy bật phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) khỏi khu vực ở Syria, gần biên giới với nước này.

Căng thẳng đang gia tăng giữa Moscow và Ankara sau khi Thổ Nhĩ Kỳ hôm 24/11 tuyên bố bắn hạ cường kích Su-24 của Nga với lý do máy bay Nga xâm phạm không phận. Tuy nhiên, phía Nga lại nói phi cơ của họ đang hoạt động ở Syria và chính chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ mới đi vào không phận Syria.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan trước đó đề xuất gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu đang diễn ra ở Paris, Pháp, nhưng bị từ chối. Ông Erdogan gọi đây là cơ hội để hàn gắn lại mối quan hệ rạn nứt giữa hai nước.

Bộ Quốc phòng Nga đình chỉ liên lạc quân sự với phía Thổ Nhĩ Kỳ và triển khai tàu chiến đến vùng biển Syria ngay sau khi máy bay nước này bị bắn hạ. Tổng thống Putin ngày 28/11 còn ký sắc lệnh áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ. Ông tố Thổ Nhĩ Kỳ bắn máy bay Nga vì dầu của IS, cáo buộc bị ông Erdogan gọi là "vu cáo".


UAE sẵn sàng góp quân diệt IS ở Syria

Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất thông báo sẵn sàng điều bộ binh chống Nhà nước Hồi giáo ở Syria, mô tả chiến dịch không kích của Nga tại quốc gia này là đợt tấn công nhằm vào "kẻ thù chung".
ngoai truong cac tieu vuong quoc arab thong nhat (uae) anwar gargash. anh:reuters.

Ngoại trưởng Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) Anwar Gargash. Ảnh:Reuters.

 

Hãng tin WAM hôm qua dẫn lời Ngoại trưởng Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) Anwar Gargash cho biết UAE sẽ "tham gia mọi nỗ lực quốc tế yêu cầu can thiệp trên bộ để chống chủ nghĩa khủng bố".

Theo ông Gargash, "các quốc gia trong khu vực nên chịu phần nào gánh nặng" của một đợt can thiệp như vậy. UAE hiện là thành viên trong liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu không kích Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria và Iraq.

Những lời kêu gọi chiến dịch can thiệp chống IS nên mở rộng thêm lực lượng bộ binh ngày càng tăng do nhóm phiến quân vẫn trụ vững sau hơn một năm bị không kích và tấn công khủng bố nước ngoài như loạt vụ đánh bom tự sát cùng xả súng ở thủ đô Paris, Pháp, tối 13/11.

Nga triển khai chiến dịch không kích riêng ở Syria từ cuối tháng 9. Iran được cho là đã điều hàng trăm binh sĩ tới hỗ trợ chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Ông Gargash cho biết "không ai khó chịu về việc Nga ném bom Daesh hay al-Qaeda bởi chúng là kẻ thù chung". Daesh là tên Arab của IS. Đây là phản ứng chính thức đầu tiên từ UAE về chiến dịch quân sự của Nga.

John McCain, chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, cùng thượng nghị sĩ Lindsey Graham hôm 29/11 kêu gọi tập hợp 100.000 binh sĩ nước ngoài, chủ yếu từ các quốc gia Hồi giáo dòng Sunni trong khu vực, để đối phó với IS ở Syria.


Nga cũng gánh mất mát từ đòn trả đũa Thổ Nhĩ Kỳ

Nga áp đặt các biện pháp trừng phạt với Thổ Nhĩ Kỳ để trả đũa việc nước này bắn hạ một máy bay Nga, nhưng chúng cũng tác động đến Moscow.
tong thong nga vladimir putin (trai) va nguoi dong cap tho nhi ky tayyip erdogan. anh: sputnik/reuters.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan. Ảnh: Sputnik/Reuters.

 

Moscow cấm nhập khẩu một số loại hàng hóa từ Ankara, hạn chế đi lại và dự định yêu cầu vài doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ dừng hoạt động ở Nga. Động thái trên được đưa ra sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một máy bay chiến đấu của Nga gần biên giới với Syria hôm 24/11. Thổ Nhĩ Kỳ không xin lỗi, cho rằng nước này hành động để tự vệ.

Nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chịu tác động trực tiếp. Giới phân tích ước tính lệnh trừng phạt từ Moscow sẽ làm tốc độ tăng trưởng hàng năm của Ankara, vốn rất trì trệ, giảm 0,5%. Đồng lira Thổ Nhĩ Kỳ trong năm nay đã mất gần 20% giá trị so với USD.

Các nhà xuất khẩu tại Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường lượng hàng hóa xuất sang Nga sau khi Moscow cấm nhập khẩu thực phẩm từ Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và nhiều nước phương Tây khác hồi năm ngoái, đáp trả những lệnh trừng phạt áp đặt lên Moscow liên quan đến khủng hoảng Ukraine.

Nga hiện chưa công bố danh sách chi tiết những mặt hàng cấm nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ nhưng Phó thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich hôm qua cho biết chúng có thể là trái cây và rau.

Các nhà xuất khẩu Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hứng chịu thiệt hại. Tuy nhiên, lệnh trừng phạt kinh tế có thể sẽ tác động ngược trở lại Nga.

"Khoảng một phần tư tổng lượng thực phẩm nhập khẩu của Nga là từ Thổ Nhĩ Kỳ", CNN dẫn lời William Jackson, chuyên gia kinh tế về thị trường mới nổi tại Capital Economics, nói. "Nguồn hàng từ nơi khác sẽ đắt hơn".

Lạm phát tại Nga trong năm nay cũng tăng cao, gây thêm áp lực cho nền kinh tế vốn đang suy thoái.

Nga còn tạm hoãn cấp thị thực du lịch miễn phí cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ, bắt đầu từ ngày 1/1/2016, và cấm công dân Thổ Nhĩ Kỳ làm việc tại Nga. Họ cần có giấy phép đặc biệt nếu muốn làm việc cho công ty Nga.

Thiệt hại chính sẽ từ những hạn chế trong ngành du lịch. Nga đã cấm các hãng du lịch bán vé hành trình đến Thổ Nhĩ Kỳ và cấm các chuyến bay thuê đến Thổ Nhĩ Kỳ hoặc từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Nga.

Du khách Nga là yếu tố quan trọng đối với ngành du lịch Thổ Nhĩ Kỳ. Nước này đón khoảng 4,5 triệu người Nga trong năm 2014. Số liệu chính thức từ Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy người Nga chiếm hơn 12% tổng số khách du lịch, nhiều thứ hai chỉ sau người Đức.

"Trong trường hợp tồi tệ nhất, không có khách du lịch người Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ suốt năm 2016, doanh thu từ ngành du lịch Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mất khoảng 3 tỷ USD, tương đương 0,4% GDP", Jackson nói.

Tuy nhiên, tác động từ lệnh trừng phạt Nga phần nào được bù đắp bởi nguồn hỗ trợ tài chính từ EU. EU hôm 29/11 nhất trí chi 3 tỷ euro (3,2 tỷ USD) cho Ankara để hỗ trợ 2,2 triệu người tị nạn Syria đang ở Thổ Nhĩ Kỳ. Đổi lại, Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý hành động để giới hạn lượng người di cư đến châu Âu.


Malaysia kêu gọi Philippines hợp tác chống khủng bố

Malaysia ngày 30-11 kêu gọi tăng cường hợp tác với Philippines để giảm thiểu các mối đe dọa khủng bố trong khu vực. Hai nạn nhân bị Abu Sayyaf bắt cóc tại Sabah - Ảnh: CNA Hai nạn nhân bị Abu Sayyaf bắt cóc tại Sabah - Ảnh: CNA Channel NewsAsia cho biết động thái trên của Malaysia là do thông tin tình báo thu thập được cho thấy các phiến quân tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) đang cố gắng tập hợp các phiến quân trong khu vực, bao gồm nhóm khủng bố Abu Sayyaf tại Philippines để hình thành một phong trào IS tại Đông Nam Á. Tuần trước các nhà chức trách Philippines đã bắt giữ hai thành viên của nhóm Abu Sayyaf vì liên quan đến vụ bắt cóc hai người Malaysia tại một nhà hàng hải sản ở bang Sabah và sau đó chặt đầu một trong hai nạn nhân này. Tổng giám đốc cảnh sát quốc gia Malaysia, đại tướng Khalid Abu Bakar, tuyên bố ông muốn dẫn độ hai thành viên nhóm Abu Sayyaf trên để bắt họ đối mặt với sự phán xét tại quốc gia này. Vụ giết người kinh khủng gây chấn động Malaysia và khiến chính phủ nước này quyết tâm tăng cường cuộc chiến chống khủng bố. Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein cho biết việc hợp tác với Philippines là nhằm quét sạch nhóm phiến quân Abu Sayyaf khỏi thành trì của chúng tại Jolo ở miền nam Philippines. Ông Hishamuddin nhấn mạnh rằng mối đe dọa hiện nay trong khu vực gia tăng sau khi Abu Sayyaf ủng hộ IS và lên kế hoạch thành lập một Nhà nước Hồi giáo tại biển Sulu. Nhóm Abu Sayyaf nổi tiếng là nhóm chuyên bắt cóc và đòi tiền chuộc.


 

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục