tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh tối 29-05-2016

  • Cập nhật : 29/05/2016

Ông Putin trách móc phương Tây tại Hi Lạp

Trong chuyến công du tới quốc gia EU đầu tiên năm 2016 này, tổng thống Nga đã chỉ trích gay gắt những chính sách gây khó dễ của phương Tây với Matxcơva.

tong thong nga vladimir putin (phai) va co van doi ngoai cua ong, yury ushakov, trong mot cuoc hop tai matxcova - anh: ap

Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và cố vấn đối ngoại của ông, Yury Ushakov, trong một cuộc họp tại Matxcơva - Ảnh: AP

Theo AP, tổng thống Nga cho rằng động thái vận hành hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ gần đây rõ ràng là nguy cơ an ninh với Nga và tuyên bố sẽ có phản ứng đáp trả.

Ông Putin đã tới thủ đô Athens của Hi Lạp trong chuyến công du 2 ngày, bắt đầu từ ngày 27-5. Trong các cuộc hội đàm giữa hai bên, tổng thống Nga đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ Mỹ và các đồng minh NATO, cáo buộc họ gây sức ép lên những hoạt động hợp tác về thương mại và năng lượng của Nga.

Đầu tháng này, việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tại Romania đã dẫn tới phản ứng mạnh mẽ từ Nga. NATO nói hệ thống này thuần túy mang tính phòng thủ và chỉ để nhằm phản ứng trước thực tế gia tăng các loại tên lửa đạn đạo toàn cầu.

“Chúng tôi vẫn luôn nghe nói rằng việc đó không phải là nguy cơ chống lại Nga, nó không nhằm vào Nga. Nhưng đương nhiên đó là nguy cơ với chúng tôi. Nó có thể dễ dàng được thay đổi để trở thành phương tiện tấn công”, ông Putin tuyên bố ngày 27-5.

Đồng thời tái khẳng định quan điểm về Crimea: “Vấn đề của Crimea đã hoàn toàn chấm dứt, dựa trên nguyện vọng của người dân ở đó. Nga sẽ không bao giờ nói lại việc này nữa”.

Athens vẫn rất mong muốn duy trì quan hệ thân thiết truyền thống với nước Nga thời hậu Xô Viết, bất kể việc họ vẫn tham gia với EU trong các lệnh trừng phạt chống lại Matxcơva.


Nga tăng sức mạnh quân sự ở quần đảo tranh chấp với Nhật

Bộ Quốc phòng Nga cho biết sẽ dùng những biện pháp chưa từng có để nâng cấp cơ sở quân sự tại quần đảo Kuril, nơi Nhật Bản cũng tuyên bố chủ quyền. 
quan doi nga trong le duyet binh tai quang truong do hom 9/5. anh: afp

Quân đội Nga trong lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ hôm 9/5. Ảnh: AFP

Thượng tướng Sergei Surovikin, chỉ huy quân khu miền đông, hôm qua cho biết với gói nâng cấp hạ tầng cơ sở quân sự, Nga sẽ loại trừ mọi nguy cơ rủi ro dù là nhỏ nhất, theo AFP.

Theo đó, Nga sẽ tái vũ trang các đơn vị quân đội ở Kuril và tăng trợ cấp xã hội cho binh lính và thành viên gia đình. Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu hồi tháng 3 tuyên bố sẽ triển khai hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Kuril.

Đầu tháng 5, Nga đã cử 6 tàu trong Hạm đội Thái Bình Dương tới đảo không người Matua trong quần đảo Kuril để nghiên cứu khả năng đặt căn cứ trong tương lai. 

Các căn cứ quân sự Nga đặt trên quần đảo Kuril (Nhật gọi là Lãnh thổ phương Bắc) là nguyên nhân khiến Moscow và Tokyo chưa ký kết hiệp ước hòa bình sau Thế chiến 2. Nhật tuyên bố chủ quyền đối với 4 hòn đảo trong quần đảo này, bị Hồng quân Liên Xô chiếm giữ sau khi Nhật đầu hàng năm 1945.

Căng thẳng trong tranh chấp chủ quyền quần đảo Kuril trong nhiều thập kỷ đã ngăn cản quan hệ thương mại song phương. Năm 2015, Nga khiến Nhật Bản tức giận khi xây dựng hai trạm đồn trú cho quân đội tại Kuril và Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đến thăm quần đảo.


Trung Quốc tức giận với tuyên bố G7 về biển Đông

Trung Quốc xa gần rằng các thành viên G7 nên tham gia hội nghị G20 Trung Quốc chủ trì trong năm nay với vai trò xây dựng hơn.

Trung Quốc ngày 27-5 đã lên tiếng chỉ trích tuyên bố của hội nghị G7 tại Nhật bày tỏ lo ngại về biển Đông.

Các lãnh đạo G7 - Canada, Pháp, Đức, Mỹ, Ý, Anh, Nhật - và đại diện từ Liên minh châu Âu đã họp trong hai ngày ở Nhật (26 và 27-5). Tuyên bố chung ngoài những điểm thống nhất về kinh tế còn bày tỏ lo ngại về các tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông và biển Đông.


Các lãnh đạo G7 tại Nhật. (Ảnh: AP)

“Nước chủ nhà Nhật đã kích động vấn đề biển Đông và tạo thêm căng thẳng. Trung Quốc lịch liệt phản đối những gì Nhật và các nước G7 đã làm” - Tân Hoa xã (Trung Quốc) dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh.

Bà Hoa Xuân Oánh cảnh cáo hành động của Nhật và G7 không có lợi cho sự ổn định của biển Đông và không phù hợp với tiêu chí hoạt động của G7 là tập trung vào kinh tế.

Bà Hoa Xuân Oánh xa gần đến hội nghị G20 Trung Quốc sẽ chủ trì trong năm nay và nói rằng Trung Quốc hy vọng các thành viên G7 sẽ tham gia G20 với vai trò xây dựng hơn.


Putin dọa đặt Ba Lan, Romania vào tầm ngắm tên lửa Nga

Tổng thống Vladimir Putin hôm qua cảnh báo Romania và Ba Lan có thể tự biến mình thành mục tiêu của tên lửa Nga vì hai nước này là nơi bố trí các yếu tố trong một hệ thống lá chắn tên lửa Mỹ.
tong thong nga vladimir putin trong buoi hop bao chung voi thu tuong hy lap alexis tspiras ngay 27/5. anh: reuters.

Tổng thống Nga Vladimir Putin trong buổi họp báo chung với Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tspiras ngày 27/5. Ảnh: Reuters.

Quân đội Mỹ hồi đầu tháng thông báo lá chắn tên lửa, để ngăn chặn những nguy cơ từ Iran, không nhằm đe dọa Nga, được kích hoạt ở khu vực thuộc Romania. Dự án lá chắn tên lửa còn đang được triển khai tại Ba Lan

"Mới chỉ ngày hôm qua, người dân Romania còn không biết ở trong tầm ngắm là như thế nào. Hôm nay, chúng tôi sẽ buộc phải có biện pháp chắc chắn để đảm bảo an ninh", Reuters dẫn lời Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tspiras ở Athens. "Ba Lan cũng trong tình trạng tương tự".

Tổng thống Putin không nêu cụ thể những biện pháp trên là gì nhưng nhấn mạnh Moscow chỉ đáp trả các bước đi của Washington. "Chúng tôi sẽ không hành động trước trừ khi thấy có tên lửa ở khu vực láng giềng", ông nói.

Ông cho biết việc cần lá chắn tên lửa để phòng thủ trước Iran là vô nghĩa bởi chương trình hạt nhân của Tehran đã bị hạn chế theo thỏa thuận hạt nhân. Trong khi đó, tên lửa thuộc lá chắn lại dễ dàng vươn tới các thành phố Nga.

"Sao có thể nói nó không tạo ra mối đe dọa với chúng tôi?", Tổng thống Putin đặt câu hỏi. Ông bày tỏ sự thất vọng khi ý kiến về lá chắn tên lửa từ Nga không được tiếp nhận. "Chúng tôi đã lặp lại nhiều lần rằng chúng tôi sẽ buộc phải đáp trả. Không ai muốn nghe chúng tôi. Không ai muốn đàm phán với chúng tôi".


Trung Quốc lại tiếp tục gây căng thẳng ở biển Đông

Đài truyền hình Mỹ Fox News ngày 26-5 (giờ địa phương) đưa tin hình ảnh vệ tinh của Công ty ImageSat International chụp hồi tháng trước cho thấy lần đầu tiên Trung Quốc ngang nhiên triển khai một máy bay không người lái Cáp Nhĩ Tân BZK-005 trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Đây là loại máy bay trinh sát sử dụng công nghệ tàng hình do Trung Quốc sản xuất và không trang bị vũ khí. Ngoài ra, hình ảnh vệ tinh cũng cho thấy một số tên lửa đất đối không HQ-9 (triển khai trên đảo Phú Lâm hồi tháng 2) đã được di chuyển từ cụm pháo phía bắc đảo đến vị trí khó tấn công hơn nếu xảy ra không kích.

Trước đó, báo The Guardian (Anh) đưa tin quân đội Trung Quốc chuẩn bị lần đầu tiên triển khai tàu ngầm trang bị tên lửa mang đầu đạn hạt nhân ra Thái Bình Dương. Báo cáo của Lầu Năm Góc trình Quốc hội Mỹ hôm 10-5 đã dự báo Trung Quốc sẽ dùng tàu ngầm hạt nhân tuần tra trong năm 2016.

The Guardian ghi nhận lý do chính để quân đội Trung Quốc triển khai tàu ngầm là do Mỹ dự kiến triển khai hệ thống tên lửa đánh chặn ở Hàn Quốc. Bắc Kinh khăng khăng cho rằng hệ thống này sẽ đe dọa an ninh Trung Quốc.

Cùng ngày, người phát ngôn Lầu Năm Góc Bill Urban đã thông báo kết luận về sự cố máy bay tiêm kích Trung Quốc chặn máy bay Mỹ ở khoảng cách hơn 15 m hồi tuần trước trên biển Đông.

Ông nhấn mạnh hành vi nguy hiểm của máy bay Trung Quốc đã vi phạm thỏa thuận về Quy tắc tránh va chạm bất ngờ trên biển (CUES) hai bên đã ký kết năm 2015 và nguyên tắc của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế. Ông cho biết vụ này đã được đưa ra cuộc họp về Thỏa thuận Tham vấn hàng hải quân sự (hai nước ký kết năm 1998) ở Hawaii trong hai ngày 24 và 25-5.

Thông báo này nhằm bác bỏ tuyên bố ngay trước đó của người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân bao biện rằng máy bay tiêm kích Trung Quốc thao tác hoàn toàn chuyên nghiệp và phù hợp với thỏa thuận về Quy tắc tránh va chạm bất ngờ trên biển. Phía Trung Quốc còn cho rằng thỏa thuận này chỉ đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật và cách tốt nhất để giải quyết vấn đề là Mỹ phải ngừng bay trinh sát gần Trung Quốc.

Trong khi đó, ngày 26-5, Bộ Ngoại giao Nga ra thông báo nêu rõ: “Mọi tranh chấp phải được giải quyết hòa bình thông qua thương lượng hữu nghị và thỏa thuận giữa các bên có liên quan, không quốc tế hóa hay bên ngoài can thiệp vào”.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục