tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh tối 09-03-2016

  • Cập nhật : 09/03/2016

Tư lệnh Mỹ đòi Trung Quốc giải thích ý đồ quân sự hóa Biển Đông

pho do doc joseph aucoin, tu lenh ham doi 7 hai quan my - anh: hai quan my

Phó đô đốc Joseph Aucoin, Tư lệnh Hạm đội 7 Hải quân Mỹ - Ảnh: Hải quân Mỹ

Tư lệnh hạm đội 7 của Mỹ yêu cầu Trung Quốc giải thích rõ ý đồ của mình về việc mở rộng xây đắp đảo nhân tạo phi pháp cũng như triển khai tên lửa phòng không ở Biển Đông.
Báo Manila Bulletin (Philippines) ngày 7.3 dẫn lời Tư lệnh Hạm đội 7Mỹ, phó đô đốc Joseph Aucoin nói rằng để ổn định tình hình Biển Đông, Trung Quốc cần giải thích rõ ý đồ trong các hoạt động quân sự của Bắc Kinh trên Biển Đông, bao gồm việc mở rộng cải tạo đảo phi pháp và triển khai hệ thống tên lửa phòng không tại khu vực này.
Phát biểu trước báo giới trong cuộc phỏng vấn hôm 6.3 trên soái hạm USS Blue Ridge, tàu chỉ huy của Hạm đội 7, ông Joseph Aucoin nhấn mạnh: "Tôi đã đọc tin về các thiết bị quân sự được đặt trên đảo, chúng làm gia tăng lo ngại ở khu vực về việc leo thang căng thẳng. Tôi mong rằng những chuyện như vậy sẽ không đi xa hơn. Chúng ta cần minh bạch hơn về những ý định của mình".
Theo ông Joseph Aucoin, điều trước hết phải làm là ngừng ngay việc cải tạo đảo và sau đó các bên liên quan sẽ phải nói rõ ý định của mình ở Biển Đông. Ông Aucoin cũng hoan nghênh việc Philippines đưa vấn đề Biển Đông ra tòa án quốc tế, cho rằng đó là một cách đúng đắn và hòa bình để giải quyết tranh chấp.
Trung Quốc thời gian gần đây liên tục gây căng thẳng tại khu vực bằng các hành động mà giới chức quân sự lẫn các chuyên gia đều cho là quân sự hóa trên Biển Đông. Trong bối cảnh đó, Tư lệnh Aucoin tiết lộ rằng Hải quân Mỹ có kế hoạch thăm Trung Quốc và đối thoại với giới chức Hải quân Trung Quốc vào nửa cuối năm 2016. Mỹ vẫn tiếp tục các hoạt động tuần tra bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông nhưng sẽ đối thoại với Bắc Kinh nhằm giảm tình hình căng thẳng ở Biển Đông.

Quan tham Trung Quốc đòi được hối lộ máy bay 60 triệu USD

Một quan tham ở Sơn Tây, Trung Quốc được cho đã yêu cầu 12 doanh nghiệp hùn tiền mua cho mình máy bay trị giá gần 60 triệu USD.
quan chuc voi vinh doanh nghiep de duoc "tang" may bay rieng. anh minh hoa: deerjet.com

Quan chức vòi vĩnh doanh nghiệp để được "tặng" máy bay riêng. Ảnh minh họa: Deerjet.com

Theo SCMP, phát biểu tại một cuộc họp vào hôm qua, bí thư tỉnh ủy Sơn Tây Vương Nho Lâm kể về ba quan chức tham nhũng trong tỉnh, nhấn mạnh chỉ một quan tham cũng có thể gây tổn hại cho nền kinh tế và làm suy yếu uy tín đảng Cộng sản Trung Quốc.

Theo ông Vương, một phó thị trưởng ở Sơn Tây đã nhận hối lộ 644 triệu NDT (gần 99 triệu USD), nhiều hơn so với tổng thu nhập tài chính của 9 huyện nghèo nhất tỉnh này.

Ông Vương còn kể đến một chủ tịch cơ quan tài chính của tỉnh uống sữa được chuyển trực tiếp qua đường hàng không từ Hàn Quốc. Khi phê duyệt các khoản vay cho doanh nghiệp địa phương, chủ tịch này còn đòi họ phải trả thêm 2%, bên cạnh lãi suất cơ bản. Tiền phải được chuyển trực tiếp vào một công ty do quan chức này kiểm soát.Quan chức trên còn yêu cầu 12 công ty "góp tiền" để mua "tặng" một chiếc máy bay 390 triệu NDT (gần 60 triệu USD) nhằm sử dụng cho mục đích cá nhân. Tuy ông Vương không nêu tên cụ thể, truyền thông Trung Quốc cho rằng ông đề cập đến Thượng Quan Vĩnh Thanh, cựu chủ tịch ngân hàng Tấn Thương.

thuong quan vinh thanh. anh: xinhua

Thượng Quan Vĩnh Thanh. Ảnh: Xinhua

Trong một trường hợp khác, một doanh nhân đã hứa hối lộ 30 triệu NDT (khoảng 4,6 triệu USD) cho một quan chức cấp cao trong một mảnh giấy viết tay, nhằm được phê duyệt dự án. Sau khi đưa giấy này cho quan chức xem, doanh nhân đã nuốt giấy để phi tang bằng chứng hối lộ. Hành động này khiến quan chức tin tưởng và phê duyệt yêu cầu của doanh nhân.

Bí thư tỉnh ủy Sơn Tây nói rằng nạn tham nhũng là "khối u độc hại" cản trở nghiêm trọng sự phát triển kinh tế. Đảng Cộng sản Trung Quốc thông báo, trong năm 2015, họ đã trừng phạt gần 300.000 quan chức vì tham nhũng, trong đó khoảng 200.000 người bị kỷ luật nhẹ, còn hơn 80.000 người chịu hình thức xử lý nặng. 


Mỹ tiếp tục cảnh báo công dân nguy cơ bị tấn công ở Lào

my canh bao cong dan my nguy co bi tan cong, yeu cau tranh xa duong 13, doan noi thanh pho luang prabang va vang vieng (lao) - anh: reuters

Mỹ cảnh báo công dân Mỹ nguy cơ bị tấn công, yêu cầu tránh xa Đường 13, đoạn nối thành phố Luang Prabang và Vang Vieng (Lào) - Ảnh: Reuters

Mỹ tiếp tục khuyến cáo công dân nước này tránh xa Đường 13, đoạn nối thành phố Luang Prabang và Vang Vieng của Lào sau những vụ xả súng chết người trên đường.
Hồi tháng rồi, Washington đã khuyến cáo công dân Mỹ tránh xa tỉnh Xaisomboun (Lào), sau những vụ tấn công bằng súng và bom chết người tại đây, theo AFP.
Đến ngày 7.3, Mỹ mở rộng lệnh cảnh báo, khuyến cáo công dân Mỹ tránh xa Đường 13, đoạn nối thành phố Luang Prabang và Vang Vieng, hai địa điểm thú hút nhiều khách du lịch, với lý do những vụ tấn công “không thể lường trước" và thiếu thông tin chính thức về động cơ tấn công.
Những vụ nổ súng bí ẩn đã khiến ba người chết và chín người bị thương, Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay, đồng thời nhấn mạnh bạo lực tiếp diễn ở tỉnh Xaisomboun.
Truyền thông Trung Quốc hồi tháng rồi cho hay 2 công dân Trung Quốc đã thiệt mạng và một người bị thương trong vụ tấn công bằng bom ở tỉnh Xaisomboun, nhưng không nói rõ động cơ. Một trong hai nạn nhân là nhân viên công ty khai thác mỏ có trụ sở ở tỉnh Vân Nam, giáp với Lào.
Vào tháng 9.2016, Lào sẽ chủ trì hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và ASEAN, theo AFP.

Tàu sân bay Trung Quốc chỉ là hổ giấy?

Đầu đề nêu trên được đăng trên tạp chí The National Interestcủa Mỹ ngày 6-3 (giờ địa phương).

Phát biểu trước Ủy ban Quân lực Thượng viện hôm 2-3, Trung tướng Vincent Stewart, Giám đốc Cơ quan Tình báo quân sự Mỹ, tuyên bố: “Các tàu sân bay Trung Quốc đang đóng không có khả năng hoạt động trên biển như tàu sân bay Mỹ”. Ông nhận định tàu sân bay Trung Quốc chỉ có thể hoạt động gần bờ.

Trung Quốc đang đóng tàu sân bay thứ hai dựa trên nguyên mẫu tàu sân bay Liêu Ninh vốn là xác tàu được Trung Quốc mua từ Ukraine. Theo tạp chí The National Interest, nhận định của tướng Vincent Stewart không phải không có lý do hợp lý.

• Về kích thước, tàu sân bay Liêu Ninh và tàu thứ hai đang đóng chỉ có lượng giãn nước 55.000 tấn, tức bằng 50% so với các tàu sân bay lớp Nimitz được đóng từ thập niên 1970 của Mỹ. Thêm vào đó, tàu sân bay Trung Quốc không trang bị động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân như tàu Mỹ. Do đó, tàu chỉ chở theo số máy bay nhất định và tầm hoạt động của tàu sân bay cũng bị hạn chế.

• Về công nghệ, do dựa trên nguyên mẫu tàu sân bay Liêu Ninh, tàu sân bay mới của Trung Quốc sẽ chỉ sử dụng thiết kế mặt boong kiểu nhảy cầu. Điều này hạn chế tải trọng cất cánh của máy bay và làm giảm hiệu suất chiến đấu do máy bay không mang được nhiều vũ khí. Trong khi đó, tàu sân bay Mỹ trang bị máy phóng điện từ nên bảo đảm tải trọng tối đa theo thiết kế của máy bay chiến đấu.

Tướng Vincent Stewart khẳng định khi nào tàu sân bay Trung Quốc được trang bị máy phóng bằng hơi nước hoặc máy phóng điện từ thì lúc đó mới có cửa so sánh với tàu sân bay Mỹ.

• Nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc vẫn chưa thực sự thành hình. Mặc dù tàu sân bay Trung Quốc được trang bị một số vũ khí phòng thủ tầm gần song không đủ sức tác chiến một mình. Do đó, cần phải có các biên đội tàu hộ vệ làm nhiệm vụ cảnh giới và tấn công kẻ thù khi cần thiết.

Chuyên gia Koh Swee Lean Collin thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược và quốc phòng (Singapore) nhận định với công nghệ và năng lực hiện tại, Bắc Kinh vẫn chưa đủ sức tổ chức nhóm tác chiến tàu sân bay như Mỹ.

Các tàu sân bay Mỹ đều được trang bị máy bay cảnh báo sớm trên không E-2C Hawkeye và radar mảng quét pha điện tử. Bắc Kinh cũng có máy bay cảnh báo sớm trên không như trực thăng Ka-31 song tính năng và tầm hoạt động không thể so sánh với E-2C của Mỹ.

Thêm vào đó, máy bay tiêm kích trên hạm của Trung Quốc vẫn còn trong giai đoạn phát triển với tên gọi J-15 và dựa trên nguyên mẫu là Su-33 của Nga. Trớ trêu là Nga đã chuyển sang sử dụng tiêm kích hiện đại MiG-29K song Trung Quốc vẫn kiên trì phát triển nguyên mẫu cũ.

Mặc dù vậy, tướng Vincent Stewart thừa nhận nếu Bắc Kinh tiếp tục phát triển công nghệ mới, đồng thời tăng cường các căn cứ hậu cần ở nước ngoài thì trong tương lai phạm vi tiếp cận của hải quân Trung Quốc sẽ mở rộng. Vấn đề lớn nhất nằm ở thời gian và ngân sách quốc phòng.


Tổng thống Putin ra lệnh hoãn giao tên lửa S-300 cho Iran

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh ngưng cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Iran vì có thông tin rằng nước này chuyển tên lửa đất đối không SA-22 cho tổ chức vũ trang Hezbollah ở Li Băng.
Thông tin Nga hoãn giao tên lửa S-300 cho Iran được báo al-Jarida (Kuwait) đưa tin, theo Ynet News (Israel) ngày 6.3.
Nguồn tin cho hay Tổng thống Putin nhận được thông tin tình báo từ Israel rằng Iran đã hơn một lần chuyển hệ thống tên lửa đất đối không tầm ngắn SA-22 do Nga chế tạo cho Hezbollah, lực lượng lâu nay bị Mỹ và đồng minh châu Âu cũng như mới đây là Hội đồng các nước vùng Vịnh xếp vào dạng khủng bố. Ông Putin ra lệnh không giao tên lửa S-300 với cáo buộc Iran vi phạm một thoả thuận với Nga: Thỏa thuận quy định không chuyển vũ khí tân tiến do Nga sản xuất cho Hezbollah ở Li Băng, theo đài Rudaw.
Các phi công Nga xác nhận rằng khi đang thực hiện nhiệm vụ ở Syria và Li Băng, hệ thống radar trên máy bay thường phát hiện các hệ thống tên lửa đất đối không tại những khu vực do Hezbollah kiểm soát ở biên giới Li Băng - Syria.
Theo al-Jarida, Nga đã làm rõ với Iran là quân đội Nga không cần sự tham gia của lực lượng vũ trang Iran trong việc "giải cứu" chế độ Tổng thống Bashar al-Assad ở Syria.
Nga ký hợp đồng bán 5 hệ thống tên lửa S-300 trị giá 800 triệu USD cho Iran vào năm 2007, tuy nhiên việc giao hàng bị hoãn vào năm 2010. Nga giải thích việc giao S-300 cho Iran khi đó sẽ vi phạm lệnh cấm vận của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
tong thong putin duoc cho da ra lenh khong giao ten lua s-300 cho iran vi nuoc nay chuyen ten lua sa-22 cho to chuc hezbollah - anh: reuters

Tổng thống Putin được cho đã ra lệnh không giao tên lửa S-300 cho Iran vì nước này chuyển tên lửa SA-22 cho tổ chức Hezbollah - Ảnh: Reuters

Đến ngày 16.1.2016, Mỹ, Liên Hiệp Quốc và Liên minh châu Âu dỡ bỏ cấm vận đối với Iran sau khi đạt được thoả thuận về vấn đề hạt nhân của Tehran, Nga mới thông báo sẽ chuyển tên lửa S-300 cho Iran. Văn phòng Thủ tướng Israel khi đó bày tỏ sự thất vọng và cho rằng hành động này của Tổng thống Putin sẽ gây bất ổn cho khu vực Trung Đông.
Điện Kremlin sau đó giải thích rằng trong bối cảnh hiện nay, cộng với đặc điểm chiến thuật, kỹ thuật, tên lửa S-300 hoàn toàn mang mục đích phòng vệ và không thể đe doạ Israel.
S-300 là hệ thống tên lửa phòng không tầm xa, có thể phát hiện đồng thời 100 mục tiêu và tiêu diệt cùng lúc 12 mục tiêu. S-300 được Liên Xô đưa vào sử dụng từ năm 1979. Phiên bản hiện đại hơn S-300 là loại S-400 được biên chế vào năm 2004, theo trang news4ru. Tên lửa S-300 có khả năng tiêu diệt các loại máy bay và cả tên lửa đạn đạo.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục