tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh sáng 29-04-2016

  • Cập nhật : 29/04/2016

Phán quyết Biển Đông phủ bóng đối thoại Mỹ - Trung

Giới phân tích Trung Quốc nhận định đối thoại an ninh và kinh tế Mỹ - Trung năm nay có thể bị lu mờ trước phán quyết của tòa quốc tế về yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Tài chính Jack Lew cùng các quan chức hàng đầu khác của Mỹ sẽ hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì và Uông Dương trong Đối thoại Kinh tế - Chiến lược Trung - Mỹ (SED) tại Bắc Kinh vào tháng 6, theo thông báo từ Nhà Trắng hôm 27/4.

Một loạt vấn đề song phương, khu vực và toàn cầu sẽ được thảo luận tại sự kiện này.

Tuy nhiên, giới phân tích Trung Quốc cho rằng, SED năm nay sẽ bị phủ bóng bởi việc Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague (Hà Lan) phán quyết về tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines trên , theo SCMP.

Giới quan sát nhận định, phán quyết của PCA sẽ chống lại yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông.

ngoai truong trung quoc duong khiet tri hoi dam voi nguoi dong cap my john kerry trong cuoc doi thoai thuong nien ve an ninh va kinh te giua my va trung quoc ngay 24/6/2015. anh: reuters

Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì hội đàm với người đồng cấp Mỹ John Kerry trong cuộc đối thoại thường niên về an ninh và kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc ngày 24/6/2015. Ảnh: Reuters

Jia Qingguo, một nhà nghiên cứu từ Đại học Bắc Kinh nhận định, đối thoại Trung - Mỹ năm nay có "ý nghĩa lớn" trong thời điểm Biển Đông là vấn đề nổi bật trong quan hệ hiện nay giữa Mỹ và Trung Quốc.

Đồng quan điểm này, Shi Yinhong, giáo sư thuộc Đại học Nhân Dân, Bắc Kinh, cho rằng hai bên sẽ khó có thể đạt được đồng thuận về vấn đề Biển Đông.

"Phán quyết này, nếu được công bố tại thời điểm đó, có thể làm gia tăng cuộc đối đầu (giữa hai nước)", ông này nói.

Trong thông báo ngày 29/10/2015, PCA tuyên bố sẽ mở phiên xử tranh chấp trên Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc do cả hai nước đều ký Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Theo PCA, họ có quyền tài phán đối với 7/15 vấn đề Philippines đưa ra, theo đó Manila yêu cầu tòa coi đường 9 đoạn của Trung Quốc là bất hợp pháp, không phù hợp với UNCLOS.

PCA bác bỏ lập luận của Trung Quốc rằng tranh chấp ở Biển Đông liên quan đến chủ quyền lãnh thổ của họ và tòa án nên tổ chức thêm các phiên điều trần để xem xét giá trị đơn kiện mà Philippines trình lên tòa.

Philippines khởi kiện Trung Quốc ra toà quốc tế từ tháng 1/2013.

Nếu phán quyết của PCA có lợi cho Manila, đây có thể coi là chiến thắng quan trọng cho các nước trong khu vực đang lo ngại sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.


Trung Quốc điều tra tài sản ở nước ngoài của giới chức cấp cao

Tờ Đông phương Hong Kong ngày 28/4 đưa tin sau vụ Hồ sơ Panama, Ủy ban kiểm tra kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đang tiến hành điều tra trong nội bộ đảng đối với các quan chức cấp tỉnh, cấp bộ trở lên để xem họ hoặc người thân của họ có các công ty ở nước ngoài hay không.
 

trung quoc dieu tra tai san o nuoc ngoai cua gioi chuc cap cao

Trung Quốc điều tra tài sản ở nước ngoài của giới chức cấp cao

Để phục vụ cho công tác này, Bí thư Ủy ban kiểm tra kỷ luật Trung ương, ông Vương Kỳ Sơn đã đích thân đưa ra quy định mới với nội dung cốt lõi là tuyệt đối không đưa vào danh sách đề bạt, bổ nhiệm đối với những quan chức cấp tỉnh, cấp bộ trở lên (hoặc người thân của họ) có tài sản ở nước ngoài nhưng chưa báo cáo rõ với tổ chức.

Hiện quy định mới này đã được chuyển đến tận tay các quan chức cấp tỉnh, cấp bộ trở lên.

Các nhà quan sát cho rằng động thái này cho thấy lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đang dựa vào vụ Hồ sơ Panama để làm rõ số lượng quan chức cấp cao và người thân của họ có công ty ở nước ngoài, đồng thời yêu cầu Ủy ban kiểm tra kỷ luật Trung ương dẫn đầu, tổ chức các cơ quan chức năng tiến hành điều tra./.


Công dân Trung Quốc bị bắn chết khi đọ súng với cảnh sát Indonesia

Một công dân Trung Quốc tham gia vào tổ chức khủng bố thân IS ở Indonesia đã bị cảnh sát nước này bắn chết trong cuộc đọ súng hôm 24/4.

Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) dẫn nguồn tin cảnh sát cho hay, lực lượng kết hợp giữa cảnh sát và quân đội nước này hôm 24/4 đã có cuộc đọ súng với nhóm vũ trang do trùm khủng bố Abu Wardah Santoso cầm đầu tại huyện Poso, tỉnh Trung Sulawesi.

(anh minh hoa)

(Ảnh minh họa)

Một người đàn ông quốc tịch Trung Quốc tham gia vào nhóm trên đã bị bắn chết. Theo nhà chức trách Indonesia, nhóm vũ trang này gồm 6 người Trung Quốc, đến nay 5 người đã bị hạ, còn 1 người vẫn bỏ trốn.

Cảnh sát Indonesia cho biết, vụ đấu súng với nghi phạm xảy ra khi lực lượng chức năng tới địa phương điều tra.

Santoso đứng đầu nhóm phiến quân thân với tổ chức (IS) nổi tiếng nhất tại Indonesia. Ông trùm này bị quân đội Indonesia săn lùng kể từ năm 2007.

Theo hãng tin AFP (Pháp), những năm gần đây có nhiều người Trung Quốc tới Đông Nam Á, bộ phận đáng kể trong đó tới Indonesia để gia nhập các tổ chức cực đoan ở địa phương.

Chính quyền Indonesia thông báo, tính đến tháng 7/2015 đã có 3 người Trung Quốc bị bắt khi cố gắng liên lạc với các nhóm vũ trang và bị phạt tù 6 tháng.

Tháng 12/2015, một công dân Trung Quốc khác bị cảnh sát bắt giữ ở ngoại ô thủ đô Jakarta khi đang chuẩn bị thực hiện một vụ đánh bom tự sát.

Theo Hoàn Cầu, vào đầu tháng 4 vừa qua, chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu Indonesia dẫn độ 4 công dân kể trên, để đổi lại Bắc Kinh sẽ trao trả cho nước này một quan chức tham nhũng. Tuy nhiên, Jakarta đã từ chối điều kiện trên.


Nghị sĩ Nga đề nghị ông Putin đưa tên lửa tới Cuba

Hai nghị sĩ cấp cao thuộc Đảng Cộng sản Liên bang Nga đã đề xuất triển khai các hệ thống tên lửa tới Cuba và khôi phục căn cứ do thám ở Lourdes, nhằm trả đũa các kế hoạch của Mỹ có thể gây đe dọa tới Nga và các nước đồng minh.

Theo tờ nhật báo Parlamentskaya Gazeta, hai ông Valery Rashkin và Sergey Obukhov đã gửi một bức thư tới Tổng thống Vladimir Putin, nói về việc Lầu Năm góc có kế hoạch đặt các hệ thống pháo phản lực phóng loạt HIMARS tại Thổ Nhĩ Kỳ giáp biên giới Syria. Trong thư, hai nghị sĩ mô tả, đạn rocket có tầm bắn 500km này có thể đe dọa tới các thành viên thuộc Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga đứng đầu, đặc biệt là Armenia. 
Để bảo vệ lợi ích của Nga cũng như sự an toàn của các đồng minh, ông Rashkin và Obukhov đề xuất khôi phục lại căn cứ do thám tình báo ở Lourdes/Cuba, đồng thời triển khai các tổ hợp tên lửa tại quốc gia Nam Mỹ này. Hai nghị sĩ nhấn mạnh, các bước đi này có thể thực hiện được dựa trên các điều khoản trong Hiệp ước hợp tác hữu Nghị Liên bang Nga – Cộng hòa Cuba. Bức thư của hai ông cũng được đồng gửi đến Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và Ngoại trưởng Sergei Lavrov. 
btqp nga serei shoigu (phai) va bo truong cac llvt cach mang cuba leopoldo cintra frias (giua) toi tham mot su doan xe tang o cuba. anh: sputnik

BTQP Nga Serei Shoigu (phải) và Bộ trưởng các LLVT Cách mạng Cuba Leopoldo Cintra Frias (giữa) tới thăm một Sư đoàn xe tăng ở Cuba. Ảnh: Sputnik

Ông Putin, Shoigu và Lavrov hiện chưa đưa ra bất kỳ phản ứng nào đối với các đề xuất trong thư. Phó Chủ tịch Ủy ban Quan hệ Quốc tế thuộc Thượng viện Nga Vladimir Djabarov nói rằng ý tưởng này rất khó thực hiện. “Trước hết, tình hình Cuba hiện nay khác trước. Họ đã khôi phục quan hệ Ngoại giao với Mỹ. Kế đến, việc đặt tên lửa ở đó không mang lại hiệu quả an ninh cho Nga . Vậy nên, đó chỉ là đề xuất mang tính dân túy không phù hợp với lợi ích an ninh của chúng ta”, ông Djabarov chia sẻ trên kênh tin Lifenews. 
 
Hôm 26/4, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu thông báo nước này và Mỹ đã đạt được thỏa thuận về việc triển khai các tổ hợp HIMARS ở khu vực đông nam Thổ Nhĩ Kỳ trong tháng 5 tới, hỗ trợ cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. 
 
Nga (trước đó là Liên Xô) đã duy trì một cơ sở do thám tình báo ở Lourdes từ năm 1967. Đây từng  là căn cứ tình báo kĩ thuật lớn nhất của Liên Xô ở nước ngoài, với khoảng 3.000 nhân viên làm việc tại đây. Sau khi Liên Xô tan rã, Nga vẫn duy trì hoạt động tái đây, nhưng quy mô được cắt giảm. Đến năm 2001, Moskva chính thức đóng cửa cơ sở này, vì lý do chi phí quá cao. Đã từng có những đồn đoán về việc Nga sẽ khôi phục lại hoạt động ở Lourdes, thế nhưng giới chức Nga luôn phủ nhận thông tin này, xem đây là âm mưu chia rẽ quan hệ giữa các nước. Cá nhân ông Putin cũng tuyên bố, Nga không có kế hoạch mở lại căn cứ, vì Nga “có thể bảo đảm các yêu cầu quốc phòng mà không cần căn cứ này”. 
 
Năm 1962, Liên Xô từng điều 40 tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân tới Cuba để đáp trả việc Mỹ triển khai các hệ thống tên lửa tầm trung Jupiter ở Thổ Nhĩ Kỳ. Căng thẳng lập tức leo thang, đưa đến cái gọi là “Khủng hoảng tên lửa Cuba” mà ở đó hai bên tiến sát đến nguy cơ một cuộc chiến tranh hạt nhân. Các cuộc đàm phán sau đó đã giúp khai thông bế tắc, với việc cả Liên Xô và Mỹ đồng ý rút vũ khí khỏi Cuba và Thổ Nhĩ Kỳ. 

Ông Tập Cận Bình: Sẽ không để bán đảo Triều Tiên hỗn loạn

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 28/4 tuyên bố nước này sẽ không để xảy ra tình trạng hỗn loạn hay nổ ra chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên vì điều này không có lợi cho bất cứ bên nào.
 

chu tich trung quoc tap can binh. (anh: afp)

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: AFP)

Phát biểu tại Hội nghị cấp cao về phối hợp hành động và các biện pháp củng cố lòng tin tại châu Á (CICA), ông Tập Cận Bình nhấn mạnh: "Là láng giềng với bán đảo Triều Tiên, chúng tôi sẽ không cho phép để xảy ra chiến tranh hay tình trạng hỗn loạn ở đây. Viễn cảnh đó sẽ không mang lại lợi thế cho bất cứ bên nào".

Tuyên bố trên được đưa ra trong thời điểm có những thông tin cho rằng Triều Tiên đã sẵn sàng thử hạt nhân lần thứ năm trước Đại hội lần thứ 7 của Đảng Lao động Triều Tiên, trong khi Mỹ tuyên bố sẽ cân nhắc “các phương án khác” nếu Bình Nhưỡng tiếp tục chương trình phát triển vũ khí hạt nhân.

Thông báo đưa ra ngày 27/4 của hãng thông tấn trung ương Triều Tiên cho biết Đại hội lần thứ 7 sẽ khai mạc vào ngày 6/5 tới. Theo một số thông tin, các đại biểu tham dự Đại hội sẽ thảo luận một loạt vấn đề, bao gồm các chính sách quan trọng về chính trị và kinh tế, các chương trình phát triển trung và dài hạn và một số điều chỉnh nhân sự cấp cao. Đại hội lần này được đánh giá là sự kiện quan trọng của Triều Tiên, trong đó có khả năng Đảng Lao động Triều Tiên sẽ đưa ra các chính sách mới của nhà nước và nhiều thay đổi nhân sự cấp cao của đảng và nhà nước.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Mỹ đã hối thúc Triều Tiền kiềm chế những hành động gây mất ổn định trong khu vực, đồng thời tuyên bố Washington sẽ cân nhắc áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt nếu Bình Nhưỡng tiếp tục chương trình hạt nhân và phóng tên lửa đạn đạo.

Trước đó, Hàn Quốc nhận định Triều Tiên có thể tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ năm vào bất cứ thời điểm nào. Seoul cũng cho rằng Bình Nhưỡng "dường như" đang chuẩn bị cho vụ phóng tên lửa tầm trung Musudan thứ hai sau vụ phóng thất bại mới đây. Và trong một tuyên bố mới nhất, Bộ Ngoại giao Triều Tiên cũng khẳng định Bình Nhưỡng không có kế hoạch ngừng các vụ thử hạt nhân kể cả khi Mỹ ngừng các cuộc tập trận thường niên với Hàn Quốc.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục