tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh ngày 04-08-2015

  • Cập nhật : 04/08/2015

Đài Loan nâng cấp đội trực thăng săn ngầm S-70C đối phó TQ

Nguồn tin quân sự Đài Loan cho biết hải quân nước này đang chuẩn bị nâng cấp đội trực thăng chống tàu ngầm gồm 18 chiếc S-70C nhằm đối phó với Trung Quốc.

Theo WantChinaTimes, quan chức quân sự giấu tên cho biết kế hoạch chi tiết của việc nâng cấp đội trực thăng săn ngầm vẫn đang được bàn bạc cụ thể.

Thông tin từ quan chức quân sự nói trên đã khẳng định thông tin liên quan được tung ra trước đó trên ấn bản ra ngày thứ bảy (1-8) của tờ Liberty Times(Thời Báo Tự Do) của Đài Loan.

Theo đó, bài báo cho biết quân đội Đài Loan đã quyết định dành 800 triệu Đài tệ (25,3 triệu USD) để nâng cấp dàn 18 chiếc trực thăng S-70C. Đây là động thái nhằm nâng cao năng lực chống tàu ngầm của hải quân Đài Loan trong bối cảnh đối mặt với những nguy cơ an ninh từ Trung Quốc.

Đối tác tham gia dự án nâng cấp đội trực thăng này là tập đoàn sản xuất máy bay Sikorsky của Mỹ. Cụ thể Sikorsky sẽ nâng cấp các động cơ ở một số trực thăng và bổ sung thiết bị chiếu sáng khẩn cấp cho tất cả trực thăng S-70C trong đội bay.

Theo kế hoạch, dự án nâng cấp sẽ hoàn thành vào tháng 9-2017.

Hải quân Đài Loan cũng đang cân nhắc việc mua các trực thăng đa nhiệm MH-60R Seahawk để thay thế đội trực thăng MD500 đã cũ của nước này. Tuy nhiên tới nay vẫn chưa có kết luận cuối cùng.


Trung Quốc muốn khống chế tây Thái Bình Dương

Quân đội Trung Quốc đang lên kế hoạch mở rộng năng lực tấn công và giám sát trên không tại tây Thái Bình Dương, đến tậnđảo Guamcủa Mỹ.

Thông tin trên được đề cập trong báo cáo chiến lược mới của Học viện Chỉ huy không quân Trung Quốc (AFCA) do Hãng thông tấn Kyodo News (Nhật Bản) thu thập và đăng tải ngày 3.8. Văn bản này đề ra mục tiêu đảm bảo quyền làm chủ của Trung Quốc đối với vùng trời tại khu vực đang ngày càng trở nên trọng yếu.
Báo cáo nhấn mạnh Trung Quốc cần phát triển và tăng cường 9 loại “thiết bị chiến lược”, trong đó có oanh tạc cơ mới và hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD), chủ yếu nhằm đối phó Mỹ. Các “thiết bị chiến lược” khác bao gồm tên lửa hành trình tốc độ cao, máy bay vận tải cỡ lớn, khinh khí cầu bay được trên bầu khí quyển, chiến đấu cơ thế hệ kế tiếp, máy bay tác chiến không người lái, vệ tinh cho không quân và bom dẫn đường chính xác.
Lâu nay, dư luận thế giới hướng sự chú ý vào việc mở rộng quy mô và các hành động gây quan ngại của hải quân Trung Quốc. Báo cáo của AFCA cho thấy không quân nước này cũng đang nhăm nhe một chiến lược mở rộng tương tự.
Đáng chú ý, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ và Việt Nm bị xem như “các mối đe dọa” đối với không phận quân sự của Trung Quốc trong giai đoạn từ nay đến năm 2030. Báo cáo còn đề nghị mở rộng phạm vi giám sát của Bắc Kinh từ “chuỗi đảo đầu tiên”, bao gồm Okinawa (Nhật), Đài Loan, Philippines ra tới “chuỗi đảo thứ hai”, gồm quần đảo Izu (Nhật), Guam (Mỹ) và New Guinea.
Cũng theo Kyodo News, không quân Trung Quốc nuôi ý định tăng cường khả năng tấn công các căn cứ của Mỹ gần “chuỗi đảo thứ hai” bằng oanh tạc cơ chiến lược cũng như ngăn chặn Washington can thiệp trong trường hợp xảy ra xung đột do tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và biển Hoa Đông.

Liên quan đến Vùng nhận diện phòng không mà nước này đơn phương thiết lập ở biển Hoa Đông năm 2013, báo cáo cho rằng cần tăng cường hợp tác giữa hải quân và không quân để “cải thiện khả năng phòng vệ”. Các bên liên quan chưa có phản ứng với các thông tin trên. 


Hàn Quốc tuyên bố vẫn phát hiện được tên lửa dù Triều Tiên che giấu

Hàn Quốc và Mỹ được trang bị tốt đến mức có thể phát hiện bất kỳ dấu hiệu phóng tên lửa củaTriều Tiêndù Bình Nhưỡng có lắp đặt mái che cho bãi phóng.

Đó là tuyên bố do Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đưa ra ngày 3.8, một ngày sau khi Kyodo News loan tin những hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy CHDCND Triều Tiên đang lắp đặt mái che cho bãi phóng tên lửa tại Trung tâm vệ tinh Sohae gần bờ biển phía tây nước này. Một số nguồn tin tình báo Mỹ dự đoán việc lắp đặt mái che sẽ được hoàn tất trong tháng này và có thể giúp che giấu các hoạt động chuẩn bị phóng tên lửa khỏi sự theo dõi của vệ tinh.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, Kim Min-seok cũng cho rằng mái che trên sẽ khiến Hàn Quốc và Mỹ khó nắm rõ hoạt động lắp ráp tên lửa của Triều Tiên tại bãi phóng. Tuy nhiên ông Kim khẳng định: “Giới chức tình bào Hàn Quốc và Mỹ sẽ phát hiện được các dấu hiệu thông qua nhiều công cụ tình báo khác nhau nếu Triều Tiên phóng tên lửa tầm xa mang tính gây hấn như đã từng làm trong quá khứ dưới vỏ bọc phóng vệ tinh”.
Hồi tháng 12.2012, Triều Tiên phóng thành công tên lửa Unha-3 dài 30 m để đưa một vệ tinh vào quỹ đạo và khẳng định đợt phóng chỉ nhằm nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, một số nước như Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản cáo buộc đó là hành động phóng tên lửa đạn đạo trá hình nên HĐBA LHQ đã thông qua nghị quyết tăng cường trừng phạt Triều Tiên.
Giới chức Hàn Quốc suy đoán Triều Tiên có thể đang chuẩn bị phóng tên lửa tầm xa nhằm kỷ niệm 70 năm thành lập đảng Lao động Triều Tiên vào ngày 10.10. Trước đó, Yonhap dẫn nguồn tin chính phủ Hàn Quốc nói lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã ra lệnh phóng vệ tinh để đánh dấu sự kiện nói trên.

Chưa có thông tin về phản ứng của Bình Nhưỡng đối với tuyên bố mới từ Bộ Quốc phòng Hàn Quốc. 


Tổng thống Nga quay lưng với lãnh đạo Syria?

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ quay lưng với lãnh đạoSyriavà có thể sẽ không tiếp tục ủng hộ người đứng đầu chính phủ Syria trong thời gian tới, AFP cho hay.

Hãng tin AFP trích phát biểu của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sáng 3.8 cho biết như trên sau những lần gặp gỡ và nói chuyện với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Khi được hỏi liệu Tổng thống Putin có thay đổi quan điểm và thôi ủng hộ Tổng thống Syria là ông Bashar al-Assad, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan nói rằng ông thấy được điều đó từ cuộc nói chuyện trực tiếp với ông Putin ở thành phố Baku của Azerbaijan hồi tháng 6.2015 và cả những cuộc điện đàm trực tiếp giữa 2 người.
“Những động thái gần đây của ông Putin đối với Syria không còn như lúc trước”, ông Erdogan nói với các nhà báo.
“Ông ấy (Putin) không còn có suy nghĩ rằng nước Nga nên ủng hộ Assad đến phút cuối cùng. Tôi tin rằng ông ấy có thể sẽ bỏ cuộc với Assad”, tờ nhật báoSabahcủa Thổ Nhĩ Kỳ trích phát biểu của Tổng thống Erdogan.
Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đối lập nhau về vấn đề khủng hoảng tại Syria. Ankara đứng về phía chỉ trích Tổng thống Assad, trong khi Moscow nằm trong số ít ủng hộ lãnh đạo Syria.
Tuy nhiên quan hệ giữa Ankara và Moscow thời gian gần đây tốt dần lên do Nga và phương Tây đang trong thời kỳ nguội lạnh, trong khi nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ muốn gia nhập Liên minh châu Âu (EU) chưa có dấu hiệu khả quan.

Giới phân tích nói rằng Moscow và Ankara đang cố gắng giảm bớt những bất đồng liên quan đến xung đột của Syria và việc sát nhập Crimea vào Nga. Đáng chú ý là Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý bắt đầu kế hoạch lắp đặt đường ống dẫn dầu khí mới dưới Biển Đen, nhưng có báo cáo gần đây cho hay kế hoạch này đang bị trục trặc về khoản tiền mà Thổ Nhĩ Kỳ sẽ trả cho lượng khí đốt nhập từ Nga. 


Tổng thống Mỹ quyết giảm CO2

Hôm 3-8, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã công bố bản dự thảo cuối cùng của một kế hoạch mà ông gọi là “bước tiến quan trọng nhất và lớn nhất” trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Theo AFP, Nhà Trắng đưa ra phiên bản cuối cùng của kế hoạch năng lượng sạch, một bộ các quy định và quy tắc nhằm vào vấn đề ô nhiễm từ các nhà máy điện hiện tại của nước này, lần đầu tiên đặt ra giới hạn cho lượng phát thải khí carbon của các nhà máy điện.

Theo đó, vào năm 2030 các nhà máy sẽ phải giảm 32% lượng khí thải CO­­2so với mức của năm 2005. Theo Reuters, quy định này được nói là sẽ khuyến khích sự chuyển đổi mạnh mẽ từ than đá sang năng lượng tái tạo được, đặc biệt là năng lượng gió và mặt trời.

Đưa ra viễn cảnh biến đổi khí hậu sẽ đe dọa nền kinh tế, sức khỏe và an ninh của Mỹ, ông Obama giải thích: “Các nhà máy điện là nguồn gây ra lớn nhất, góp phần vào biến đổi khí hậu. Nhưng đến nay chưa có giới hạn nào được đưa ra đối với lượng khí ô nhiễm mà các nhà máy này có thể thải vào không khí”. Theo AFP, các nhà máy điện chiếm đến 40% phát thải CO2 ở Mỹ.

Ông Obama nói thêm nếu không áp đặt các giới hạn, các nhà máy điện hiện tại sẽ tiếp tục thải lượng khí carbon không giới hạn vào không khí hằng tuần.

“Vì con cháu chúng ta, vì sức khỏe và an toàn của tất cả người Mỹ, điều này đã đến lúc phải thay đổi” - ông nói. Nhà lãnh đạo Mỹ cũng trấn an rằng kế hoạch về môi trường này dẫn đến việc hóa đơn tiền điện sẽ giảm đi và tạo thêm công ăn việc làm trong ngành năng lượng tái tạo được.

Tuy nhiên, theo AFP, kế hoạch giảm 32% lượng khí phát thải đã vấp phải sự phản đối dữ dội từ Đảng Cộng hòa, những người miêu tả các biện pháp trong kế hoạch là xa vời, độc đoán và sẽ để lại hậu quả nặng nề cho nền kinh tế.

Việc cắt giảm phát thải ô nhiễm được coi là nhạy cảm về mặt chính trị bởi khai thác than vẫn là ngành công nghiệp lớn ở Mỹ.

Ngay cả khi khí thiên nhiên đang trở nên phổ biến hơn, hàng trăm nhà máy chạy than trải khắp đất nước vẫn cung cấp khoảng 37% nguồn điện cho nước Mỹ, đứng trên khí thiên nhiên và năng lượng hạt nhân.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục