tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 29-05-2016

  • Cập nhật : 29/05/2016

Triều Tiên dọa bắn không cần cảnh cáo tàu Hàn Quốc

Triều Tiên cáo buộc vụ nổ súng của hải quân Hàn Quốc trên biển nhằm vào tàu cá nước này là âm mưu gây căng thẳng và dọa sẽ trả đũa. 
hinh anh duoc cho la trieu tien ban thu ten lua dan dao tu tau ngam hoi thang 4. anh: kcna.

Hình ảnh được cho là Triều Tiên bắn thử tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm hồi tháng 4. Ảnh: KCNA.

Triều Tiên tuyên bố sẽ nổ súng thẳng vào bất cứ tàu chiến Hàn Quốc nào xâm phạm biên giới trên biển dù chỉ 0,001 mm mà không cần bắn cảnh cáo, Yonhap hôm nay đưa tin. Theo đó, Bình Nhưỡng cáo buộc vụ Hàn Quốc nổ súng cảnh cáo hôm 27/5 là "sự khiêu khích quân sự" nằm trong âm mưu được tính toán từ trước nhằm làm căng thẳng tình hình trên bán đảo Triều Tiên.

Vụ nổ súng xảy ra lúc 7h30 sáng 27/5 tại vùng biển phía tây bán đảo Triều Tiên, Reuters dẫn nguồn tin quan chức quân đội Hàn Quốc. Hai tàu Triều Tiên rút lui nhanh chóng sau khi bị bắn cảnh báo.

Sự kiện này đánh dấu lần thứ hai tàu Triều Tiên vượt qua Đường giới hạn phía bắc (NLL), ranh giới được coi là biên giới trên biển giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, từ sau vụ thử tên lửa đạn đạo tầm xa vào tháng 2.

Triều Tiên không công nhận NLL. Trên lý thuyết, Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn đang trong tình trạng chiến tranh bởi cuộc chiến 1950-1953 kết thúc bằng thỏa thuận ngừng bắn, không phải hiệp ước hòa bình. 


EU có thể từng bước dỡ bỏ lệnh trừng phạt kinh tế Nga

Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier vừa để ngỏ khả năng Liên minh châu Âu (EU) “từng bước” giảm các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga.
ngoai truong duc frank-walter steinmeier. anh: afp.

Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier. Ảnh: AFP.

Theo AFP, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho hay khả năng giảm “từng bước” lệnh trừng phạt nhằm vào Nga sẽ xảy ra nếu có tiến bộ trong việc chấm dứt xung đột ở Ukraine. Song Bộ Ngoại giao Đức cho hay tiến độ thực hiện các hiệp ước hòa bình được ký kết hồi năm ngoái, nhằm chấm dứt cuộc nổi dậy đòi ly khai ở miền đông Ukraine, là “không đạt”.
“Tôi hy vọng rằng vào cuối tháng sẽ có tiến bộ và sau đó chúng tôi sẽ xem xét xem liệu có thể giảm bớt từng bước các lệnh trừng phạt hay không, hay chúng tôi vẫn tiếp tục tiến hành các biện pháp trừng phạt như hiện nay”, ông Steinmeier nói với các phóng viên ở Tallinn, thủ đô Estonia.
“Nếu không có tiến bộ nào, một cuộc đánh giá sẽ là cần thiết. Chúng tôi không đặt mục tiêu duy trì các biện pháp trừng phạt mà là giải quyết cuộc xung đột”, ông Steinmeier cho biết thêm.
Lệnh trừng phạt mà EU áp đặt lên lĩnh vực ngân hàng, quốc phòng và năng lượng của Nga sẽ hết hạn vào tháng 7 tới đây. Việc gia hạn đòi hỏi sự chấp thuận của cả 28 nước thành viên. Tháng 6, các lãnh đạo EU sẽ cùng thảo luận về việc gia hạn hay không các biện pháp trừng phạt này.
Song Ngoại trưởng Đức cho hay các cuộc thảo luận về việc trừng phạt Nga đang ngày càng gặp khó khăn vì sự phản đối gia tăng của một số nước thành viên. Ông Steinmeier không nêu cụ thể tên các nước, nhưng Ý và Hungary là hai trong số các nước hoài nghi nhất về biện pháp trừng phạt. Trong khi đó, Ba Lan và các quốc gia vùng biển Baltic, do lo ngại về động thái của Nga ở sân sau của họ, đã nhiều lần nhấn mạnh rằng cần duy trì lệnh trừng phạt để đặt áp lực lên Moscow.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 vừa diễn ra ở Nhật Bản, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết khối G7 không có biện pháp rút lại lệnh trừng phạt đang áp đặt lên Nga.
Trong lúc này, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cũng vừa thông báo gia hạn lệnh cấm vận thực phẩm đáp trả các nước có tham gia trừng phạt Nga đến hết năm 2017. Ông Medvedev cho hay các hãng nông nghiệp Nga sẽ có thêm cơ hội để lập kế hoạch đầu tư dài hạn trong tình hình này.
Các nước phương Tây đã mất khoảng 9,3 tỷ USD kể từ khi ban lệnh cấm vận thực phẩm Nga, theo tờ Russia Today.

Ông Putin: Nga luôn có thiện chí muốn nối lại quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ

Moscow luôn giữ thiện chí muốn khôi phục quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ và chờ đợi từ phía Thổ Nhĩ Kỳ những bước đi tích cực cụ thể, nhưng cho đến nay họ chưa hề tiến hành. Đó là tuyên bố của nguyên thủ quốc gia Nga tại họp báo sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsiprasom.
anh minh hoa fotolia/tolgaildun

Ảnh minh họa Fotolia/Tolgaildun

Ông Vladimir Putin cũng cho biết, Moscow vẫn tiếp xúc với đại diện Ankara theo những kênh khác nhau.
"Chúng tôi đã nghe giải thích của nhà cầm quyền Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng chúng tôi không nghe thấy lời xin lỗi. Và không nghe thấy bày tỏ sẵn sàng đền bù tổn thất.", ông Putin nói.
Chúng tôi đang nghe những tuyên cáo về nguyện vọng nối lại quan hệ. Chúng tôi cũng muốn nối lại quan hệ. Nhưng chúng tôi không phải là bên đã phá hủy quan hệ đó.
Chúng tôi đã làm tất cả để trong chặng dài mấy thập kỷ đưa quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ đến trình độ chưa từng có về đối tác và hữu nghị.
"Và tình hữu nghị giữa nhân dân Nga và nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ đã thực sự đạt đến tầm vóc to lớn. Chúng tôi rất trân trọng điều đó. Vì sao lại xảy ra như vậy, đến bây giờ tôi vẫn chưa thể tưởng tượng được", Tổng thống Nga bình luận.

Kim Jong-un cải cách giáo dục, biến tiếng Anh thành môn học bắt buộc

Nhà lãnh đạo Triều Tiên chỉ đạo tiếng Anh và khoa học công nghệ là các môn học ưu tiên trong hệ thống giáo dục mới.
ong kim jong-un thuc hien cai cach giao duc sau mot nam cam quyen. anh minh hoa: upi

Ông Kim Jong-un thực hiện cải cách giáo dục sau một năm cầm quyền. Ảnh minh họa: UPI

Theo chương trình cải cách giáo dục được ông Kim đưa ra từ 2013, tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai có tính bắt buộc từ lớp 4 tới lớp 12/12, tờ Newsiscủa Hàn Quốc hôm qua đưa tin.

Qua 8 năm, các học sinh sẽ hoàn thành 787 giờ học tiếng Anh, bao gồm tất cả các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và ngữ pháp. Một điểm đáng lưu ý là trong tài liệu, ngôn ngữ này được đề cập là "tiếng Anh", chứ không phải "ngoại ngữ" như trước đây.

Cũng theo chương trình giáo dục mới, cấp tiểu học được tăng thêm một năm, cấp hai và trung học cũng được tách ra. Việc cải cách được thực hiện một năm sau khi ông Kim trở thành lãnh đạo Triều Tiên.

Cho Jung-ah, một nghiên cứu sinh cao cấp tại Viện nghiên cứu thống nhất quốc gia Hàn Quốc, cho biết tất cả các trường ở Triều Tiên phải tuân thủ nền tảng giáo dục mà ông Kim đưa ra.


Venezuela chìm sâu trong khủng hoảng, cướp bóc hoành hành

Các cửa hàng bột mì, thịt gà và thậm chí cả đồ lót trở thành nạn nhân của nạn cướp bóc hoành hành ở Venezuela.
nguoi dan venezuela xep hang ben ngoai sieu thi o caracas. anh: reuters

Người dân Venezuela xếp hàng bên ngoài siêu thị ở Caracas. Ảnh: Reuters

Theo Reuters, nhiều người dân Venezuela buộc phải thức dậy vào giữa đêm để xếp hàng trước cửa siêu thị chờ mua các mặt hàng thiết yếu, tuy nhiên có nhiều người phải ra về tay không. Giá hàng hoá chợ đen tăng vọt, nạn cướp bóc đang gia tăng ở Venezuela.

Không có số liệu chính thức, nhưng theo thống kê của Cơ quan Giám sát Xung đột Xã hội, có 107 trưởng hợp ghi nhận có cướp bóc hoặc âm mưu cướp bóc trong quý đầu tiên của năm nay ở Venezuela.

Những đoạn video ghi lại hình ảnh đám đông đập phá, đột nhập vào cửa hàng, trèo lên xe tải hoặc đánh nhau nhằm giành giật đồ đạc, lương thực được đăng đầy rẫy trên mạng xã hội, dù việc xác thực các video này là khó khăn.

Hôm 12/5, hàng trăm người ở bang Tachira cướp phá một chiếc xe tải chở đồ nhà bếp, muối và dầu gội, sau khi xe này gặp tai nạn và hàng hoá bị rơi ra ngoài. 15 người bị thương, trong đó có 6 nhân viên an ninh, những người cố gắng dẹp đám đông hôi của, theo ông Luis Castrillón, người đứng đầu cơ quan an ninh địa phương.

"Có một cuộc ẩu đả lớn. Cảnh sát đã phải bắn chỉ thiên và dùng đạn hơi cay", nhân chứng Manuel Cardenas, 40 tuổi, cho biết.

Những cảnh tượng hỗn loạn như làm rõ thêm bức tranh toàn cảnh ngày càng nghiêm trọng ở đất nước Nam Mỹ này, nơi lạm phát được cho là cao nhất trên thế giới. Nền kinh tế đã suy yếu kể từ đầu năm 2014, và người dân phải sống trong tình trạng mất điện, nước thường xuyên.

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đổ lỗi cho tình trạng sụt giảm giá dầu toàn cầu, hạn hán và một "cuộc chiến kinh tế" giữa doanh nhân cánh hữu và các chính trị gia. Nhưng phe đối lập nói rằng ông và người tiền nhiệm Hugo Chavez phải chịu trách nhiệm về những chính sách kinh tế sai lầm.

Phe đối lập đang thúc đẩy việc tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý nhằm "phế truất" ông Maduro và tổ chức một cuộc bầu cử tổng thống mới.

Hôm 12/5, một nhóm người bịt mặt đi môtô đã tìm cách cướp khoảng 650 bao tải bột mì đang được vận chuyển theo đơn hàng đặt trước đến làng Andean, thuộc tiểu bang Merida.

Lực lượng an ninh buộc phải hành động để ngăn chặn hành vi trộm cắp. Sau cuộc hỗn chiến, có hai thành viên thuộc lực lượng Vệ binh Quốc gia và 4 cảnh sát bị thương, theo một quan chức an ninh địa phương.

Trước đó, hôm 11/5, các đối tượng ở Merida đã đột nhập vào một siêu thị của nhà nước, ăn cắp thực phẩm, kệ tủ và thậm chí cả cửa ra vào, ngay sau khi họ biết thịt gà được lưu trữ ở đó. Cũng tại bang này, một cửa hàng đồ lót đã bị cướp bóc một ngày trước đó.

Các quan chức Đảng Xã hội cầm quyền cho rằng những kẻ cướp bóc này là bọn tội phạm và buôn lậu đang tìm cách trục lợi từ việc bán lại hàng hoá trộm cắp. Ông Maduro tuyên bố sẽ có những hành động cứng rắn chống lại bạo lực và cảnh báo những kẻ thù của mình đang âm mưu một "cuộc đảo chính", giống với những gì đã xảy ra đối với nhà lãnh đạo Brazil Dilma Rousseff.

Những người ở phe đối lập đáp lại rằng tình trạng thiếu đói và tuyệt vọng đẩy người dân tới trộm cắp, chứ họ không phải là kẻ cướp chuyên nghiệp. Họ cảnh báo tình hình sẽ chỉ trầm trọng thêm nếu không có những thay đổi chính sách cấp bách như nới lỏng tiền tệ, trong bối cảnh việc kiểm soát giá cả quá chặt chẽ đã bó chặt nền sản xuất và nhập khẩu của quốc gia Nam Mỹ này.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục