tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 25-08-2016

  • Cập nhật : 25/08/2016

Triều Tiên cáo buộc Mỹ - Hàn đẩy bán đảo đến bờ vực chiến tranh

Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc hôm qua lên án cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn, yêu cầu triệu tập cuộc họp khẩn để thảo luận về vấn đề.

cac lanh dao quan su my - han hom qua theo doi cuoc tap tran tai seoul. anh:yonhap

Các lãnh đạo quân sự Mỹ - Hàn hôm qua theo dõi cuộc tập trận tại Seoul. Ảnh:Yonhap

Cuộc tập trận Ulchi Freedom Guardian của Hàn - Mỹ đang đẩy bán đảo tới "bờ vực của chiến tranh", Yonhap dẫn lời Ja Song-nam, Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc, cho biết trong thư gửi chủ tịch Hội đồng Bảo an. Ông đề nghị hội đồng họp khẩn để giải quyết vấn đề.

Triều Tiên liên tục đề nghị Hội đồng Bảo an thảo luận về cuộc tập trận chung Hàn - Mỹ, nhưng yêu cầu bị bác bỏ mà không có lý do hợp lý, ông Ja viết. Nếu Hội đồng bác bỏ yêu cầu của Triều Tiên một lần nữa, điều này cho thấy cơ quan này chối bỏ trách nhiệm duy trì hòa bình quốc tế, các quan chức dẫn thư của ông Ja cho biết.

Seoul và Washington đầu tuần này khai màn cuộc tập trận quân sự mô phỏng trên máy tính, kéo dài hai tuần, huy động khoảng 75.000 quân từ cả hai bên. Tập trận thường niên nhằm giúp các đồng minh chuẩn bị đối phó tốt hơn với mối đe dọa từ Triều Tiên.

Ông Ja cho rằng tập trận diễn ra trong bối cảnh tình hình bán đảo bất ổn bất thường do Mỹ triển khai máy bay ném bom chiến lược và quyết định đưa hệ thống phòng thủ tên lửa tới khu vực.  

Trong diễn biến mới nhất làm gia tăng căng thẳng khu vực, Triều Tiên sáng nay phóng thử tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm (SLBM) lúc 5h30 tại thành phố biển Sinpo. Tên lửa đạn đạo bay khoảng 500 km rồi rơi xuống biển Nhật Bản.(Vnexpress)


Đã đến lúc đổi tên quốc tế của biển Đông

Đó là nhận định của trang tin Quartz (Mỹ) ngày 23-8. Quartz cho rằng các tranh chấp ở biển Đông đang tới hồi căng thẳng, một phần là do tên của vùng biển này.

Theo Quartz, Indonesia tuần trước cho hay sẽ đệ trình kiến nghị lên Liên Hiệp Quốc (LHQ) để đổi tên vùng đặc quyền kinh tế EEZ của họ trên biển Đông thành biển Natuna.

Ahmad Santosa, người đứng đầu cơ quan chống đánh bắt cá bất hợp pháp của Indonesia, nói: “Nếu không ai phản đối... thì khu vực đó sẽ chính thức trở thành biển Natuna”.

Năm 2012, Philippines đổi tên một phần biển Đông trên bản đồ, đồng thời sử dụng tên đó trong các công văn của chính phủ. Manila tuyên bố vùng biển thuộc EEZ của họ trên biển Đông sẽ gọi là biển Tây Philippines, sau đó gửi kiến nghị và bản đồ cho Liên Hiệp Quốc (LHQ).

Tuy nhiên, tên gọi “South China Sea” vẫn được sử dụng phổ biến trên thế giới.

nguoi dan philippines phan doi trung quoc lien quan den tranh chap o bien dong. anh: reuters

Người dân Philippines phản đối Trung Quốc liên quan đến tranh chấp ở biển Đông. Ảnh: REUTERS

Một chiến dịch trên trang web Change.org cách đây khoảng 5 năm đề xuất đổi tên biển Đông thành “biển Đông Nam Á” (Southeast Asia Sea), bao gồm một số lập luận thú vị. Trong đó, đề xuất nêu rõ các quốc gia Đông Nam Á bao quanh biển Đông có tổng chiều dài bờ biển là 130.000 km, trong khi bờ biển phía Nam Trung Quốc chỉ dài khoảng 2.800 km.

Cũng có vài đề xuất đổi tên biển Đông thành “biển Đông Dương” (Indochina Sea) hay “biển ASEAN” song đề xuất sau bị Campuchia phản đối.

South China Sea là tên gọi tương đối mới, được đặt vào những năm 1930 để phân biệt với biển Hoa Đông (East China Sea). Tại Trung Quốc, biển Đông gọi đơn giản là Nam Hải (South Sea).(NLĐ)


Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm về hướng Nhật

 Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm của Triều Tiên rơi xuống vùng nhận diện phòng không của Nhật.

Vào lúc 5 giờ 30 sáng 24-8 (giờ địa phương), Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm (SLBM) ở vùng biển gần TP Sinpo của Triều Tiên ở phía đông, hãng tin Reuters (Mỹ) dẫn thông báo từ Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết.

Theo Bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ, đây là tên lửa SLBM KN-11, đạt tầm bắn 500km. Hình ảnh vệ tinh cho thấy có một tàu ngầm trong khu vực này. Tên lửa bay khoảng 500 km và rơi xuống vùng nhận diện phòng không của Nhật (ADIZ) - khu vực thuộc quyền kiểm soát của Nhật để bảo vệ an ninh hàng không nước mình. Theo Chánh Văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga, đây là lần đầu tiên tên lửa Triều Tiên rơi vào vùng ADIZ của Nhật.

"Vụ phóng tên lửa này đe dọa nghiêm trọng an ninh Nhật, là một hành động phá hoại hòa bình và ổn định khu vực không thể chấp nhận được." Thủ tướng Nhật Shinzo Abe nói trong cuộc họp báo ngày 24-8 và cho biết Nhật đã phản đối tới Triều Tiên.

Vụ phóng tên lửa này diễn ra cùng ngày với lịch gặp của các Ngoại trưởng Nhật, Hàn Quốc và Trung Quốc dự kiến diễn ra trong ngày 24-8 tại Tokyo (Nhật).

truyen hinh han quoc dua tin ve su kien trieu tien phong ten lua slbm sang 24-8. anh: reuters

Truyền hình Hàn Quốc đưa tin về sự kiện Triều Tiên phóng tên lửa SLBM sáng 24-8. Ảnh: REUTERS

Bộ Ngoại giao Hàn Quốc lên án vụ phóng tên lửa này, tuyên bố sẽ tăng cường trừng phạt và cô lập Triều Tiên. Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc họp Hội đồng An ninh Quốc gia trong ngày 24-8 bàn về vụ phóng tên lửa SLBM này của Triều Tiên.

Theo Reuters, động thái phóng tên lửa SLBM này của Triều Tiên khả năng lớn là nhằm phản đối cuộc tập trận chung Người Bảo vệ Tự do Ulchi 12 ngày hai nước Hàn Quốc và Mỹ tiến hành chỉ hai ngày trước. Triều Tiên cho cuộc tập trận là một bước chuẩn bị xâm lược Triều Tiên và đe dọa sẽ trả đũa.

Tân Hoa xã (Trung Quốc) khẳng định vụ phóng tên lửa SLBM này của Triều Tiên là nhằm cảnh cáo Mỹ-Hàn tập trận, cho rằng Mỹ và Hàn Quốc đang chơi trò chơi nguy hiểm.

hinh anh mot lan phong ten lua dan dao tu tau ngam cua trieu tien do kcna cong bo ngay 24-4.

Hình ảnh một lần phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm của Triều Tiên do KCNA công bố ngày 24-4.

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang rất cao sau vụ phó đại sứ Triều Tiên ở Anh bỏ trốn sang Hàn Quốc. Vụ việc này là một phần lý do khiến Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye nhận định đang có sự rạn nứt nghiêm trọng trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao của Triều Tiên.

Từ đầu năm đến nay Triều Tiên liên tục có hành động thử hạt nhân, tên lửa dù LHQ lên án và trừng phạt. Mới đầu tháng này Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa đạn đạo rơi xuống vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Nhật.

Reuters dẫn nhận định một quan chức quân đội Hàn Quốc rằng vụ phóng tên lửa SLBM này cho thấy công nghệ tên lửa SLBM của Triều Tiên đã tiến bộ. 500 km là tầm phóng xa nhất của tên lửa SLBM của Triều Tiên trước nay. Trước đó Triều Tiên cũng đã hai lần phóng tên lửa từ tàu ngầm nhưng thất bại, tên lửa nổ trên không khi chỉ mới bay được 30 km.

Chuyên gia Joshua Pollack của tạp chí hạt nhân Nonproliferation Review nhận định việc Triều Tiên có được công nghệ SLBM là một phát triển bước ngoặt về quân sự. Cả thế giới hiện chỉ có 6 nước có công nghệ này trong đó có Mỹ, Nga và Trung Quốc. Theo chuyên gia Pollack, bằng việc thể hiện này Triều Tiên muốn có sự công nhận từ thế giới.(PLO)


​Bà Merkel kêu gọi châu Âu tiếp nhận thêm người nhập cư

Thủ tướng Đức Angela Merkel kêu gọi các nước châu Âu thực thi những thỏa thuận tương tự với Thổ Nhĩ Kỳ để chặn bớt dòng người nhập cư.

thu tuong duc angela merkel va thu tuong italy matteo renzi tai naples ngay 22-8 trong mot cuoc hop cua cac lanh dao eu ban ve brexit - anh ap

Thủ tướng Đức Angela Merkel và thủ tướng Italy Matteo Renzi tại Naples ngày 22-8 trong một cuộc họp của các lãnh đạo EU bàn về Brexit - Ảnh AP

Theo Independent, bà Merkel kêu gọi các quốc gia EU tiếp nhận thêm những người nhập cư đã đến được Hi Lạp bằng cách ký kết với các nước Bắc Phi những thỏa thuận tương tự kiểu "một vào một ra" như từng ký kết với Thổ Nhĩ Kỳ.

Thủ tướng Đức đưa ra đề nghị này sau cuộc họp với các nhà lãnh đạo Pháp và Italy và sau khi LHQ nêu cảnh báo cho biết cuộc khủng hoảng nhập cư sẽ sớm bùng phát trở lại.

Đại diện đặc biệt của tổng thư ký LHQ phụ trách vấn đề di dân quốc tế, ông Peter Sutherland, cho biết đã có khoảng 95.000 người di cư vượt biển từ châu Phi tới Italy trong năm nay. Dự kiến con số này còn tiếp tục tăng trong tháng 9 và tháng 10 tới.

Theo thỏa thuận đã ký gọi nôm na là "một vào một ra" giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ, Ankara chấp nhận điều kiện nếu họ giữ chân được một người Syria tìm đường tới Hi Lạp, sẽ có một người di cư khác đang sống trong các trại tị nạn của Thổ Nhĩ Kỳ được phép vào EU.

Cùng với đó, thỏa thuận giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ còn bao gồm cam kết EU tài trợ hàng tỉ euro cho Thổ Nhĩ Kỳ, chính sách đi lại miễn thị thực tại châu Âu cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ và đẩy nhanh quá trình đàm phán gia nhập EU của nước này.

Mặc dù thỏa thuận đã và đang bị thử thách trước nhiều áp lực, đặc biệt kể từ sau vụ đảo chính bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng bà Merkel vẫn ủng hộ ý tưởng đó và mong muốn nhân rộng thêm cách làm này với các nước ở Bắc Phi.

Phát biểu trên nhật báo Neue Passauer Zeitung, thủ tướng Đức nói: "Chúng ta phải chấp nhận những thỏa thuận tương tự cùng các nước khác, nhất là những nước ở Bắc Phi, để có thể kiểm soát tốt hơn tuyến đường di cư qua Địa Trung Hải của những người tị nạn".


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục