Tổng thống Philippines thề "đổ máu" với Trung Quốc
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc lên án Bình Nhưỡng thử tên lửa
Trung Quốc xóa bỏ 18 quân đoàn, học theo nước Mỹ
Philippines triệu đại sứ Trung Quốc, yêu cầu giải thích về nạn buôn ma túy

Philippines không tuyên chiến với Trung Quốc
Chiến tranh với Trung Quốc không bao giờ là một giải pháp trong quá trình Philippines đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên biển Đông.
Báo Inquirer đưa tin ngày 19-8, Phó Chánh án Tòa án tối cao Antonio Carpio đã giải thích như trên tại cuộc hội thảo ở ĐH San Carlos tại TP Cebu.
Trong bối cảnh Trung Quốc bác bỏ phán quyết của Tòa Trọng tài, ông kêu gọi Philippines đừng bao giờ nguôi hy vọng, đồng thời phải tôn trọng hiến pháp và pháp quyền tối thượng.
Ông nhấn mạnh: “Chúng ta không chiến đấu trực tiếp với Trung Quốc. Khi nói đến Trung Quốc là nói về các hạm đội lớn, không quân mạnh cùng với các đầu đạn hạt nhân hướng về chúng ta, làm sao chúng ta đối phó? Chúng ta không thể khởi đầu một cuộc chiến mà chúng ta biết chắc sẽ thua. Vậy thì chúng ta phải khởi đầu cuộc chiến với vũ khí luật pháp và ngoại giao”.
Với tư cách là người từng tham gia phái đoàn của Philippines điều trần trước Tòa Trọng tài thường trực ở The Hague (Hà Lan), ông khẳng định: “Trọng tài là con đường phải đi theo. Biện pháp trọng tài sẽ đưa đến cách giải quyết hòa bình các tranh chấp và các bên phải tuân thủ phán quyết trọng tài”.
Ông kêu gọi người dân Philippines đoàn kết để thuyết phục Trung Quốc chấp thuận phán quyết trọng tài.
Cùng ngày 19-8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose đã bày tỏ lo ngại kế hoạch của Trung Quốc về xây dựng các cấu trúc trên bãi cạn Scarborough.
Ông cho biết sẽ kiểm tra lại các báo cáo về vấn đề này. Ông tuyên bố: “Chắc chắn chúng tôi quan tâm đến hoạt động của Trung Quốc trong vùng biển và các đảo tranh chấp. Vì thế chúng tôi kêu gọi các bên không làm bất kỳ điều gì có thể gia tăng căng thẳng”.
Ông khẳng định Philippines đủ khả năng giám sát mọi hoạt động diễn ra ở bãi cạn Scarborough.
Trước đó có thông tin Trung Quốc sẽ không xây đảo nhân tạo trên bãi cạn Scarborough trước hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 9 nhưng có thể khởi công trước bầu cử tổng thống Mỹ ngày 8-11.
Hồi tuần trước, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Perfecto Yasay đã tuyên bố Trung Quốc không có cơ sở nào để ngăn cản ngư dân Philippines đánh bắt cá trong khu vực bãi cạn Scarborough.
Ông than phiền ngoài bãi cạn Scarborough, các tàu cảnh sát biển Trung Quốc còn giám sát vùng biển thuộc chủ quyền Philippines.
Dù vậy, ông hy vọng các cuộc đàm phán song phương với Trung Quốc do cựu Tổng thống Fidel Ramos xúc tiến sẽ dẫn đến kết quả giải quyết hòa bình tranh chấp ở biển Đông.
Ông kêu gọi Trung Quốc công nhận phán quyết trọng tài vì Trung Quốc không muốn gây chiến và Philippines cũng không muốn chiến tranh.
Trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc, giữa tuần trước Philippines đã tiếp nhận con tàu đầu tiên trong 10 tàu tuần tra do Nhật cung cấp bằng viện trợ ODA để cải thiện năng lực hàng hải Philippines.
Tàu tuần tra đa năng dài 44 m được đặt tên là BRP Tubbataha do công ty đóng tàu Japon Marine United Corp ở Yokohama đóng bằng nguồn vốn Philippines vay 7,3 tỉ peso (158 triệu USD) từ Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật (JICA).
Dự án đóng 10 tàu tuần tra sẽ hoàn thành vào năm 2018. Cảnh sát biển Philippines cho biết tàu BRP Tubbataha sẽ được triển khai tuần tra ở biển Đông.(PLO)
Trung Quốc đe dọa, vạch giới hạn đỏ với Nhật Bản ở Biển Đông
Tàu hải giám của Trung Quốc đi vào vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku ngày 4/2/2013. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Đài FRI đưa tin, Trung Quốc đã vạch ra một giới hạn đỏ đối với Nhật Bản trên vấn đề Biển Đông. Đó là không nên cùng với Mỹ tham gia những cuộc tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải trên Biển Đông.
Thậm chí Bắc Kinh còn đe dọa dùng hành động quân sự để ngăn chặn.
Lời cảnh cáo này được đưa ra hồi tháng 6/2016, nhưng mãi đến hôm 20/8/2016, mới được một số nguồn tin ngoại giao tiết lộ.
Theo hãng tin Kyodo của Nhật Bản, chính đại sứ Trung Quốc tại Tokyo Trình Vĩnh Hoa đã nói với một quan chức cao cấp Nhật Bản rằng Tokyo sẽ vượt qua "một lằn ranh đỏ" nếu tham gia vào một "hành động quân sự chung với lực lượng Mỹ mà mục đích là loại Trung Quốc ra khỏi Biển Đông."
Nhân vật này còn đe dọa là Trung Quốc "sẽ không nhượng bộ trên vấn đề chủ quyền và không sợ hành động khiêu khích quân sự."
Trả lời Đại sứ Trung Quốc, quan chức cấp cao Nhật Bản xác định rằng Tokyo không có kế hoạch tham gia các hoạt động của Mỹ, nhưng đồng thời đã cực lực chỉ trích việc Bắc Kinh xây dựng các tiền đồn có thể dùng vào mục tiêu quân sự trong vùng biển tranh chấp.
Cuộc đấu khẩu Nhật-Trung kể trên diễn ra trong bối cảnh căng thẳng tăng cao giữa hai bên do tranh chấp lãnh thổ quần đảo Senkaku mà Nhật Bản kiểm soát ở Biển Hoa Đông, nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư.(Vietnamplus)
Hàn Quốc cảnh báo về đội ám sát người Triều Tiên sau khi phó đại sứ đào tẩu
Bộ Thống nhất ở Seoul cho rằng Bình Nhưỡng đang tìm cách khiêu khích, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trước cuộc tập trận Mỹ - Hàn quy mô lớn bắt đầu từ hôm nay. Một quan chức giấu tên của Bộ này nói vụ phó đại sứ Triều Tiên tại Anh đào tẩu cùng gia đình sang Hàn Quốc đặt Triều Tiên vào "tình huống rất gay go".
"Dựa trên tính cách của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, tình huống rất nguy hiểm", AFP dẫn lời quan chức nói. "Nhiều khả năng Triều Tiên sẽ ngăn chặn những vụ đào tẩu và tình trạng xáo động trong lòng dân".
Quan chức cho rằng trong số các hành động khiêu khích có khả năng xảy ra, như âm mưu ám sát và tấn công khủng bố người đào tẩu sống ở Hàn Quốc, cũng như việc bắt cóc công dân Hàn Quốc ở nước ngoài.
Cũng theo quan chức này, ông Kim đã triển khai các đội tới biên giới giáp Trung Quốc để tìm kiếm công dân, sau khi một nhóm nhân viên nhà hàng Triều Tiên ở nước ngoài đào tẩu hồi tháng 4.
Mỹ và Hàn Quốc hôm nay bắt đầu tập trận chung thường niên, với sự tham gia của hàng chục nghìn binh sĩ. Phát ngôn viên của Ủy ban tái Thống nhất Hòa bình của Triều Tiên hôm qua tuyên bố quyết tâm trả đũa "sẽ chỉ mạnh mẽ hơn" nếu cuộc tập trận này tiếp diễn.
"Chúng tôi sẽ tấn công không thương tiếc các mối đe dọa xâm lược và khiêu khích của kẻ thù bằng năng lực răn đe hạt nhân", người phát ngôn nói trên KCNA.(VNexpress)
Lầu Năm Góc đánh giá Nga không đưa quân sang Ukraine
Phó Tổng thống Joe Biden tuyên bố Mỹ chuyển thông điệp đến Nga rằng thế giới đang giám sát Nga và cần phải xoa dịu tình hình. Ông cũng kêu gọi Ukraine thể hiện thái độ kiềm chế.
Nhà Trắng đánh giá căng thẳng ở miền đông Ukraine đã lên đến mức cao nhất kể từ năm 2015 và quân ly khai ở miền đông Ukraine đã vi phạm thỏa thuận ngừng bắn ký vào tháng 2-2015. Nhà Trắng cho biết hai ông Joe Biden và Petro Poroshenko nhắc lại các bên cần thực hiện các giải pháp chính trị và ngoại giao để giải quyết xung đột căn cứ theo thỏa thuận Minsk.
Trước đó, Tổng thống Petro Poroshenko đã lên tiếng cảnh báo không loại trừ khả năng Nga sẽ xâm lấn trên quy mô lớn đối với Ukraine. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc đánh giá không cao khả năng Nga xua quân sang biên giới Ukraine. Lầu Năm Góc nhận định Nga tập trung quân gần biên giới Ukraine chỉ để tập trận mà thôi (ảnh)(PLO)
Tổng thống Philippines thề "đổ máu" với Trung Quốc
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc lên án Bình Nhưỡng thử tên lửa
Trung Quốc xóa bỏ 18 quân đoàn, học theo nước Mỹ
Philippines triệu đại sứ Trung Quốc, yêu cầu giải thích về nạn buôn ma túy
Campuchia muốn ngăn ASEAN ra tuyên bố chung về Biển Đông
63 người chết vì động đất 6,2 độ Richter ở Ý
Myanmar động đất mạnh, chấn động lan xa nhiều nước
Xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ ồ ạt vượt qua biên giới Syria
Trung - Nga tập trận chung đổ bộ đảo ở Biển Đông một tuần
Bộ trưởng quốc phòng Iran chỉ trích Nga khoe khoang, thiếu nhã nhặn
Kim Jong-un ra lệnh tấn công khủng bố trả thù vụ đào tẩu
300 cảnh sát Philippines bị nghi dính líu tới ma túy
Nghi phạm rửa tiền Trung Quốc chi 31 triệu USD thoát án ở New Zealand
Triều Tiên 'rải thảm' mìn tại biên giới, ngăn lính đào tẩu
Trung Quốc cảnh báo tên lửa Ấn Độ đe dọa Vân Nam, Tây Tạng
Triều Tiên yêu cầu con cái các nhà ngoại giao trở về nước
Hải quân Mỹ tìm cách khắc chế mối họa lớn nhất với tàu sân bay
Học giả Pháp kêu gọi tiếp tục đàm phán sau phán quyết về Biển Đông
Mỹ cảnh báo sẵn sàng bắn hạ máy bay chính quyền Syria
Thổ Nhĩ Kỳ triệu Đại sứ tại Áo về nước sau căng thẳng ngoại giao
Mỹ kêu gọi các nước Baltic phớt lờ bình luận của Donald Trump
Chiến lược cổ đại có thể giúp Philippines đối phó Trung Quốc ở Biển Đông
Thổ Nhĩ Kỳ di dời các căn cứ quân sự khỏi trung tâm thành phố
Ngoại trưởng Nhật, Trung, Hàn gặp mặt lúc căng thẳng tăng cao
'Hàng ngũ lãnh đạo Triều Tiên rạn nứt nghiêm trọng'
Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở Vịnh Bắc Bộ
Doanh nghiệp Trung Quốc đổ tiền tài trợ đảng cầm quyền Australia
Iraq treo cổ 36 kẻ 'máu lạnh' thảm sát cả trại lính
Triều Tiên đe dọa "tấn công hạt nhân phủ đầu" Hàn Quốc, Mỹ
Campuchia điều hơn 1.500 cảnh sát chống gian lận thi cử
MQ-9 Reaper: 'Át chủ bài' do thám của Mỹ trên biển Đông
Triều Tiên bị nghi sản xuất nguyên liệu làm lõi bom hạt nhân
"Philippines sẽ ở lại Liên Hợp Quốc dù bất mãn"
10 ngày đối đầu căng thẳng giữa Nga và Ukraine
Chính phủ Philippines và phiến quân đối lập tuyên bố ngừng bắn
Phương Tây bị bất ngờ trước chính sách Trung Đông của Nga
Những thử thách tại đấu trường Rio có vẻ hơi tầm thường so với những gì đoàn vận động viên Ấn Độ đã phải đối mặt "đằng sau cánh gà".
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự