Nhà Trắng rơi vào thế khó khi Trung Quốc dường như đang hoàn thiện hai đường băng trên Biển Đông ngay trước thềm chuyến thăm Mỹ của ông Tập.

Tổng thống Obama tự tin sẽ đạt được TPP trong năm nay
Tổng thống Barack Obama ngày 16-9 đã bày tỏ quan điểm lạc quan trong việc Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ đạt được trước cuối năm nay.
Một trong những vấn đề quan trọng nhất thuộc chương trình nghị sự của thủ tướng Nhật Shinzo Abe khi tới Mỹ vừa qua là TPP - Ảnh: Reuters
Theo AFP, bất chấp những tranh cãi vẫn tồn tại ở một số lĩnh vực quan trọng, tổng thống Mỹ khẳng định: “Tôi tự tin là chúng ta có thể đạt được hiệp định và tôi tin là chúng ta có thể đạt được nó trong năm nay”.
Cũng theo ông Obama, trong vài tuần tới đây, các bộ trưởng thương mại sẽ nhóm họp lần nữa và đây sẽ là cơ hội để đạt được thống nhất về hiệp định này.
Ông nói: “Hầu hết các chương trong hiệp định đã hoàn tất tại thời điểm này”. Đồng thời cho biết, hiệp định “sẽ đảm bảo việc chúng ta có một sân chơi bình đẳng với các doanh nghiệp và người lao động Mỹ tại khu vực phát triển nhanh nhất thế giới”.
Thương thuyết trong suốt tám năm qua, TPP là một phần quan trọng trong chiến lược xoay trục về châu Á của ông Obama nhằm đối phó với sự trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc, quốc gia không tham gia hiệp định TPP.
Việc các bộ trưởng thương mại không thể đi đến một thỏa thuận về TPP hồi tháng tám tại Hawaii là một thất bại với ông Obama. Ở trong nước, trong bối cảnh dư luận Mỹ đang dồn chú ý vào cuộc chạy đua nhiệm kỳ tổng thống mới năm 2016, ông Obama cũng vấp phải sự phản đối về TPP ngay từ chính các nghị sỹ đảng Dân chủ.
Với quy định Quốc hội Mỹ sẽ cần 90 ngày để xem xét bất cứ thỏa thuận nào, ngay cả trong trường hợp TPP đạt được thỏa thuận cuối cùng, việc bỏ phiếu thông qua nó cũng không thể tiến hành trước năm 2016 được nữa.
Ngoài ra, vòng đàm phán cuối cùng của các bộ trưởng thương mại tới đây cũng sẽ phức tạp thêm trong bối cảnh cuộc bầu cử tại Canada sẽ diễn ra vào ngày 19-10 và sự kiện thay đổi thủ tướng ở Australia.
Mỹ chỉ trích các dự án bồi đắp của Trung Quốc tại Biển Đông
Tàu Trung Quốc xuất hiện trái phép trong các vùng nước xung quanh Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Phát biểu tại một hội nghị đang diễn ra của Không quân Mỹ, ông Carter kêu gọi các bên có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông lập tức chấm dứt hoạt động tôn tạo, bồi đắp. Ông nhấn mạnh Mỹ quan ngại sâu sắc trước tiến độ cải tạo đất hiện nay cũng như viễn cảnh đẩy mạnh quân sự hóa, đồng thời cảnh báo những hoạt động này có thể làm tăng nguy cơ tính toán sai hay xung đột giữa các nước đòi chủ quyền.
Trong một diễn biến liên quan, một quan chức cấp cao thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã đặc biệt nêu vai trò của Australia trong tranh chấp ở Biển Đông và cảnh cáo Canberra chớ theo Mỹ "một cách mù quáng" mà can thiệp vào bất cứ cuộc tranh chấp lãnh thổ nào tại vùng biển này.
Báo Financial Review ngày 16/9 đưa tin Đại tá Lý Kiệt, một chuyên gia quân sự Trung Quốc, nói rằng chính Mỹ đã đẩy mức độ căng thẳng trong Biển Đông lên cao hơn một nấc, một phần do những chuyến thăm của các máy bay ném bom tầm xa và máy bay tiếp liệu Mỹ tới cảng Darwin của Australia.
Tờ báo dẫn lời ông Lý nói: “Chúng tôi cần biết vì sao người Mỹ triển khai các loại máy bay này tới Australia. Rõ ràng là họ đang tập trung vào Biển Đông và nhắm vào Trung Quốc."
Những lời phát biểu này được đưa ra chỉ vài ngày trước khi Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sang thăm Mỹ
Trung Quốc diễn tập tác chiến chống ngầm ở Biển Đông
Theo Chinanews, một biên đội tàu chiến của Hạm đội Nam Hải, trong đó có tàu hộ vệ chống ngầm số hiệu 788, đã tới khu vực không được tiết lộ trên Biển Đông để tổ chức cuộc diễn tập tác chiến chống ngầm quy mô lớn vào ngày 11/9.
Biên đội tàu này đã lần lượt tổ chức diễn tập nhiều hạng mục như hiệp đồng chống tàu ngầm, đột kích phòng không, di chuyển sở chỉ huy, nhằm năng cao năng lực phối hợp tác chiến chống ngầm cho Hạm đội Nam Hải.
Trung Quốc thời gian qua đã tổ chức các cuộc diễn tập quy mô lớn trên biển nhằm phô trương lực lượng và sức mạnh hải quân của nước này. Hồi cuối tháng 7, Trung Quốc đã điều hơn 100 tàu chiến của ba hạm đội và hàng chục máy bay chiến đấu tham gia cuộc diễn tập đối kháng thực binh trên Biển Đông, bao gồm cả khu vực gần quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Trung Quốc bác cáo buộc phá hoại bầu cử của Philippines
Philippines lo ngại Trung Quốc can thiệp vào kết quả bầu cử năm sau thông qua hệ thống máy kiểm phiếu. Ảnh minh họa: Philstar
"Cái gọi là nỗ lực phá hoại bầu cử 2016 của Philippines là hoàn toàn thiếu cơ sở và bịa đặt. Trung Quốc luôn tôn trọng nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác", Reuters dẫn lời ông Li Lingxao, phát ngôn viên của Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines, nói hôm nay.
Ông Christian Robert Lim, quan chức thuộc Hội đồng bầu cử Philippines trước đó trao đổi với các nghị sĩ rằng cơ quan này đã chuyển giao việc sản xuất các máy kiểm phiếu từ Trung Quốc sang cho Đài Loan. Quyết định mới được đưa ra sau khi Manila có thông tin tình báo cho hay Bắc Kinh âm mưu phá hoại cuộc bầu cử sắp tới của Philippines do bất đồng trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.
Có khoảng 20.000 máy kiểm phiếu trong hợp đồng này. Các cử tri Philippines trong tháng 5 tới sẽ bầu ra tổng thống, phó tổng thống và hơn 18.000 nhà lập pháp cùng các quan chức cấp địa phương.
Hiện người phát ngôn chính phủ Philippines chưa đưa ra bình luận nào về tuyên bố trên của ông Lim.
Manila hồi giữa tháng 7 khẳng định sẽ tiếp tục theo đuổi vụ kiện Bắc Kinh tại Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) về yêu sách trên Biển Đông, sau khi tòa kết thúc phiên điều trần đầu tiên. PCA một lần nữa đề nghị Trung Quốc hợp tác để có thể đưa ra phán quyết vào cuối năm nay.
Philippines cùng Việt Nam, Malaysia và Brunei đang có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông. Bắc Kinh được cho là đang tăng tốc việc cải tạo trái phép các đá ở Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Europol truy lùng 30.000 nghi phạm đưa người vượt biên trái phép
Người đứng đầu Cơ quan cảnh sát châu Âu (Europol) cho biết cơ quan này đang truy lùng khoảng 30.000 nghi phạm liên quan tới các tổ chức đưa người vượt biên vào châu Âu.
Dây thép gai được nhìn từ phía trước một lá cờ Liên minh châu Âu tại một trung tâm tiếp nhận người nhập cư ở Bicske, Hungary - Ảnh: Reuters
Theo AFP, ngày 16-9, Giám đốc Europol, ông Rob Wainwright, cho biết việc phát hiện 71 thi thể người nhập cư bị chết ngạt trong chiếc xe tải bỏ lại ở Áo tháng trước đã buộc Europol phải tiến hành điều tra trên diện rộng về hoạt động đưa người trái phép vào châu Âu.
Cũng theo ông Rob Wainwright, số nghi phạm được Europol phát hiện vượt xa hơn nhiều so với hình dung ban đầu của cơ quan này.
Thảm kịch xảy ra ở Áo theo ông Rob Wainwright là trường hợp điển hình cho thấy sự bùng nổ của loại hình tội phạm liên quan tới người di cư, lĩnh vực đem lại khoản lợi nhuận rất kếch xù với các băng đảng tổ chức.
Ông nói: “Chỉ riêng năm nay chúng tôi đã thu thập được thông tin về 30.000 nghi phạm và các đồng đảng liên quan của chúng. Điều đó cho thấy quy mô hoạt động của chúng lớn tới mức nào trong bối cảnh hiện tại”.
Việc gia tăng số di dân phải chạy trốn khỏi các cuộc xung đột đẫm máu ở Trung Đông và châu Phi đã đẩy châu Âu vào tình cảnh phải đương đầu với cuộc khủng hoảng di dân lớn nhất từ Thế chiến thứ 2 tới nay. Nhưng mặt khác lại đang trở thành miếng mồi béo bở với các tổ chức đưa người vượt biên trái phép.
Việc phát hiện 71 thi thể người nhập cư bị chết ngạt tại Áo ngày 28-8 đã là hồi chuông cảnh báo về mức độ nguy hiểm với những người dân đang phải di tản khỏi Afghanistan, Syria và Iraq để tìm đường đến châu Âu.
Nhà Trắng rơi vào thế khó khi Trung Quốc dường như đang hoàn thiện hai đường băng trên Biển Đông ngay trước thềm chuyến thăm Mỹ của ông Tập.
Phi công Nga không xưng danh, nhưng thỉnh thoảng vẫy chào chiến đấu cơ Anh lên ngăn chặn.
Trường học Nga kêu gọi học sinh quyên tiền mua chiến đấu cơ cho quân đội
Pháp kêu gọi "giác ngộ Hồi giáo" chống tư tưởng thánh chiến
Đài Loan và Trung Quốc đại lục bất ngờ trao trả gián điệp
Máy bay Nga ‘thoát chết’ khi bay nhầm vào không phận Israel
‘Cuộc chiến chống IS là ưu tiên hàng đầu của các cường quốc’
Nhân sự kiện Anonymous phát động chiến dịch chống tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) sau vụ khủng bố đẫm máu Paris, hãng tin CBS (Mỹ) có bài tổng hợp nhận định của các chuyên gia về cuộc chiến điện tử này.
Những tuyên bố cứng rắn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ được cho là xuất phát từ nhận thức rằng Nga sẽ không thể đẩy tình hình vượt quá tầm kiểm soát.
Chìm phà ngoài khơi Indonesia, 97 người được cứu sống
Dịch vụ tàu cao tốc châu Âu ngừng trệ vì phá hoại
Phạt chủ cửa hàng lừa khách Việt ở Singapore 33 tháng tù
Internet đang thay đổi nền kinh tế Trung Quốc
EU hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ 3 tỉ euro để hạn chế dòng người tị nạn
Thổ Nhĩ Kỳ có những hành động can thiệp vào cuộc chiến Syria để phục vụ tham vọng khôi phục ảnh hưởng địa chính trị ở khu vực Trung Đông.
Đó là mục tiêu phát triển được các đại biểu đưa ra tại Hội nghị Bộ trưởng viễn thông và công nghệ thông tin ASEAN lần thứ 15 (TELMIN 15) vừa được khai mạc tại TP Đà Nẵng sáng 26-11.
Trung Quốc sẽ đưa trạm phát điện khổng lồ ra Biển Đông
Hàn Quốc xây căn cứ quân sự mới đối phó Triều Tiên
Mỹ tính cần 100.000 bộ binh để đối phó IS ở Syria
Quân đội Syria sẵn sàng tấn công sào huyệt IS
Putin khước từ gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ ở Paris
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã yêu cầu quân đội nước này ngưng các hoạt động nhằm mục đích kiếm tiền, thay vào đó tập trung vào an ninh quốc phòng.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự