tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 07-10-2015

  • Cập nhật : 07/10/2015

Tổng thống Obama: Quốc hội Mỹ sẽ thông qua TPP

tong thong obama: quoc hoi my se thong qua tpp

Tổng thống Obama: Quốc hội Mỹ sẽ thông qua TPP

Ông Obama dự kiến sẽ thông báo cho Quốc hội về ý định ký thông qua thỏa thuận TPP ngay trong tuần này.

Phát biểu hôm qua 6/10, Tổng thống Mỹ Barack Obama tin tưởng rằng Quốc hội nước này cuối cùng sẽ thông qua Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) do những lợi ích mà hiệp định mang lại cho doanh nghiệp và người lao động Mỹ.

Ông Obama cũng nói thêm, sẽ phải mất vài tháng trước khi Quốc hội Mỹ biểu quyết về TPP. Tuy nhiên, nguồn thạo tin cho biết, chính quyền Mỹ sẽ nỗ lực để đẩy nhanh tiến trình này. Ông Obama dự kiến sẽ thông báo cho Quốc hội về ý định ký thông qua thỏa thuận TPP ngay trong tuần này.

Theo đạo luật về quyền đàm phán nhanh (TPA), Tổng thống Obama cần thông báo về kết quả đàm phán TPP cho Quốc hội 90 ngày trước khi ký thông qua. Trong vòng 30 ngày kể từ khi thông báo, chính phủ Mỹ phải công bố nội dung chi tiết của TPP. Nguồn thạo tin cho biết, Nhà Trắng thậm chí có thể công bố nội dung chi tiết của TPP trong khoảng 3 tuần nữa.

Phát biểu hôm 5/10, Thủ tướng Canada Stephen Harper tuyên bố có thể chỉ vài ngày nữa sẽ công bố chi tiết TPP. Ông cũng kỳ vọng hiệp định sẽ được ký vào đầu năm sau  và được phê chuẩn trong 2 năm tiếp theo.

Nguồn tin cho biết, các nước TPP nhất trí hiệp định sẽ có hiệu lực ngay khi ít nhất 6 quốc gia chiếm 85% GDP của nhóm 12 quốc gia thành viên.

Hiện giới chức Mỹ đang chịu sức ép lớn để hoàn tất các nội dung pháp lý liên quan đến TPP trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên, Mỹ có thể sẽ công bố chi tiết TPP sau các quốc gia khác. Việc công bố chi tiết TPP sẽ diễn ra đồng thời với công bố thỏa thuận bên lề về thao túng tiền tệ. Hiện Bộ tài chính Mỹ đang đàm phán với các Bộ tài chính các nước trong TPP về vấn đề này.

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) có chủ tịch mới

Từ ngày 1/10/2015, ông Kitaoka Shinichi chính thức trở thành tân Chủ tịch của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), kế nhiệm ông Tanaka Akihiko.

ong kitaoka shinichi

Ông Kitaoka Shinichi

Trong lời chào nhậm chức, ông Kitaoka nhấn mạnh, trong thời gian tới, JICA sẽ tăng cường hơn nữa tính chiến lược nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động hỗ trợ phát triển. JICA sẽ tập trung vào:  Tăng trưởng chất lượng và xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo; Tăng cường nỗ lực giải quyết các vấn đề quy mô toàn cầu và xu hướng hỗ trợ;  Mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược v.v…

Bên cạnh đó, JICA còn có nhiệm vụ thực hiện đúng trách nhiệm giải trình và đảm bảo tính minh bạch với tư cách là một cơ quan của Chính phủ Nhật Bản, được giao đảm nhiệm khoản ngân sách khổng lồ. Cùng với việc tăng cường nền tảng của tổ chức, thực hiện hợp lý hóa công việc và chấn chỉnh phong cách làm việc, phải tạo ra môi trường làm việc để tất cả các cán bộ của JICA cũng như những nhân viên liên quan đến hoạt động, dự án của JICA có thể phát huy hết toàn bộ năng lực.

Được biết, trước khi được bổ nhiệm vào vị trí hiện tại, ông Kitaoka là Hiệu trưởng trường Đại học Quốc tế Nhật Bản. Ông Kitaoka là một chuyên gia về ngoại giao và chính trị Nhật Bản hiện đại. 


Nhân dân tệ vượt yên Nhật trở thành đồng tiền thanh toán phổ biến thứ 4 thế giới

Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và tài chính toàn cầu SWIFT hôm nay (6/10) cho biết, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đã vượt qua đồng yên Nhật để trở thành đồng tiền thanh toán phổ biến thứ 4 trên thế giới.

nhan dan te vuot yen nhat tro thanh dong tien thanh toan pho bien thu 4 the gioi - anh minh hoa

Nhân dân tệ vượt yên Nhật trở thành đồng tiền thanh toán phổ biến thứ 4 thế giới - Ảnh minh họa

Tính chung trong 3 năm qua, đồng nhân dân tệ đã lần lượt vượt qua 7 đồng tiền khác để trở thành đồng tiền thanh toán phổ biến thứ 4 thế giới, chỉ đứng sau USD, euro và đồng bảng Anh.

Theo thống kê của SWIFT, giá trị các khoản thanh toán bằng nhân dân tệ trên toàn cầu đã tăng 9,13% trong tháng 8, trong khi giá trị các khoản thanh toán bằng tất cả các loại tiền tệ giảm 8,3%. Nhờ đó, trong tháng đồng nhân dân tệ đã đạt thị phần cao kỷ lục 2,79% trong thanh toán toàn cầu, cao hơn nhiều so với mức 1,39% hồi tháng 1/2014.

Cũng theo thống kê, có hơn 100 quốc gia sử dụng đồng nhân dân tệ cho các khoản thanh toán trong tháng 8, trong đó hơn 90% của dòng tiền này tập trung ở 10 quốc gia; hơn 1.700 tổ chức tài chính thực hiện thanh toán bằng nhân dân tệ trên toàn thế giới, tăng 14% so với một năm trước đó; Khoảng 600 của các tổ chức sử dụng đồng nhân dân tệ cho các khoản thanh toán mà không hiện diện ở Trung Quốc hay Hồng Kông.

Trong lĩnh vực tài trợ thương mại, đồng nhân dân tệ chiếm tỷ lệ 9,1% trong việc phát hành thư tín dụng của toàn cầu tính theo giá trị. Ở phương diện này, nhân dân tệ là đồng tiền được sử dụng phổ biến thứ hai thế giới.

Giá trị giao dịch ngoại hối bằng nhân dân tệ cũng tăng 20% trong tháng 8 so với tháng trước. Hơn 50% giao dịch ngoại hối bằng nhân dân tệ bên ngoài Trung Quốc và Hồng Kông được thực hiện nhiều nhất tại Anh, tiếp theo là Hoa Kỳ, Singapore và Pháp.


NHTW Úc giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục 2%

Ngân hàng Trung ương Australia hôm nay (6/10) đã quyết định giữ nguyên lãi suất chính sách ở mức thấp kỷ lục 2% tháng thứ 5 liên tiếp cho dù kinh tế toàn cầu chỉ tăng trưởng vừa phải.

nhtw uc giu nguyen lai suat o muc thap ky luc 2% - anh minh hoa

NHTW Úc giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục 2% - Ảnh minh họa

Quyết định này của Ngân hàng Dự trữ Australia (Reserve Bank of Australia - RBA) đã được giới chuyên môn dự báo trước và chỉ có thay đổi nhỏ trong tuyên bố kèm theo của Thống đốc RBA Glenn Stevens so với tháng trước.

Thống đốc Glenn Stevens cho biết, Hội đồng chính sách của RBA đánh giá việc giữ nguyên lãi suất chính sách là hoàn toàn hợp lý bất chấp thương mại giảm sút do giá của nhiều loại hàng hóa cơ bản giảm thấp.

“Fed được dự kiến ​​sẽ bắt đầu tăng lãi suất chính sách của mình trong thời gian tới, nhưng một số ngân hàng trung ương lớn khác vẫn đang tiếp tục nới lỏng chính sách", Stevens nói. “Nhìn chung, điều kiện tài chính toàn cầu vẫn còn biến động”.

Mặc dù ghi nhận giá nhà ở Sydney và Melbourne tăng, tuy nhiên ông Stevens cho rằng “các biện pháp hiện nay hoàn toàn có thể kiểm soát được những rủi ro có thể phát sinh từ thị trường nhà ở”, Stevens nói.

Trong khi đó, chính sách tiền tệ cần phải duy trì linh hoạt như lãi suất thấp hiện nay để hỗ trợ nền kinh tế khi mà tăng trưởng của Australia được đánh giá “dưới mức trung bình dài hạn”, Stevens nói.


Kế hoạch 'cởi trói' cho dòng tiền vốn ở EU

Ngày 30/9, Jonathan Hill, Ủy viên Liên minh châu Âu (EU) phụ trách các dịch vụ tài chính, sự ổn định tài chính và thị trường vốn, đã thông báo kế hoạch hành động bao gồm 33 biện pháp và sáng kiến pháp lý sẽ là "mảnh ghép" tạo thành Liên minh các thị trường vốn (CMU) vào năm 2019.   

ke hoach 'coi troi' cho dong tien von o eu - anh minh hoa

Kế hoạch 'cởi trói' cho dòng tiền vốn ở EU - Ảnh minh họa

Kế hoạch CMU nhằm góp phần xây dựng một thị trường chung thực sự về vốn trên khắp 28 nước thành viên EU - Liên minh sẽ giúp thị trường huy động thêm ngân quỹ để vực dậy nền kinh tế thông qua việc nới lỏng các luật lệ quy định về tiền vốn đã được áp dụng kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008.

Ông Hill muốn CMU sẽ giúp các doanh nghiệp của EU, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có được nguồn vốn đa dạng hơn, nhiều lựa chọn đầu tư hơn, và muốn dỡ bỏ các rào cản để dòng vốn có thể tự do lưu chuyển dễ dàng hơn ở toàn bộ 28 nước thành viên EU.

Là một phần trong ưu tiên của EC nhằm thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm và đầu tư tại EU, kế hoạch trên là nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt đầu tư, bằng cách kết hợp giữa  việc gia tăng và đa dạng hóa nguồn tài chính cho các dự án dài hạn và các doanh nghiệp châu Âu. EC cũng muốn dỡ bỏ những rào cản đang cản trở đầu tư qua biên giới ở EU để các doanh nghiệp và các dự án hạ tầng có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn, bất kể là doanh nghiệp và dự án ở đâu.

Kế hoạch hành động CMU được xây dựng dựa trên một số nguyên tắc căn bản, bao gồm việc tạo ra nhiều cơ hội hơn cho nhà đầu tư, gắn kết tài chính với nền kinh tế, tạo dựng một hệ thống tài chính mạnh hơn và vững vàng hơn, đồng thời tăng cường hội nhập tài chính và thúc đẩy sự cạnh tranh.

Sáng kiến chủ chốt ban đầu của kế hoạch bao gồm các quy định mới về vấn đề chứng khoán hóa, nhằm giảm chi phí cho ngân hàng khi bán cổ phiếu chất lượng cao trên thị trường chứng khoán cho nhà đầu tư tổ chức. Các công ty và doanh nghiệp cũng sẽ được tạo điều kiện dễ dàng trong việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu.

EC đang đề xuất khung pháp lý cho quy trình này theo hướng đơn giản, minh bạch và chuẩn hóa, tuân thủ quy chế kiểm soát. Theo EC, việc tiếp thêm "sinh lực" và đưa hoạt động chứng khoán hóa về mức trước khủng hoảng sẽ giúp huy động khoảng 100-150 tỷ euro (112-169 tỷ USD).

Thêm vào đó, như một trong số các biện pháp chuẩn bị cho việc thiết lập CMU, EC đã thực hiện một số sửa đổi đối với Luật ủy quyền đảm bảo khả năng thanh toán II, một chương trình pháp lý của EU sẽ được áp dụng đầy đủ ở tất cả 28 nước thành viên từ đầu năm 2016, và đưa ra một cơ chế pháp lý mới, hài hòa về bảo hiểm trên toàn khối.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục