Truyền thông Trung Quốc đang nỗ lực để thế giới biết rằng họ "thực sự, chắc chắn và tuyệt đối không quan tâm đến phán quyết 'đường lưỡi bò'".

Indonesia tính điều tiêm kích F-16 đến quần đảo ở Biển Đông
Theo AFP, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu hôm nay cho biết việc tăng cường phòng thủ xung quanh quần đảo Natuna của Indonesia bao gồm triển khai các tàu chiến, một tiêm kích F-16, các tên lửa đất đối không, một radar và các máy bay không người lái, cũng như xây dựng các cảng mới và cải thiện một đường băng.
Việc tăng cường lực lượng quân sự này đã được triển khai trong những tháng gần đây và dự kiến hoàn thành trong "dưới một năm", ông nói.
Ngoài các thiết bị quân sự, Indonesia sẽ điều lực lượng không quân đặc biệt và lực lượng đặc nhiệm hải quân, cùng một tiểu đoàn bộ binh đến quần đảo Natuna, ngay khi các doanh trại và nhà ở được xây xong, ông Ryacudu nói. Bên cạnh đó, Indonesia cũng có kế hoạch điều hàng trăm ngư dân đến đây.
Ông Ryacudu nhấn mạnh động thái của Indonesia không phải là "đổ thêm dầu" vào việc quân sự hóa ngày càng tăng trên Biển Đông, nói rằng họ có quyền bảo vệ biên giới của mình.
Indonesia không phải là một trong các nước có tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên, Jakarta đã phản đối việc Trung Quốc xếp vùng biển xung quanh quần đảo Natuna của Indonesia nằm trong yêu sách "đường 9 đoạn" mà Bắc Kinh đơn phương vạch ra nhằm chiếm gần hết diện tích Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia thông báo về kế hoạch tăng cường quốc phòng một ngày sau khi Tòa Trọng tài ra phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Tòa tuyên bố Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với tài nguyên bên trong yêu sách "đường lưỡi bò" mà Bắc Kinh đơn phương vạch ra.
Sau khi tòa ra phán quyết, Bộ Ngoại giao Indonesia đã ra một tuyên bố thận trọng, kêu gọi "tất cả các bên kiềm chế và không làm bất cứ điều gì có thể làm tăng căng thẳng".
Hải quân Indonesia hôm 17/6 nã súng cảnh cáo vào các tàu cá Trung Quốc ở ngoài khơi quần đảo Natuna và bắt giữ một số thủy thủ, cáo buộc những tàu này đánh bắt trái phép.
Tổng Thư ký LHQ kêu gọi các bên ở Biển Đông tuân thủ luật pháp quốc tế
Sau khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Haye (Hà Lan) ra phán quyết về việc Philippines kiện Trung Quốc liên quan tới tranh chấp ở Biển Đông, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon ngày 12-7 kêu gọi các bên có tranh chấp tại Biển Đông tuân thủ luật pháp quốc tế và tránh có các hành động làm gia tăng căng thẳng.
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, trả lời câu hỏi của các phóng viên trong cuộc họp báo thường nhật tại trụ sở Liên hợp quốc ở thành phố New York, Mỹ, người phát ngôn của Tổng Thư ký Liên hợp quốc, ông Stephane Dujarric, cho biết Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã biết về phán quyết của PCA và Tổng Thư ký đã liên tục kêu gọi tất cả các bên giải quyết tranh chấp tại Biển Đông một cách hòa bình và hòa giải thông qua đối thoại, tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến chương Liên hợp quốc.
Tổng Thư ký Ban Ki-moon nhấn mạnh rằng trong khi đối thoại đang tiếp diễn thì các bên cần phải tránh không thực hiện các hành động gia tăng thêm căng thẳng.
Ông Ban Ki-moon cũng bày tỏ hy vọng rằng việc tham vấn đang tiếp diễn về Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc dựa trên Tuyên bố về cách hành xử của các bên tại Biển Đông (DOC) sẽ dẫn tới sự gia tăng hiểu biết lẫn nhau giữa các bên có tranh chấp tại Biển Đông.(VN+)
Singapore nâng nhà ga, xây tường chống nước biển dâng
Singapore cho biết sẽ xây nhà ga số 5 của sân bay Changi cao hơn 5,5m so với mực nước biển và xây tường chắn biển để ngăn ngập lụt.
Bên cạnh nội dung cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính 36% vào năm 2030, kế hoạch mới cũng chú trọng các hành động ứng phó với các nguy cơ từ biển đổi khí hậu. Theo đó Singapore sẽ củng cố hạ tầng quan trọng như các trạm phát điện, hạ tầng vận tải và truyền thông.
“Biến đổi khí hậu có thể đặt ra những thách thức bởi sân bay Changi sẽ đối mặt với nguy cơ bị ngập lụt do lượng mưa tăng và nước biển dâng” - Wall Street Journal dẫn báo cáo viết.
Nhà ga số 5 sẽ được hoàn thành vào giữa thập kỷ sau với khả năng tiếp hơn 50 triệu hành khách mỗi năm, nâng tổng khả năng xử lý của sân bay Changi lên hơn 135 triệu khách mỗi năm.
Theo Chính phủ Singapore, mực nước ở eo biển Singapore dâng với tốc độ 1,2-1,7mm mỗi năm từ 1975-2009. Đến cuối thế kỷ này, Singapore có thể bị nhấn chìm đến 0,75m so với mức cách đây gần 20 năm.
Trong khi đó, lượng mưa trút xuống đảo quốc sư tử ngày càng nhiều và sự khác biệt giữa mùa khô và mùa mưa trở nên rất rõ rệt. Một trong những bước đối phó trước mắt đã được Singapore bắt tay triển khai là nâng cấp hệ thống thoát nước để giảm nguy cơ ngập úng.
Ngoài sân bay, Singapore cũng có kế hoạch bảo vệ các cảng biển của mình trước tình trạng nước biển dâng. Theo đó, một cảng container ở Tuas, bờ tây Singapore, đang được xây dựng theo thiết kế mới và cao hơn 2m so với mực nước biển.
Singapore cũng xây các tường chắn, dốc đá dọc hơn 70% bờ biển của đảo quốc để ngăn xói mòn và lũ lụt. Tất cả những vùng đất mới được cải tạo cũng buộc phải cao tối thiểu 4m so với mực nước biển, tăng so với quy định 3m của năm 2011. Ngoài ra, đường sá dọc các bãi biển cũng được nâng cao để tránh bị chìm trong nước biển.
Các tài liệu của kế hoạch hành động lần này được công bố rộng rãi trên trang của Cơ quan biến đổi khí hậu quốc gia Singapore và tại các thư viện cộng đồng...
Maroc - Mô hình thành công trong cuộc chiến chống khủng bố
Không giống với các điểm đến khác trong khu vực như Tunisia và Ai Cập, Maroc đang tiếp tục thu hút các du khách nước ngoài nhờ vào các biện pháp an ninh có hiệu quả.
5 năm sau khi xảy ra vụ đánh bom khủng bố gây nhiều thương vong, quảng trường Jemaa-el-Fna, thành phố Marrakech, khu du lịch trọng điểm của Maroc được UNESCO xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, hiện vẫn là điểm đến thu hút của du khách nước ngoài.
Các quảng trường, bãi biển, các địa điểm du lịch tại nước này được bố trí một đội ngũ hùng hậu lực lượng an ninh nhằm ngăn ngừa mọi nguy cơ khủng bố và đảm bảo an toàn cho người dân và du khách. Để du khách yên lòng, Chính phủ Maroc đã triển khai các nhóm an ninh khắp nơi trong những khu vực nhạy cảm của các thành phố chính, đặc biệt là tại các khu du lịch quan trọng nhất.
Cần phải nói rằng mọi du khách khi đến Maroc, một đất nước nằm ở trung tâm của một khu vực bất ổn, đều cảm nhận cảm giác an toàn. Đó là kết quả của sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng an ninh và và các doanh nghiệp du lịch. Kể từ tháng 10-2015, tất cả các khách sạn, nhà nghỉ, khu vui chơi ở Maroc đều phải lắp đặt máy quay phim giám sát và cửa kiểm soát an ninh để phát hiện mọi hành động khả nghi. Các lực lượng an ninh cũng đề cao cảnh giác nhất là tại Marrakech, thành phố du lịch nổi tiếng và thực sự trở thành một điển hình của Maroc về vấn đề này. Hiện nay, có hơn 300 cảnh sát du lịch trong trang phục dân sự bảo đảm an ninh tại khu phố Arab ở Marrakech. Bên cạnh đó, những thông tin tình báo của nước này cũng rất hiệu quả. Maroc cũng sẵn sàng tăng cường các nhân viên an ninh được đào tạo và được trang bị vũ khí mạnh nhằm bảo đảm sự can thiệp hiệu quả và chuyên nghiệp trong những tình huống khẩn cấp.
Kể từ năm 2002 đến nay, Maroc đã triệt phá 150 mạng lưới khủng bố có liên hệ với các nhóm khủng bố tại các vùng xung đột như Afghanistan, Pakistan, Iraq, Syria và khu vực Sahel. Chỉ riêng trong giai đoạn 2012-2015, Maroc đã đập tan 119 kế hoạch tấn công khủng bố, triệt phá 132 mạng lưới và bắt giữ 2.720 phần tử khủng bố.
Nhà nước Maroc nhận thức rất rõ rằng cuộc chiến chống khủng bố mới chỉ được cải thiện về mặt an ninh. Chiến lược mà Maroc thực hiện từ nhiều năm qua về vấn đề này còn mở rộng cả sang lĩnh vực xã hội và tôn giáo với việc thúc đẩy đạo Hồi khoan dung và cởi mở. Thế mạnh này khiến Maroc trở thành hình mẫu cho châu Phi và châu Âu. Các nước châu Âu đã đưa ra đề xuất Maroc hỗ trợ trong công tác đào tạo giáo sĩ.
Nga điều 6 máy bay ném bom tầm xa diệt IS tại Syria
Các máy bay ném bom Tu-22M3 đóng tại căn cứ không quân ở miền nam Nga, cất cánh hôm 12/7, đi qua không phận Iran và Iraq và thực hiện cuộc không kích bằng chất nổ mạnh vào mục tiêu nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại phía đông của thị trấn Palmyra, As Sukhnah, và làng Arak .
Tất cả máy bay đã trở lại căn cứ ăn toàn, Bộ Quốc phòng Nga cho biết. Bộ này cũng nói thêm rằng liên minh chống IS do Mỹ dẫn đầu đã được thông báo trước về cuộc không kích.
"Cuộc tấn công hủy diệt một trại quân sự lớn, ba kho vũ khí và đạn dược, ba xe tăng, 4 xe thiết giáp và 8 xe trang bị súng máy hạng nặng, đồng thời tiêu diệt số lượng lớn chiến binh của đối phương", Sputnik dẫn thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga.
Moscow bắt đầu chiến dịch chống IS ở Syria ngày 30/9/2015. Đến tháng ba, Nga tuyên bố hoàn thành các mục tiêu đã đề ra và rút quân khỏi Syria. Đây là lần đầu tiên Nga triển khai máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 chống lại IS, sau khi quân đội Nga rút khỏi Syria.
Mặc dù Nga đã rút phần lớn quân khỏi Syria, họ vẫn duy trì hiện diện quân sự, đặc biệt là ở cảng Tartus và căn cứ không quân Khmeimim.
Ngày 8/7, IS bắn hạ một trực thăng quân sự Syria khiến hai phi công Nga có mặt trên khoang thiệt mạng.(VNEX)
Truyền thông Trung Quốc đang nỗ lực để thế giới biết rằng họ "thực sự, chắc chắn và tuyệt đối không quan tâm đến phán quyết 'đường lưỡi bò'".
Trung Quốc cảnh báo về 'cái nôi chiến tranh' ở Biển Đông
Mỹ - Hàn chọn địa điểm đặt hệ thống THAAD
Trung Quốc liên tiếp đưa máy bay dân sự đáp xuống Trường Sa
“Bà đầm thép” II của Anh nhậm chức
Trung Quốc dọa lập ADIZ sau phán quyết về 'đường lưỡi bò'
Trung Quốc và Đài Loan đang tìm tiếng nói chung sau khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) bác bỏ tuyên bố chủ quyền phi lý của cả hai ở biển Đông.
Nước nào cũng chỉ kẻ vùng đặc quyền kinh tế của mình từ đường cơ sở trở ra đến 200 hải lý mà thôi, chứ không có chuyện khơi khơi nói tổ tiên tôi hồi xưa đã tới đó rồi nhận vơ là của mình...
Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao sau phán quyết dứt khoát về biển Đông của Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague (Hà Lan) hôm 12-7. Các chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) đã đưa ra một số nhận định.
Tham vọng tìm kiếm vai trò lãnh đạo toàn cầu bên cạnh Washington có thể bị đe dọa bởi hình ảnh một Bắc Kinh “đứng ngoài vòng pháp luật”
Thẩm phán được trọng vọng Thomas Mensah là chủ tịch ban trọng tài ra phán quyết bác bỏ "đường lưỡi bò" trong vụ kiện Biển Đông.
Ngày 12-7, ngay sau khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) đưa ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan tới tranh chấp ở Biển Đông, Chủ tịch Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ John McCain và Thượng nghị sỹ Dan Sullivan đã ra tuyên bố chung hoan nghênh phán quyết này.
Sau phán quyết PCA, Bắc Kinh phản ứng ra sao?
Dân Philippines ăn mừng phán quyết PCA
Bình luận đầu tiên của bà May sau khi chắc chắn sẽ thành Thủ tướng Anh
Trạm không gian Trung Quốc có thể rơi xuống Trái Đất
Ông Sanders: “Bà Clinton sẽ là tổng thống”
Mỹ kêu gọi tránh khiêu khích sau phán quyết về 'đường lưỡi bò'
Trung Quốc vẫn cố chống chế, Nhật tuyên bố ủng hộ phán quyết PCA
Đài Loan sắp điều thêm tàu ra đảo Ba Bình
Trung Quốc không muốn thảo luận vấn đề Biển Đông tại ASEM
Xe lửa đấu đầu thảm khốc ở Ý, ít nhất 10 người chết
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự