tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 14-04-2016

  • Cập nhật : 14/04/2016

Báo Nga: Hải quân Nga tập trận trong vùng biển Nhật Bản

Trong tuần này, các tàu đổ bộ cỡ lớn đang tổ chức tập trận sát hạch chiến thuật trong vùng biển Nhật Bản, Quân khu Đông Nga thông báo hôm thứ Tư, 13/4.
sputnik/ vitaliy ankov.

Sputnik/ Vitaliy Ankov.

Trong tuần này, các tàu đổ bộ cỡ lớn đang tổ chức tập trận sát hạch chiến thuật trong vùng biển Nhật Bản, Quân khu Đông Nga thông báo hôm thứ Tư, 13/4.
Các nhóm chiến thuật tàu nổi của Hải đoàn các lực lượng đa dạng Primorsky đang hoạt động tại vùng biển Nhật Bản trong khuôn khổ giai đoạn cuối huấn luyện chiến đấu mùa đông.
"Các khẩu đội tàu chống biệt kích huấn luyện biện pháp phòng vệ tàu khi vượt biển và trong cuộc tập kích không được bảo vệ," Sputnik dẫn thông tin cho biết.
Trong thời gian vượt biển đến nơi đổ bộ thủy quân, các khẩu đội chiến đấu đã đẩy lùi đòn tấn công từ trên không. Sử dụng pháo binh trên hạm bắn vào các mục tiêu thực trên không do máy bay chống ngầm IL-38 bố trí. Trong trận chiến giả định đổ bộ lực lượng, đã tiến hành pháo kích các mục tiêu bờ biển.
Trong cuộc tập trận, các tàu thuộc nhóm đổ bộ đã thực hiện hơn 20 bài tập chiến đấu, hỗ trợ tàu giả định bị trúng đạn, hoàn thành tập kết nhân sự, bổ sung dự trữ trang thiết bị và phục hồi kỹ thuật cho các tàu.

Tướng Mỹ: 'Sức mạnh F-35 sẽ khiến đối phương chùn bước'

Đại tướng không quân Mỹ khẳng định 4 siêu tiêm kích F-35 tham gia triển lãm hàng không tại Anh tới đây có tác dụng răn đe lớn đối với các đối thủ của Mỹ, trong đó có Nga.
tia chop f-35 cua my. anh: usaf

Tia chớp F-35 của Mỹ. Ảnh: USAF

Tư lệnh không quân Mỹ tại châu Âu, đại tướng Frank Gorenc, cho rằng sức mạnh của tiêm kích thế hệ 5 F-35 của Mỹ sẽ khiến mọi đối thủ, trong đó có Nga, phải chùn bước, theo Business Insider.

"Khả năng răn đe là nền tảng của uy tín, sức mạnh và tính sẵn sàng chiến đấu của một quân đội. Chiếc siêu tiêm kích này sẽ cho mọi người thấy những gì chúng tôi có thể làm trên không, trên biển và trên đất liền. Khả năng của F-35 thừa sức răn đe bất cứ một kẻ thù nào của phương Tây", tướng Gorenc khẳng định.

Ông Gorenc cũng cảnh báo Mỹ đang đánh mất ưu thế trước Nga khi Moscow gần đây liên tục tăng cường khả năng phòng thủ dọc theo biên giới phía Tây với các nước thuộc Liên minh châu Âu.

Mặc dù còn tồn tại một số lỗi về kỹ thuật liên quan đến hệ thống radar và khả năng tác chiến, đại tướng không quân Mỹ nhận định rằng F-35 vẫn là một vũ khí có khả năng thực chiến cao.

Ông cho rằng sự xuất hiện của F-35 tại hai cuộc triển lãm hàng không sắp diễn ra ở Anh sẽ khiến Nga phải cân nhắc rất kỹ trước khi có bất cứ hành động quân sự phiêu lưu nào ở châu Âu.

"Tôi nghĩ sự xuất hiện của F-35 tại các cuộc triển lãm lần này là một bước tiến quan trọng. Điều này xác nhận khả năng thực tế của F-35 bởi nó đã có hàng nghìn giờ bay. Con rể tôi cũng là một phi công F-35. Tôi hoàn toàn tin vào sức mạnh của chiến đấu cơ này", ông Gorenc nhận định.

Bộ Quốc phòng Mỹ mới đây tuyên bố sẽ triển khai hai phi đội F-35 đầu tiên đến căn cứ không quân Eielson ở tiểu bang Alaska, gần biên giới Nga.


Liên Hiệp Quốc họp chọn tổng thư ký

Giám đốc Tổ chức Di sản Thế giới (UNESCO) Irina Bokova vốn là cựu Ngoại trưởng Bulgari, 63 tuổi đang là ứng viên tiềm năng nhất.

Ngày 12-4, Đại Hội đồng LHQ bắt đầu điều trần công khai nhằm chọn người vào vị trí Tổng Thư ký LHQ, thay ông Ban Ki-moon sẽ hết nhiệm 31-12.

Cuộc điều trần này diễn ra trong ba ngày, theo hãng tin AFP (Pháp).

Các ứng viên trả lời chất vấn về các cuộc khủng hoảng toàn cầu, từ biến đổi khí hậu đến tìm kiếm hòa bình Trung Đông.

Tám ứng cử viên trình bày quan điểm của mình trước 193 thành viên Đại hội đồng LHQ.

cuoc dieu tran chon tong thu ky lhq moi cua dai hoi dong lhq ngay 12-4. (anh: cctv-america)

Cuộc điều trần chọn Tổng Thư ký LHQ mới của Đại hội đồng LHQ ngày 12-4. (Ảnh: CCTV-AMERICA)

Tham gia ngày điều trần 12-4 gồm có 3 ứng viên. Đó là Tổng Giám đốc Tổ chức Di sản Thế giới (UNESCO) Irina Bokova vốn là cựu Ngoại trưởng Bulgari, ông Antonio Guterres (Bồ Đào Nha) từng là Cao ủy LHQ về người tị nạn. Và ứng viên trẻ nhất là Ngoại trưởng Montenegro Igor Luksic 39 tuổi.

Ngày điều trần 13-4 sẽ có hai ứng viên trình bày quan điểm. Đó là cựu Tổng thống Slovenia Danilo Turk, cựu Ngoại trưởng Croatia Vesna Pusic, cựu Ngoại trưởng Moldova Natalia Gherman.

Giám đốc Chương trình phát triển LHQ đồng thời là cựu Ngoại trưởng New Zealand Helen Clark, cựu Ngoại trưởng Macedonia Srgjian Kerim sẽ điều trần vào ngày 14-3.

Trong số tám ứng viên, bà Irina Bokova 63 tuổi được cho là một trong những ứng viên tiềm năng. Bà Irina Bokova được Nga ủng hộ, cho rằng Tổng Thư ký LHQ mới nên là người đến từ Đông Âu - khu vực duy nhất trên toàn cầu chưa có người đại diện vào vị trí này trước nay.

chu tich dai hoi dong lhq mogens lykketoft (phai) va ba irina bokova, tong giam doc to chuc di san the gioi (unesco) tai phien dieu tran ngay 12-4. (anh: afp)

Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Mogens Lykketoft (phải) và bà Irina Bokova, Tổng Giám đốc Tổ chức Di sản Thế giới (UNESCO) tại phiên điều trần ngày 12-4. (Ảnh: AFP)

Nếu được chọn, bà Bokova năm nay 63 tuổi sẽ là phụ nữ đầu tiên giữ chức Tổng Thư ký LHQ.

Trong hàng thập kỷ, lựa chọn Tổng Thư ký LHQ hầu như luôn thuộc về Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ và nằm trong tay 5 thành viên thường trực là Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga, và Mỹ. Quá trình chọn cũng không diễn ra công khai.

Tuy nhiên, năm 2015 Đại hội đồng LHQ đã bỏ phiếu thay đổi tiến trình chọn người đứng đầu LHQ, yêu cầu các ứng viên gửi thư ứng cử vào vị trí này, cùng với lý lịch và đồng ý tham gia điều trần.

Quyết định cuối cùng về việc chọn Tổng Thư ký LHQ vẫn thuộc về HĐBA. Tuy thế tiến trình này cũng sẽ tạo áp lực buộc các thành viên chọn ứng viên đã thuyết phục được đa số thành viên Đại hội đồng LHQ qua các cuộc điều trần.

Tháng 7 tới, HĐBA sẽ bắt đầu mở cuộc bỏ phiếu thử để thăm dò mức độ ủng hộ cho từng đối thủ.

Cuộc bỏ phiếu cuối cùng dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 9. Sau đó 15 nước thành viên HĐBA sẽ trình tên người chiến thắng lên Đại hội đồng LHQ.


Ý đồ của việc tiết lộ chương trình vũ khí của Bình Nhưỡng

Trước thềm đại hội đảng đầu tiên sau 36 năm qua của Triều Tiên, chính quyền Kim Jong Un lần đầu tiên hé lộ các chi tiết về chương trình phát triển vũ khí của nước này.

vu thu dong co ten lua icbm moi cua binh nhuong dien ra tai trung tam vu tru sohae anh: reuters

Vụ thử động cơ tên lửa ICBM mới của Bình Nhưỡng diễn ra tại Trung tâm Vũ trụ Sohae Ảnh: Reuters

Cho đến gần đây, theo Reuters, các thông tin về chương trình vũ khí của Bình Nhưỡng vẫn rất khó tiếp cận. Chính phủ các nước cùng các chuyên gia thường dựa vào hình ảnh vệ tinh, các mẫu nhỏ của hạt nguyên tử thu thập được sau các vụ thử hạt nhân và các phần bị tách rời ra sau các vụ phóng tên lửa tầm xa của nước này.

Tuy nhiên chỉ chưa đầy một tháng trở lại đây, Triều Tiên đã công bố những bài báo chứa hình ảnh chi tiết về công nghệ và kỹ thuật của các vụ thử tên lửa cùng các hoạt động khác cho thấy những nỗ lực nhanh chóng xây dựng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có trang bị đầu đạn hạt nhân (ICBM).

Theo nhiều nhà phân tích, việc tiết lộ thông tin trên là do Bình Nhưỡng tin vào việc thuyết phục thế giới cũng như người dân nước này tin rằng sức mạnh hạt nhân của Triều Tiên cũng quan trọng như sức mạnh của chính đất nước này.

Tuy nhiên họ cũng thừa nhận vẫn không thể đoán được ý đồ và năng lực thật sự của Triều Tiên.

"Việc tiết lộ cho thấy chiến lược cơ bản là càng ngoại giao càng quân sự: điều quan trọng là Bình Nhưỡng không chỉ có những năng lực này mà muốn chúng ta tin rằng họ thật sự có những năng lực này" - kỹ sư vũ trụ chuyên về vệ tinh và các thiết bị đẩy John Schilling cho biết.

Trong tiết lộ mới nhất, truyền thông Bình Nhưỡng cho biết nước này đã thử thành công một động cơ ICBM mới. Các chuyên gia dựa vào những hình ảnh đi kèm công bố này cho biết động cơ mới của Triều Tiên là các tên lửa R-27 thiết kế thời Xô Viết phối hợp lại với nhau, tạo ra hai cột khói.

Chuyên gia tên lửa Mỹ Michael Elleman cho biết những tiết lộ về các vụ thử tên lửa thành công cũng nhằm tuyên truyền rằng Bình Nhưỡng sẽ sớm có một tên lửa tầm xa trang bị hạt nhân có thể đe dọa đến nước Mỹ.

Những tuyên bố dồn dập về vũ khí trong thời gian gần đây cũng cho thấy Bình Nhưỡng không có dấu hiệu muốn dừng lại bất chấp các biện pháp trừng phạt của LHQ trong tháng rồi cũng như những cảnh báo từ Washington và các quốc gia khác trong khu vực.


“Mất hàng trăm tỷ USD để khôi phục lại Syria thời hậu chiến”

Theo nhận định của ông al-Dardari, để trở về mức GDP năm 2010 trước chiến tranh, nước này cần ít nhất 180 tỷ USD và 10 năm - với điều kiện chiến tranh kết thúc ngay từ bây giờ.
ap photo/ mehmet shakir

AP Photo/ Mehmet Shakir

Trả lời phỏng vấn báo Izvestiya, cựu Phó Thủ tướng Syria, phó thư ký điều hành Ủy ban kinh tế và xã hội về Tây Á của Liên Hợp Quốc, ông Abdullah al-Dardari đã đánh giá tình trạng hiện nay của nền kinh tế Syria và ước tính thiệt hại do chiến tranh gây ra, Sputnik đưa tin.
Theo nhận định của ông al-Dardari, để trở về mức GDP năm 2010 trước chiến tranh, nước này cần ít nhất 180 tỷ USD và 10 năm - với điều kiện chiến tranh kết thúc ngay từ bây giờ.
Theo cựu Phó Thủ tướng Syria, hiện nay nền kinh tế Syria đang ở mức độ của Somalia và GDP của nó chỉ bằng 45% của mức năm 2010 (năm cuối cùng trước chiến tranh).
Ngoài ra, nước này đã phải chịu mất mát rất lớn về con người - ví dụ có từ 17.000 trong số 40.000 bác sĩ đã rời đất nước vì chiến tranh. Nhiều chuyên gia trình độ cao và các doanh nhân cũng bỏ ra nước ngoài, Izvestia viết.
Nhà kinh tế cũng đánh giá thiệt hại của các nước khác trong khu vực do "Mùa Xuân Ả Rập" gây ra. Theo ông Abdullah al-Dardari, cuộc khủng hoảng Syria đã ảnh hưởng đáng kể đến Lebanon, Jordan, Iraq và miền nam Thổ Nhĩ Kỳ. Nhìn chung, thiệt hại của khu vực này là khoảng gần 1 nghìn tỷ USD.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục