tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 10-09-2015

  • Cập nhật : 10/09/2015

Tên cầm đầu vụ đánh bom Bangkok là người Trung Quốc

Báo The Nation (Thái Lan) dẫn nguồn tin từ cảnh sát cho biết nghi can Yusufu Mieraili (ảnh) là tên có hộ chiếu Trung Quốc (bị bắt gần biên giới Campuchia) đã khai một công dân Trung Quốc đứng sau vụ đánh bom ở Bangkok.

Yusufu Mieraili khai công dân Trung Quốc này tên Izan, là người cầm đầu trong nhóm, đã rời Thái Lan qua sân bay Suvarnabhumi vào ngày 16-8, tức một ngày trước khi xảy ra vụ đánh bom ở Bangkok.

Nguồn tin cho biết tên Izan liên lạc với nghi can Yusufu Mieraili và đồng bọn qua ứng dụng nhắn tin di dộng WhatsApp chứ bọn chúng hoàn toàn không quen biết nhau. Nghi can Yusufu Mieraili có mặt trong khu vực lúc bom nổ vì tên Izan đã yêu cầu như thế nhằm mục đích chụp ảnh và gửi ảnh hiện trường qua tin nhắn cho hắn xem. Tuy nhiên, Yusufu Mieraili đã không chụp ảnh vì sợ bị nghi ngờ và bị bắt.

nghi can yusufu mieraili

nghi can Yusufu Mieraili

Trước đó, nghi can Yusufu Mieraili khai nhận có giao bom cho nghi can mặc áo vàng (đang bị truy nã), đồng thời có nhìn thấy nghi can mặc áo vàng và nghi can mặc áo xanh (có hình ảnh lưu trong máy ghi hình) tại chung cư ở quận Nong Chok (nơi cảnh sát tìm thấy vật dụng chế tạo bom) nhưng không biết tên.

Báo Bangkok Post dẫn nguồn tin cảnh sát cho biết nghi can Yusufu Mieraili là người Tân Cương (Trung Quốc), học đại học y ở Tân Cương trong sáu năm nhưng chưa tốt nghiệp. Hắn đến khu Ramkhamhaeng ở Bangkok bán điện thoại di động trong sáu tháng. Hắn cho biết cha mẹ vẫn còn cư trú ở Tân Cương. Hắn nói hắn quyết định khai vì sợ trao trả về Trung Quốc và hắn xin ngồi tù ở Thái Lan chứ không về Trung Quốc.


Nga điều tàu ngầm lớn nhất thế giới với 200 đầu đạn hạt nhân tới Syria

tau ngam lon nhat the gioi dmitri donskoy.

Tàu ngầm lớn nhất thế giới Dmitri Donskoy.

Trang Debkafile ngày 7.9 cho biết, tàu ngầm lớn nhất thế giới Dmitri Donskoy (TK-208) (lớp Typhoon theo cách gọi của NATO) đã khởi hành đi Địa Trung Hải với đích đến là bờ biển Syria.
Theo các nguồn tin tình báo và quân sự, trên tàu ngầm có 20 tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava, cùng khoảng 200 đầu đạn hạt nhân. Mỗi tên lửa có tầm bắn 10.000 km, mang được từ 6-10 đầu đạn hạt nhân.

Tàu ngầm này của Nga đã khởi hành từ căn cứ Biển Bắc vào ngày 4.9, với sự hộ tống của hai tàu chống ngầm. 

Trang Debkafile cho hay, tàu này khi đến bờ biển Syria trong vòng khoảng 10 ngày kể từ ngày khởi hành, sẽ bổ sung cho việc triển khai quân sự mới của Nga ở Syria. 

Hôm 5.9, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bày tỏ quan ngại trước những thông tin Nga "đẩy nhanh xây dựng lực lượng quân sự ở Syria" trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov. Ông Kerry nhấn mạnh, nếu những báo cáo trên là chính xác, thì đây sẽ là hành động làm leo thang xung đột, dẫn đến thương vong nhiều hơn, làm tăng dòng người tị nạn và đối đầu với chiến dịch chống IS của liên minh ở Syria.

Các nguồn tin của Debkafile tại Washington và Mátxcơva cho hay, việc điều tàu ngầm hạt nhân tới Syria được xem là một thông điệp mạnh mẽ rằng Nga sẽ không để Mỹ ngăn cản nước này can thiệp quân sự vào cuộc nội chiến Syria, và sẽ mở đường cho quân đội Nga vào Syria.

Nga phủ nhận mọi cáo buộc, nhấn mạnh rằng bất kỳ việc hỗ trợ nào đều phù hợp với mối quan hệ truyền thống lâu năm với đồng minh là Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Thứ trưởng Ngoại giao Nga cũng nhắc lại lập trường chính thức của Mátxcơva, rằng nhân viên quân sự Nga có mặt tại Syria là để giúp huấn luyện quân đội nước này. 

Ukraine cho phép Tòa án hình sự quốc tế thăm dò tội ác chiến tranh

Ukraine ngày 8-9 trao thẩm quyền cho Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) để thăm dò tội ác chiến tranh kể từ tháng 2-2014, bao gồm cả khu vực bị tàn phá bởi chiến tranh ở phía đông đất nước

mot manh vo cua may bay mh17 tai ukraine anh: afp

Một mảnh vỡ của máy bay MH17 tại Ukraine Ảnh: AFP

AFP dẫn lời các nhóm dân sự cho biết động thái trên cũng mở ra cánh cửa để điều tra vụ bắn rơi máy bay mang số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines khiến 298 người trên máy bay thiệt mạng hồi thang1-2014.

"Ukraine chấp nhận thẩm quyền của Tòa án với mục đích xác định, truy tố và xét xử thủ phạm và những hành vi đồng lõa vi phạm trên lãnh thổ Ukraine từ ngày 20 tháng 2 năm 2014" - lá thư có chữ ký của Bộ trưởng Ngoại giao Pavlo Klimkin và sự chấp thuận từ ICC tại Hague cho biết.

"Điều này có nghĩa là các công tố viên có thể thăm dò tội phạm sau ngày 22-2-2014" - phát ngôn viên của ICC là Fadi El Abdallah nói với AFP.

Các cuộc thăm dò bao gồm các cuộc xung đột ở miền đông Ukraine mà theo thống kê của LHQ thì đây là nơi gần 8.000 người bao gồm binh sĩ, các thành viên lực lượng dân quân và thường dân thiệt mạng kể từ giữa tháng 4-2014.

Trên Twitter ông Klimlin cũng tuyên bố rằng Ukraine "sẽ hợp tác với tòa án để chấm dứt những tội ác quốc tế không bị trừng phạt".

Trước đó, Ukraine từng bật đèn xanh cho phép ICC thăm dò các cáo buộc tội phạm từ 21-1-2013 khi các cuộc biểu tình nổ ra tại Kiev đến 22-2-2014 khi tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych bị lật đổ.

mot nguoi phu nu dung truoc buc tuong tuong niem cac quan nhan ukraine thiet mang trong cuoc chien voi quan ly khai ung ho nga anh: reuters

Một người phụ nữ đứng trước bức tường tưởng niệm các quân nhân Ukraine thiệt mạng trong cuộc chiến với quân ly khai ủng hộ Nga Ảnh: Reuters

 


Bạo động bùng phát ở biên giới nhiều nước EU

Ngày 8.9, lực lượng an ninh đã đụng độ với người tị nạn và nhập cư lậu, chủ yếu đến từ Syria, tại khu vực biên giới nhiều nước châu Âu.

Bạo động bùng phát ở biên giới nhiều nước EU - ảnh 1Cảnh sát Hungary cố ngăn một người tị nạn rời khỏi trại - Ảnh: Reuters

Theo tờ Le Figaro, bạo động xảy ra ở một trại tị nạn ở biên giới Hungary-Serbia khi nhiều người muốn rời trại, xâm nhập Hungary để tiếp tục đi về Tây Âu. Họ xô xát và dùng gạch đá tấn công cảnh sát, còn lực lượng an ninh đáp trả bằng hơi cay.

Tại Bắc Âu, cảnh sát Đan Mạch chặn một đường cao tốc để ngăn hàng trăm người vừa nhập cảnh qua ngả Đức và muốn đi bộ băng qua Đan Mạch để đến Thụy Điển.

Tình hình tại Hy Lạp cũng rất căng thẳng khi khoảng 15.000 người nhập cư trái phép đang kẹt trên đảo Lesbos trong lúc chờ cơ hội sang Anh, Áo, Đức hay Pháp. Ngày 8.9, chính quyền Athens cảnh báo “sắp vỡ trận” và yêu cầu EU hỗ trợ. Ngoài ra, chỉ trong ngày 7.9, ít nhất 2.000 người đã từ Macedonia đến Hy Lạp. Tại khu vực biên giới giữa 2 nước hiện còn 8.000 người tị nạn. Nhiều vụ xô xát đã diễn ra khi họ tìm cách vượt biên vào Hy Lạp.

Hiện các cường quốc kinh tế như Đức, Pháp chấp nhận đề xuất chia sẻ việc đón người tị nạn theo quy mô về dân số và kinh tế từng quốc gia. Trong khi đó, CH Czech hay Slovakia phản đối việc bị áp “định mức” còn những nước trung chuyển như Đan Mạch, Hungary, Hy Lạp vẫn tỏ ra cứng rắn. Ngày 8.9, Bộ trưởng Quốc phòng Hungary Csaba Hende đã từ chức vì quân đội nước này bị chỉ trích là quá chậm trễ trong việc xây dựng hàng rào biên giới với Serbia. Từ ngày 15.9, nước này sẽ điều thêm cảnh sát và có thể là cả quân đội đến tăng cường an ninh biên giới.
Chính phủ Hungary cho rằng một phần dòng người đổ về châu Âu hiện nay “không phải người tị nạn mà là nhập cư trái phép” và chỉ trích việc mở rộng cửa tiếp nhận họ sẽ gây nguy cơ về an ninh.
Bên cạnh đó, sau nhiều ngày bị chỉ trích vì “im hơi lặng tiếng” trước tình hình tại châu Âu trong khi lại có can dự vào Syria, Mỹ hôm qua cho biết vẫn thường xuyên liên lạc với lãnh đạo nhiều nước EU và Trung Đông, đồng thời đang xem xét giải pháp tái định cư cho người tị nạn, theo tờ USA Today.

“Trùm” diệt virút McAfee tranh cử tổng thống Mỹ

Ngày 8-9, chuyên gia công nghệ tiên phong trong lĩnh vực chống virút John McAfee đã nộp hồ sơ đăng ký ứng cử tổng thống Mỹ 2016 tại Ủy ban bầu cử liên bang.

Theo The Hill, thông tin này do Kyle Sandler, một trong những giám đốc điều hành của chiến dịch tranh cử cho ông McAfee, xác nhận. Được biết, ông John McAfee còn “thành lập một đảng phái mới chưa từng công bố”.

Ngay lập tức công luận Mỹ đặt ra những câu hỏi như liệu nhà sáng lập công ty phần mềm chống virút lừng danh có đủ tư cách pháp lý để ứng cử không vì nhiều thông tin cho thấy ông sinh tại vương quốc Anh.

Tuy nhiên theo Kyle Sandler, lý lịch ông McAfee vẫn hợp pháp để tranh cử vì ông sinh tại căn cứ quân đội Mỹ ở vương quốc Anh và là con một quân nhân Mỹ.

Hồi đầu tuần này, trong một loạt thông tin tung lên tài khoản mạng xã hội Twitter, ông McAfee có ý đùa cợt về việc ứng cử tổng thống. Ngày 8-9, khi trả lời phỏng vấn website chuyên về tin tức công nghệ Wired, ông cho biết các cố vấn riêng đã “ép ông ra tranh cử”.

Ông McAfee cũng nói đã nhận được “hàng ngàn” email của những người ủng hộ ông tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng. Tuy nhiên cho tới tận vài giờ trước khi nộp hồ sơ, ông vẫn còn băn khoăn không biết nên tự mình ứng cử hay tìm ai khác đại diện cho đảng của ông ra tranh cử.

Ông McAfee thành lập công ty phần mềm chống virút mang tên ông vào cuối những năm 1980. Nhưng năm 2010 Tập đoàn Intel đã mua lại công ty này.

Những tin tức lớn nhất trên truyền thông liên quan đến ông McAfee những năm qua chỉ là việc ông đã trốn khỏi nhà ở Belize sau khi cảnh sát tìm kiếm ông để thẩm vấn một số thông tin liên quan đến vụ người hàng xóm bị sát hại. Ông McAfee không bị coi là nghi phạm nhưng cũng là người có liên quan.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục