IS dọa tiếp tục tấn công khủng bố ở Đông Nam Á
Triều Tiên giận dữ đòi dìm Hàn Quốc 'trong biển lửa'
Trung Quốc ngang ngược tuyên bố hoàn thành 5 ngọn hải đăng trên biển Đông
Châu Âu hợp lực hối thúc Trung Quốc tuân thủ phán quyết Biển Đông

Tàu hải quân Mỹ đã làm gì khi tuần tra gần Trường Sa?
Tàu khu trục Lassen của Hải quân Mỹ đã cố tránh diễn tập quân sự hay có hành động khiêu khích khi tuần tra ở Biển Đông ngày 27.10 qua, xung quanh đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng phi pháp.
Chỉ huy tàu USS Lassen, Robert C. Francis (trái) nói chuyện với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Mỹ ở phía nam Biển Đông ngày 5.11, phía trước là tàu khu trục USS Lassen - Ảnh: Reuters
Hiểm họa chết người từ 'du lịch ghép tạng'
Trung Quốc lắp đặt hệ thống giám sát hiện đại dọc khu vực biên giới
Tham gia TPP, các nước nới lỏng nhiều quy định về thị thực
Canada và Việt Nam sẽ tăng gấp đôi thời gian hiệu lực của thị thực, cho phép khách du lịch kinh doanh ở lại nước sở tại tối đa 6 tháng thay vì 90 ngày như trước.
Theo các điều khoản quy định trong Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP), một số quốc gia sẽ nới lỏng các yêu cầu về thị thực, cho phép các lao động và gia đình của họ đi du lịch hoặc cư trú ở nước ngoài dễ dàng hơn. Mục đích cuối cùng vẫn là đảm bảo tạo môi trường thuận lợi hơn cho các hoạt động kinh tế.
Canada và Việt Nam sẽ tăng gấp đôi thời gian hiệu lực của thị thực, cho phép khách du lịch kinh doanh ở lại nước sở tại tối đa 6 tháng thay vì 90 ngày như trước. Mexico cũng nâng thời gian từ 30 ngày lên 180 ngày.
Chile sẽ bảo lãnh thị thực cho gia đình của các lao động tới Chile làm việc và sẽ gia hạn theo từng năm. Canada và Việt Nam cũng cam kết cho phép gia đình của lao động được ở lại trong thời gian bằng với thời hạn làm việc của lao động.
TPP cũng sẽ nới lỏng quy định về đầu tư nước ngoài. Việt Nam sẽ xóa bỏ một số chính sách phân biệt đối xử giữa công ty trong nước và công ty nước ngoài trong một số lĩnh vực như bán lẻ, tài chính, quảng cáo, vận tải biển và viễn thông. Theo Nikkei, quy định này sẽ khuyến khích các công ty thuộc ngành dịch vụ đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn vì đây là thị trường rất tiềm năng. Brunei cũng mở cửa ngành quảng cáo.
Bên cạnh đó, Việt Nam và Malaysia cũng sẽ nới lỏng quy định quản lýdòng vốn ngoại chảy vào các ngân hàng trong nước và những giới hạn đối với các ngân hàng ngoại muốn mở chi nhánh ở Việt Nam.
Một số khoản đầu tư nhất định sẽ không cần phải được Chính phủ Australia thông qua không yêu cầu phải được chính phủ phê duyệt. Điều này có nghĩa là các công ty nước ngoài có thể dễ dàng mua lại những mỏ khoáng sản ở Australia.
7 nước Australia, Canada, Singapore và Mỹ sẽ mở cửa cho phép các công ty nước ngoài tham gia đấu thầu các dự án công.
WEF: Ấn Độ ở vị thế thuận lợi hơn Trung Quốc về tăng trưởng
Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) nhận định trong những năm tới, Ấn Độ ở vị thế thuận lợi hơn nhiều so với Trung Quốc xét về mặt tăng trưởng.
Tờ Economic Times ngày 7/11 đưa tin Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) nhận định trong những năm tới, Ấn Độ ở vị thế thuận lợi hơn nhiều so với Trung Quốc xét về mặt tăng trưởng.
Người đứng đầu khu vực Ấn Độ và Nam Á của WEF Viraj Mehta cho hay có một sự nhất quán giữa các nhà phân tích rằng chỉ có một vài điểm sáng trong nền kinh tế toàn cầu và Ấn Độ là một trong số đó. Dựa trên những quy tắc cơ bản thuần túy, triển vọng của Ấn Độ là có hứa hẹn.
WEF nhận định: “Từ triển vọng kinh tế vĩ mô, Ấn Độ ở vị trí thuận lợi hơn nhiều trong tương lai, thậm chí là khi so sánh với cả Trung Quốc."
Tăng trưởng của Ấn Độ trong năm nay dự kiến đạt khoảng 7,5% và không có gì ngạc nhiên khi Ấn Độ nhảy 16 bậc trong bảng xếp hạng chỉ số cạnh tranh mới nhất của WEF lên đứng thứ 55. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn đứng ở vị trí thứ 28 còn Brazil tụt 18 bậc, xuống ở vị trí 75.
Cũng có sự cải thiện đáng kể trong môi trường kinh tế vĩ mô ở Ấn Độ trong 12 tháng vừa qua. WEF nhận xét “sự tăng trưởng của Ấn Độ là nhờ vào những cải cách nhỏ nhưng quan trọng, và hy vọng là nó sẽ bền vững, trong một số lĩnh vực chủ chốt” và những cải cách này cũng đang bắt đầu mang lại sự cải thiện cơ sở hạ tầng đồng nghĩa với việc tháo được nút thắt quan trọng cho tăng trưởng và đầu tư, đồng thời cho phép các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế như nông nghiệp và sản xuất trở nên hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, ông Mehta cho rằng để tiếp tục tiến trình này, New Delhi phải tiếp tục xây dựng lòng tin cho các nhà đầu tư nước ngoài khi mà vấn đề này vẫn có nhiều thay đổi trong những tháng gần đây.
IS dọa tiếp tục tấn công khủng bố ở Đông Nam Á
Triều Tiên giận dữ đòi dìm Hàn Quốc 'trong biển lửa'
Trung Quốc ngang ngược tuyên bố hoàn thành 5 ngọn hải đăng trên biển Đông
Châu Âu hợp lực hối thúc Trung Quốc tuân thủ phán quyết Biển Đông
Nhật Bản đang vận động các quốc gia thành viên trong Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) để ra tuyên bố chung về phán quyết của vụ kiện Biển Đông, với nỗ lực kêu gọi Trung Quốc tôn trọng phán quyết của tòa và tuân thủ luật pháp quốc tế.
Cảnh sát Ấn Độ bị người dân đẩy xuống sông chết đuối
Trung Quốc chặn biển Đông 'bước vào' thượng đỉnh Á-Âu
Cuộc đua tiêm kích trên bầu trời Biển Đông
Hơn 10.000 tia sét giáng xuống Hong Kong trong một đêm
Nữ thủ tướng tương lai của Anh: Theresa May
Mỹ quyết điều thêm quân đến Iraq chống IS
Ai đứng sau lập trường bài Nga của NATO?
Trung Quốc điều tra tham nhũng cựu chính ủy không quân
Nắm quốc hội, Thủ tướng Nhật rộng đường đổi hiến pháp
Ban trọng tài xét xử vụ kiện Biển Đông gồm các thẩm phán, chuyên gia về luật biển và luật quốc tế, trong đó có 4 người châu Âu và một người Ghana.
Thủ tướng Anh Cameron tuyên bố rời nhiệm sở vào 13/7
Triều Tiên cảnh báo có “hành động vật chất” chống THAAD
Siêu bão Nepartak gây thiệt hại nặng tại Trung Quốc
Báo Trung Quốc 'kêu oan' trước thềm phán quyết Biển Đông
Triều Tiên cắt mọi liên lạc với Mỹ, quay về 'thời chiến'
Đâu là đá, đâu là đảo và ý nghĩa thực sự của đường lưỡi bò mà Trung Quốc vạch ra trên Biển Đông sẽ được làm sáng tỏ sau phán quyết của Tòa Trọng tài (PCA) về Biển Đông.
Trung Quốc có thể đẩy mình vào ngõ cụt sau phán quyết Biển Đông
Singapore đang trở thành “quốc gia thông minh”
NATO tô vẽ Nga "như một mối đe dọa"
Biểu tình biến thành bạo loạn ở Đức
Obama tránh câu hỏi về quá trình điều tra Hillary Clinton
IS bắn rơi trực thăng Mi-25, 2 phi công Nga thiệt mạng
Sở cảnh sát Dallas đóng cửa vì bị đe dọa
NATO củng cố sườn phía đông
Tòa Trọng tài Thường trực là tòa trọng tài lâu đời nhất trên thế giới. Tòa đang xem xét 116 vụ kiện, trong đó có vụ kiện của Philippines đối với "đường lưỡi bò" mà Trung Quốc tự vẽ ra ở Biển Đông.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự