tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 05-09-2015

  • Cập nhật : 05/09/2015

Trung Quốc - Nga ký hàng loạt thỏa thuận song phương

trung quoc - nga ky hang loat thoa thuan song phuong

Trung Quốc - Nga ký hàng loạt thỏa thuận song phương

Nga và Trung Quốc vừa ký kết hơn 20 thỏa thuận liên quan tới nhiều lĩnh vực như năng lượng, thương mại và giao lưu nhân dân.
Kyodo đưa tin, ngày 3/9 tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gặp gỡ và thảo luận về các vấn đề lịch sử và kinh tế.

Cuộc hội đàm diễn ra sau khi hai nhà lãnh đạo tham dự lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới 2 ở thủ đô Bắc Kinh vào sáng cùng ngày.

Ông Tập Cận Bình nói trong khi “một số người trên thế giới phủ nhận lịch sử Chiến tranh Thế giới 2 và tìm cách thay đổi nó từ bên ngoài” thì Trung Quốc và Nga luôn thống nhất về vấn đề này, ngầm ám chỉ Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe - người thường bị Bắc Kinh cáo buộc bóp méo vai trò của Tokyo trong cuộc chiến này.

Về phần mình, ông Putin nhấn mạnh đến mong muốn tăng cường thương mại với Bắc Kinh cũng như “làm sâu sắc mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung-Nga.”
 
 

Sau cuộc gặp, hai nhà lãnh đạo đã ký kết hơn 20 thỏa thuận liên quan tới nhiều lĩnh vực như năng lượng, thương mại và giao lưu nhân dân.

 

 

Nghi phạm đánh bom Bangkok có thể đến từ Tân Cương

Một nghi phạm đánh bom trung tâm Bangkok mang hộ chiếu cho thấy anh ta đến từ Tân Cương, Trung Quốc.
nghi pham yusufu meerailee bi bat hom 1/9. anh: bangkok post

Nghi phạm Yusufu Meerailee bị bắt hôm 1/9. Ảnh: Bangkok Post

Theo AP, cảnh sát Thái hôm qua cho biết người đàn ông được xác định là Yusufu Meerailee, bị coi là nghi phạm chính trong vụ đánh bom và bị bắt giữ hôm 1/9, mang theo hộ chiếu Trung Quốc. Theo hộ chiếu, anh ta đến từ Tân Cương, nhưng giới chức Thái Lan chưa xác thực thông tin này. Tân Cương là quê hương của những người Duy Ngô Nhĩ nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. 

Trong quá trình thẩm vấn, Meerailee nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và cần phiên dịch. Cảnh sát vẫn đang cố gắng xác minh liệu y có phải là nghi phạm mặc áo vàng, xuất hiện ngay trước khi bom nổ ở đền Erawan, trong camera giám sát hay không.

Giới chức Thái Lan suy đoán rằng ít nhất hai trong số 8 nghi phạm có thể là người Thổ Nhĩ Kỳ, khiến Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Bangkok hôm qua ra tuyên bố nói rằng họ không nhận được xác nhận từ chính quyền Thái Lan về quốc tịch của các nghi phạm.

Phát hiện mới này thúc đẩy giả thuyết nghi phạm có thể thuộc một nhóm trả thù Thái Lan sau khi nước này trục xuất hơn 100 người Duy Ngô Nhĩ về Trung Quốc hồi tháng 7. Thái Lan được cho là một điểm quá cảnh để người Duy Ngô Nhĩ Trung Quốc đến Thổ Nhĩ Kỳ.

Tổng thống Guatemala từ chức và có nguy cơ bị bắt

 Ngày 3-9, người phát ngôn tổng thống Guatemala thông báo Tổng thống Otto Pérez Molina (ảnh) 64 tuổi (cầm quyền từ năm 2012) đã từ chức.
Hôm 1-9, Quốc hội đã tước quyền miễn trừ đối với ông, một biện pháp chưa từng thấy ở Guatemala. Tối hôm đó ông bị cấm ra nước ngoài. Ngày 2-9, tòa án phát lệnh bắt giữ.

Cơ quan công tố và Ủy ban Quốc tế chống miễn trừ ở Guatemala (cơ quan LHQ) đã tố cáo Tổng thống Otto Pérez liên quan đến mạng lưới nhận hối lộ trong ngành hải quan để miễn thuế hàng nhập khẩu. Ông đã làm đơn đề nghị ngưng quy trình tố tụng nhưng tòa án hiến pháp bác đơn.

Vụ án này được gọi là vụ tham nhũng La Linea (đường dây điện thoại). Mạng lưới nhận hối lộ gồm 100 người, trong đó có 28 nhân viên hải quan. Người điều hành là Juan Carlos Monzon (đang bị truy nã), thư ký riêng của bà phó tổng thống Roxana Baldetti. Bà này đã từ chức hôm 8-5 và đang bị giam.

Theo AFP, cơ quan điều tra đã nghe lén 88.920 cuộc gọi và xem hàng ngàn thư điện tử của mạng lưới nhận hối lộ, qua đó biết Tổng thống Otto Pérez có bàn bạc với mạng lưới này. Ngày 6-9 tới, 7,5 triệu cử tri sẽ đi bầu tổng thống, 158 nghị sĩ và 338 thị trưởng. Văn phòng Cao ủy LHQ về nhân quyền ở Guatemala đã cảnh báo khả năng xảy ra biểu tình và xung đột trong ngày bầu cử.

Nhật thất vọng với phát biểu của ông Tập Cận Bình trong lễ duyệt binh

Nhật bày tỏ sự thất vọng trước bài phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong lễ duyệt binh ngày 3.9 vì chứa đựng những lời lẽ chỉ trích Tokyo thay vì hòa giải như mong muốn của 2 nước.
chu tich trung quoc tap can binh phat bieu trong ngay le mung 70 nam danh thang nhat - anh: reuters

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trong ngày lễ mừng 70 năm đánh thắng Nhật - Ảnh: Reuters

“Chúng tôi đã đề nghị ngày lễ kỷ niệm 70 năm đánh bại Nhật trong Thế chiến II nên đề cập những vấn đề hòa giải giữa Nhật và Trung Quốc, chứ không phải là những lời lẽ chống Nhật”, Chánh văn phòng nội các Yoshihide Suga được hãng tin Kyodo trích phát biểu trong buổi họp báo hôm 3.9, ngay sau buổi duyệt binh được tổ chức tại Bắc Kinh.
Ông Suga cho biết Tokyo từng tham vấn với Bắc Kinh về việc này, nhất là trong 2 cuộc gặp của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 11.2014 và tháng 4.2015. Theo ông Suga, 2 nước đã bình thường hóa quan hệ từ năm 1972 và đã có mối quan hệ hữu nghị từ đó, vì vậy không nên chỉ trích nhau vì đó là vấn đề của quá khứ.
Bắc Kinh nhiều lần tuyên bố buổi lễ mừng 70 năm đánh thắng Nhật cũng là ngày kết thúc Thế chiến 2 sẽ không chỉ trích nước nào, cũng như cuộc duyệt binh sẽ không hàm ý chống nước nào.
“Nhưng Chủ tịch Tập đã không nhắc đến những yếu tố đó (hòa giải). Tôi nghĩ đó là điều cực kỳ đáng tiếc”, Chánh văn phòng Suga nói tiếp.
Trước buổi duyệt binh, người đứng đầu Văn phòng nội các Nhật đã nhắc nhở Bắc Kinh “không nên quá tập trung vào quá khứ đau thương của mình, thay vào đó hãy cho thế giới thấy quyết tâm của Trung Quốc vượt qua những khó khăn để tiến về phía trước. Nước Nhật đã làm điều đó”.
Ông Katsuya Okada, Chủ tịch đảng đối lập Dân chủ Nhật Bản, cũng lấy làm tiếc trước phát biểu của ông Tập. Theo ông, Trung Quốc nên nghĩ đến những gì 2 nước đã nhận được trong quan hệ hợp tác 70 năm qua thay vì nhắc lại những lời đau thương với sự chỉ trích nhắm vào Nhật.
 

Nga kêu gọi lập liên minh quốc tế chống khủng bố

Tổng thống Nga Putin hôm nay kêu gọi thiết lập liên minh quốc tế đối phó với chủ nghĩa cực đoan và cho biết ông đã trao đổi với người đồng cấp Mỹ về sáng kiến này.
tong thong nga vladimir putin. anh: sputnik.

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Sputnik.

"Chúng tôi thực sự muốn thiết lập một liên minh quốc tế để đối phó với chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan", Reuters dẫn lời Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu với báo giới bên lề Diễn đàn Kinh tế miền Đông tổ chức ở thành phố Vladivostok. "Để đạt được điều đó, chúng tôi cần tham vấn với đối tác Mỹ. Tôi đã đích thân bàn với Tổng thống Mỹ Obama".

Tổng thống Putin cho biết ông cũng bàn về vấn đề trên với lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, Arab Saudi, Jordan và một số nước khác.

Tuy nhiên, hiện vẫn còn quá sớm để thảo luân "trực tiếp" về việc Nga có hành động quân sự chống Nhà nước Hồi giáo (IS) hay không bởi Moscow đang xem xét "các lựa chọn khác", RT dẫn lời ông Putin nói.

Tổng thống Nga nhận định cuộc khủng hoảng nhập cư ở châu Âu hiện nay đã được dự đoán từ trước. Cách duy nhất để đảo ngược dòng người tị nạn sang châu Âu là giúp họ giải quyết những vấn đề ở quê hương. Bước đầu tiên chính là tạo ra một mặt trận chung và thống nhất chống lại những nhóm cực đoan như IS

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục