Để tăng cường giám sát và tấn công từ trên không quanh Nga, Mỹ đồng thời triển khai UAV MQ-1 Predator và tiêm kích tàng hình F-22.

LHQ cảnh báo tái diễn làn sóng di cư ở châu Á
Trong khoảng một tháng nữa khi mùa mưa kết thúc, nguy cơ tái diễn làn sóng di cư bằng thuyền từ Myanmar và Bangladesh sẽ rất đáng lo ngại.
Hàng ngàn người Rohingya phải chạy trốn cảnh sống bị kỳ thị chủng tộc tại quê nhà trên những con thuyền mỏng manh như thế này - Ảnh: AP
Theo South China Morning Post (SCMP), đây là cảnh báo của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) ở khu vực Đông Nam Á.
Người phát ngôn của UNHCR, bà Melissa Fleming, nói: “UNHCR kêu gọi cần có hành động khẩn trương trước khi kết thúc mùa mưa, thời điểm sẽ tái diễn làn sóng di cư mới của người nhập cư bằng thuyền khởi hành từ vịnh Bengal. Chúng tôi cho rằng việc này sẽ xảy ra trong khoảng một tháng tới”.
Cũng trong thông báo, UNHCR kêu gọi các chính phủ trong khu vực áp dụng các bước hành động đã được thống nhất hồi tháng 5 để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tiếp theo về người nhập cư ở vịnh Bengal và biển Andaman.
Theo đó sẽ tăng cường hoạt động tìm kiếm, cứu hộ và thiết lập những điểm trú tránh với điều kiện sinh hoạt tốt hơn.
Ước tính của UNHCR trong nửa đầu năm nay có khoảng 31.000 người Rohingya và người Bangladesh vượt biên bằng thuyền từ vịnh Bengal, tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái.
Rất nhiều người đã lên được bờ là cư dân thuộc tộc người Rohingya (có khoảng 1,1 triệu dân) ở Myanmar phải bỏ chạy khỏi cảnh sống bị phân biệt chủng tộc và không được thừa nhận quốc tịch Myanmar tại quê nhà.
Cảnh sát Thái Lan đã triển khai chiến dịch truy quét các băng nhóm tổ chức đưa người vượt biên trái phép hồi tháng 5 sau khi phát hiện các ngôi mộ tập thể của những di dân chết tại những khu trại tị nạn trái phép nằm ở khu vực rừng rậm thuộc biên giới Thái Lan - Malaysia.
Úc, Ấn Độ tập trận đề phòng Trung Quốc gây hấn
Ngày 1-9, quân đội Ấn Độ tuyên bố sẽ mở cuộc tập trận hải quân đầu tiên với Úc vào giữa tháng 9 để đối phó với các căng thẳng hàng hải xuất phát từ hoạt động của Trung Quốc trên biển.
Theo tạp chí The Diplomat, cuộc tập trận AUSINDEX sẽ diễn ra ở cảng Visakhapatnam tại vịnh Bengal. Quân đội Úc tiết lộ sẽ triển khai máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-3, tàu ngầm lớp Collins, tàu hộ tống, tàu chở nhiên liệu… tới tham gia cuộc tập trận.
Phía hải quân Ấn Độ sẽ sử dụng nhiều loại vũ khí hiện đại như máy bay chống tàu ngầm P-8 và tàu hộ tống tự sản xuất. Hải quân hai nước sẽ tập trận cả trên biển và trên bộ, đặc biệt tập trung vào các cuộc tập huấn chống tàu ngầm.
Lực lượng Ấn Độ và Úc sẽ luyện tập bảo vệ tàu chở hàng trước một đợt tấn công tàu ngầm của kẻ thù. Các nhà quan sát quân sự Ấn Độ cho biết Úc và Ấn Độ muốn tăng cường năng lực đối phó với tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc.
Thời gian qua, Trung Quốc bắt đầu triển khai tàu ngầm hạt nhân tới Ấn Độ Dương. Do đó, nguy cơ căng thẳng hàng hải trên Ấn Độ Dương bắt đầu tăng cao. Đại úy Sheldon Williams, cố vấn quốc phòng của Úc tại New Delhi, khẳng định: “Có nguy cơ căng thẳng an ninh leo thang ở Ấn Độ Dương”.
Cuộc tập trận AUSINDEX đánh dấu bước tiến mới quan trọng trong mối quan hệ hợp tác quân sự giữa Ấn Độ và Úc. Đây là cuộc tập trận hải quân song phương đầu tiên giữa hai nước. Bộ trưởng Quốc phòng Úc Kevin Andrews khẳng định: “AUSINDEX là tín hiệu mạnh mẽ cho thấy cả hai nước quyết tâm đẩy mạnh xây dựng hợp tác quốc phòng”.
Nga dừng chương trình hiện đại hóa quân đội
Chính phủ Nga tạm ngưng chương trình vũ trang cho quân đội giai đoạn 2016-2025 cho đến khi kinh tế ổn định. Đó là tiết lộ của một nguồn tin chính phủ Nga cho hãng tin Tass hôm 1-9.
Theo đó, bất cứ chương trình nào cũng phải được đặt trên cơ sở dự báo rõ ràng về kinh tế và xã hội nhưng vào thời điểm này, cả Bộ Phát triển Kinh tế lẫn Bộ Tài chính Nga đều không có một bản dự báo như vậy. Thoạt đầu, chính phủ Nga thông báo chương trình trang bị quốc phòng đến năm 2025 sẽ tiêu tốn đến 55.000 tỉ rúp (khoảng 855 tỉ USD). Sau này, con số trên được giảm còn 30.000 tỉ rúp nhưng vẫn đủ duy trì số lượng trang thiết bị cần thiết. Trong đó, ngân sách cho chương trình này đến năm 2020 là khoảng 20.000 tỉ rúp, với ưu tiên hàng đầu dành cho các lực lượng hạt nhân chiến lược, không gian vũ trụ và các phương tiện do thám, liên lạc.
Trước đây, theo Tass, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Yury Borisov từng tuyên bố bộ này không có kế hoạch cắt giảm chương trình trang bị quốc phòng đến năm 2020 đã được tổng thống thông qua. Thậm chí, theo thông báo hồi tháng 3 năm nay, phần chi cho trang bị quốc phòng trong ngân sách của Bộ Quốc phòng còn tăng, chiếm gần 62% trong năm 2015, so với 37% năm 2013.
Trong khi đó, theo trang Sputnik, tại cuộc họp của Hội đồng Bắc Cực ở Alaska hôm 1-9, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner tuyên bố Mỹ quan ngại về các hành động quân sự của Nga ở Bắc Cực. Moscow vừa tiến hành một loạt cuộc tập trận cũng như có kế hoạch tăng cường sức mạnh phòng không ở khu vực lạnh giá này. Tổng thống Vladimir Putin khẳng định Nga không có ý định quân sự hóa Bắc Cực nhưng sẽ có những bước đi cần thiết để bảo đảm khả năng phòng thủ ở đó.
Canada chính thức suy thoái kinh tế
Những số liệu này đồng thời làm gia tăng mối quan ngại về "sức khỏe" của kinh tế toàn cầu trong bối cảnh thị trường chứng khoán các nước châu Âu và châu Mỹ chao đảo trước dấu hiệu không khả quan của kinh tế Trung Quốc.
Bộ trưởng Ashton Carter: 'Triều Tiên không có cơ hội đánh bại Mỹ'
"Chúng ta cần đảm bảo để người Triều Tiên luôn hiểu bất cứ sự khiêu khích nào của họ cũng sẽ được xử lý, và họ không có cơ hội đánh bại chúng ta và các đồng minh của chúng ta ở Hàn Quốc", ông Carter hôm qua nói trên truyền hình.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ gọi những căng thẳng mới nhất là "một cuộc tranh cãi" và nói chúng cho thấy sự việc có thể nhanh chóng đi chệch hướng đến thế nào. "Bán đảo Triều Tiên là một trong những nơi giống như hộp bùi nhùi. Đó có thể là nơi duy nhất trên thế giới chiến tranh có thể nổ ra dễ như một cái búng tay".
Khủng hoảng liên Triều tháng trước nổ ra do một vụ nổ mìn làm hai lính Hàn Quốc bị thương tật khi đang tuần tra dọc biên giới với Triều Tiên. Hai nước đạt thoả thuận để xuống thang căng thẳng hồi tuần trước.
Mỹ đóng vai trò then chốt tại bán đảo Triều Tiên kể từ cuối cuộc chiến 1950 - 1953. Gần 30.000 lính Mỹ đóng quân thường trực tại Hàn Quốc.
Để tăng cường giám sát và tấn công từ trên không quanh Nga, Mỹ đồng thời triển khai UAV MQ-1 Predator và tiêm kích tàng hình F-22.
Quân đội Mỹ đang xây dựng một phi đội máy bay robot mà có thể thả ra để trinh sát đối phương sau thu hồi lại bằng máy bay vận tải C-130.
5 tàu Trung Quốc xuất hiện ngoài khơi Mỹ
"Mỹ vẫn là kẻ thù số 1 của Iran"
Hàn Quốc tố Triều Tiên triển khai máy bay không người lái
IS tái chiếm một phần thành phố dầu mỏ lớn nhất Iraq
Nga muốn bán trực thăng Ka-52K kèm chiến hạm Mistral
Bị đánh bại trong nhiều nội dung của hội thi quân sự quốc tế, Trung Quốc cáo buộc nước chủ nhà Nga gian lận, còn Moscow đáp trả rằng lý do là bởi Bắc Kinh muốn "khác người".
Bộ Quốc phòng Nhật dự kiến đề xuất tăng ngân sách để mua sắm các vũ khí bảo vệ đảo và xây dựng, mở rộng căn cứ quân sự trên biển.
Đến năm 2017, Trung Quốc sẽ xây xong các cảng, doanh trại, tường thành, đường băng, hệ thống radar tầm xa… trên các đảo nhân tạo để triển khai các hoạt động quân sự và có thể ngăn cản tự do hàng hải ở Biển Đông.
Người thứ hai bị bắt giữ do liên quan đến vụ đánh bom ở Bangkok được cho là mang hộ chiếu Trung Quốc, tuy nhiên Thái Lan chưa xác nhận việc này.
Việc phân giới cắm mốc Việt Nam-Campuchia được thực hiện minh bạch theo luật pháp quốc tế, các Hiệp ước và những cam kết mà 2 nước đã ký.
Tờ Washington Post ngày 30/8 cho biết chính quyền Tổng thống Obama đang soạn thảo một gói các biện pháp trừng phạt kinh tế chưa từng có tiền lệ, nhắm vào các công ty và cá nhân Trung Quốc, trục lời từ hoạt động đánh cắp bí mật thương mại từ Mỹ.
Tháng 4/2014, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe quyết định hủy bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí, đánh dấu sự trở lại của ngành công nghiệp quốc phòng được ví như "người khổng lồ đang tỉnh giấc".
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự