tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 01-09-2015

  • Cập nhật : 01/09/2015

Trung Quốc phủ nhận thiếu tôn trọng ông Giang Trạch Dân

ong giang trach dan (giua).

Ông Giang Trạch Dân (giữa).

Việc tháo dỡ một tấm bia đá khắc bút tích của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân ở cổng vào Trường Đảng Trung Quốc không phải là dấu hiệu của sự thiếu tôn trọng - một quan chức cao cấp Trung Quốc khẳng định hôm 31.8, sau khi có những tin đồn về đấu đá nội bộ trong đảng Cộng sản Trung Quốc.

Năm 2002, ông Giang Trạch Dân thôi giữ chức Tổng Bí thư, thôi giữ chức Chủ tịch nước Trung Quốc năm 2003, song vẫn giữ chức Chủ tịch Quân uỷ Trung ương thêm một năm nữa. Đến nay, ông vẫn còn nhiều ảnh hưởng.

Tuy nhiên gần đây có nhiều tin đồn trong giới lãnh đạo và ngoại giao về ông Giang, đặc biệt là mâu thuẫn giữa ông Giang và Chủ tịch Tập Cận Bình về chính sách, nhưng những tin đồn này không thể xác minh.

Vì vậy, khi tấm bia đá đá của Trường Đảng trung ương có bút tích của ông Giang được dỡ bỏ khỏi cổng trường hồi đầu tháng 8, tin đồn lại lan truyền rằng đây là dấu hiệu mâu thuẫn nội bộ, cho thấy sự không hài lòng của Chủ tịch Tập Cận Bình với ông Giang Trạch Dân.

Tờ Nhân dân nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc còn khuấy động bằng một bài bình luận chỉ trích một số quan chức cố bấu víu quyền lực sau khi nghỉ hưu và gây chia rẽ nội bộ đảng.

Khi được hỏi liệu giới lãnh đạo đảng có phải đang muốn phát đi thông điệp khi loại bỏ bút tích của ông Giang hay không, ông Zhuo Zeyzuan, chủ nhiệm khoa luật và khoa học chính trị của trường Đảng nói rằng, ông biết việc này đã thu hút sự quan tâm ở cả trong và ngoài nước.

Ông Zhuo cho biết, tấm bia đá đã được đưa vào bên trong sân trường, vì quá nhiều người dừng lại bên ngoài đường chính để chụp ảnh cùng, đặt ra vấn đề về an toàn.

"Ngoài ra, trường Đảng cũng đang được tu sửa toàn diện. Việc di chuyển nói trên không có bất kỳ ý nghĩa thiếu tôn trọng đối với đồng chí Giang Trạch Dân. Chúng tôi vẫn kính trọng đồng chí như trước" - ông Zhuo nói.

Trường Đảng, nơi đào tạo các quan chức đang lên, đã thiết lập "trục trung tâm" trưng bày trong quá trình cải tạo, trong đó có tượng ông Đặng Tiểu Bình, người đã mở đường cho những cải cách kinh tế mang tính bước ngoặt của Trung Quốc cuối những năm 70, và Mao Trạch Đông, người sáng lập Đảng Cộng sản Trung Quốc - ông Zhou cho biết.

Bút tích của ông Giang Trạch Dân được đặt ở trước "trục trung tâm" đó - ông Zhou nói trong một bình luận hiếm hoi về một chủ đề mà báo chí Trung Quốc nhìn chung thường ít thảo luận công khai.

Một nguồn tin thân cận với lãnh đạo Trung Quốc cho Reuters hay, việc xuất hiện bức tượng Đặng Tiểu Bình muốn gửi đi một thông điệp rằng cần chú trọng hơn nữa về vấn đề kinh tế.

Mỹ sẽ trừng phạt doanh nghiệp Trung Quốc hưởng lợi từ vụ gián điệp mạng

Mỹ đang xem xét áp đặt lệnh trừng phạt lên các công ty và cá nhân Trung Quốc được cho hưởng lợi từ các bí mật thương mại mà "tin tặc của chính phủ Trung Quốc" đánh cắp được từ Mỹ.

nhung vu lum xum ve tin tac nghi cua trung quoc tan cong mang my co the anh huong den chuyen tham my cua chu tich tap can binh vao thang 9 toi - anh: reuters

Những vụ lùm xùm về tin tặc nghi của Trung Quốc tấn công mạng Mỹ có thể ảnh hưởng đến chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng 9 tới - Ảnh: Reuters

Quyết định đưa ra lệnh trừng phạt có thể sẽ có trong 2 tuần tới, tờ The Washington Post (Mỹ) ngày 30.8 dẫn lời nhiều quan chức Mỹ giấu tên.
Hồi tháng 4, Tổng thống Barack Obama đã ký sắc lệnh cho phép đóng băng các tài khoản của các công ty và cá nhân nước ngoài bị nghi là gián điệp thương mại và sẽ lần đầu được áp dụng nếu các lệnh trừng phạt được đưa ra.
Những nghi ngờ về việc tin tặc được chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn là thủ phạm hàng loạt vụ tấn công mạng và đánh cắp dữ liệu tại Mỹ đang ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới, trong bối cảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sắp thăm Mỹ vào tháng tới.
Các quan chức chính quyền Tổng thống Obama cho rằng chính phủ Trung Quốc đứng sau vụ tấn công mạng đánh cắp dữ liệu cá nhân của ít nhất 4,2 triệu quan chức Mỹ. Tuy nhiên Bắc Kinh phủ nhận có liên quan đến vụ việc.
Bộ Ngoại giao Mỹ chưa bình luận về những thông tin trên.

Hỗn loạn bùng phát ở thủ đô của Ukraina

Hỗn loạn đã bùng lên tại thủ đô Kiev của Ukraina, sau khi quốc hội nước này ủng hộ dự thảo sửa đổi hiến pháp, trao quyền tự trị lớn hơn cho các khu vực miền đông.

Tại phiên họp đầu tiên về dự thảo trên, toàn bộ 265 nghị sỹ đã bỏ phiếu ủng hộ, cao hơn 39 phiếu so với yêu cầu. Trong khi, trước đó, phát biểu tại Đại hội Đảng Khối Poroshenko, ông Poroshenko khẳng định: "Không liên bang hóa, không quy chế đặc biệt. Đó là điều mà chúng tôi và các vị sẽ bỏ phiếu tại quốc hội ngày 31/8. Chúng ta sẽ bảo vệ quy chế đơn nhất của Ukraina".

canh sat chong bao dong dang tran giu ben ngoai toa nha quoc hoi o kiev.

Cảnh sát chống bạo động đang trấn giữ bên ngoài tòa nhà quốc hội ở Kiev.

Người biểu tình theo chủ nghĩa dân tộc đã nổi giận sau khi các nghị sỹ quốc hội bỏ phiếu ủng hộ dự thảo sửa đổi hiến pháp trên. Hãng tin RIA Novosti của Nga nói có khoảng 200 người biểu tình tập trung bên ngoài tòa nhà quốc hội, yêu cầu các nghị sỹ không được sửa đổi hiến pháp.

Theo hãng tin Reuters, ít nhất 4 nhân viên cảnh sát và vệ binh quốc gia đã bị thương nặng khi một quả lựu đạn bị người biểu tình ném ra phát nổ. Trong khi đó, lực lượng vệ binh quốc gia Ukraina nói rằng, 50 thành viên của họ đã bị thương do vụ nổ, trong đó có 4 người bị thương nặng.

Hãng tin RIA Novosti dẫn lời Bộ trưởng Nội vụ Ukraina cho hay, khoảng 100 người đã bị thương trong các vụ đụng độ gần tòa nhà quốc hội. Theo ông Anton Gerashenko, cố vấn của bộ trưởng nội vụ, một vệ binh quốc gia đã thiệt mạng do trúng đạn ngay tim. Bộ trưởng Nội vụ Arsen Avakov đã xác nhận thông tin này qua tài khoản Twitter của ông.  

Trước đó, Thị trưởng Kiev Vitali Klitschko nói với báo giới rằng, ông có thông tin về một số trường hợp bị thương trong lực lượng thực thi pháp luật, nhưng Vệ binh quốc gia từ chối xác nhận thông tin. 

Dự thảo sửa hiến pháp được Tổng thống Petro Poroshenko đệ trình, trong đó nhắc tới việc trao cho các khu vực đòi độc lập ở miền đông quyền tự quản tạm thời trong ba năm. Đây là một phần trong thỏa thuận ngừng bắn Minsk mà các bên đạt được hồi tháng 2 tại Belarus.

Tòa án Hiến pháp Ukraina cuối tháng 7 đã thừa nhận tính hợp pháp của dự thảo. Tổng thống Poroshenko cho rằng quyết định này là một bước ngoặt quan trọng đối với Ukraina. Sau kết luận của Tòa án Hiến pháp, các nghị sĩ Ukraina có thể xem xét dự thảo sửa đổi.

Theo Hiến pháp Ukraina, việc sửa đổi một đạo luật cơ bản cần phải được quốc hội nước này thông qua hai lần. Trong lần bỏ phiếu đầu tiên, dự luật cần nhận được tối thiểu 226 phiếu ủng hộ. Tỷ lệ ủng hộ này trong lần bỏ phiếu thứ hai được nâng lên mức tối thiểu 300 phiếu.


Thủ tướng Malaysia bị dọa lật đổ công khai

Cựu lãnh đạo Malaysia Mahathir Mohamad đã tham gia ngày thứ hai của cuộc biểu tình và kêu gọi nhân dân lật đổ Thủ tướng đương nhiệm Najib Razak vì bê bối tài chính.

thu tuong malaysia bi doa lat do cong khai

Thủ tướng Malaysia bị dọa lật đổ công khai

"Cách duy nhất để toàn dân có thể quay lại hệ thống cũ là hạ bệ thủ tướng hiện nay", Reuters dẫn lời ông Mahathir, nhà cựu lãnh đạo 90 tuổi rất được kính trọng ở Malaysia, từng là người bảo trợ cho thủ tướng hiện thời. Ông Mahathir hiện là người chỉ trích Thủ tướng Najib mạnh mẽ nhất.

"Và để lật đổ được Najib, mọi người phải chứng tỏ được sức mạnh của nhân dân. Mọi người phải thể hiện được rằng, Malaysia không muốn có một nhà lãnh đạo tham nhũng kiểu như vậy", vị Thủ tướng có thời gian cầm quyền lâu nhất ở Malaysia tuyên bố trước khi tới điểm biểu tình.

Tại một cuộc họp báo được tổ chức vội vàng, ông Mahathir đã xin lỗi vì hỗ trợ ông Najib lên nắm quyền, đồng thời cáo buộc thủ tướng đương nhiệm lạm dụng chức vụ để tránh cáo buộc tham nhũng. "Najib sẽ không từ chức. Ông ta biết nếu không còn quyền lực, ông ta sẽ phải hầu tòa. Tòa án sẽ thấy ông ta có tội và Najib sẽ phải vào tù".

Cuộc biểu tình 2 ngày cuối tuần qua xuất phát từ khủng hoảng chính trị do một báo cáo nói rằng hơn 600 triệu USD được chuyển bí mật vào tài khoản cá nhân của đương kim Thủ tướng.

Trước những đe dọa trên, Thủ tướng Najib vẫn có những tuyên bố cứng rắn và bảo vệ những thành quả về kinh tế mà Malaysia đạt được dưới sự lãnh đạo của ông. "Chúng tôi sẽ không để bất cứ ai, dù trong hay ngoài Malaysia, hủy hoại tất cả những gì chúng tôi dựng lên tới lúc này".

Ông Najib cũng lên án những người biểu tình "bôi xấu thể diện của Malaysia với thế giới bên ngoài".

Không giống cuộc biểu tình hồi năm 2012, cuộc tuần hành năm nay không có được sự ủng hộ của đảng phái đang nắm giữ thế đa số trên chính trường Malaysia. Đa phần những người biểu tình trong hai ngày 29-30/8 là tới từ cộng đồng thiểu số Trung và Ấn.


Thủ tướng Trung Quốc khẳng định nền kinh tế “tăng trưởng hợp lý”

thu tuong trung quoc ly khac cuong. (nguon: afp/ttxvn)

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường mới đây khẳng định nền kinh tế nước này vẫn “tăng trưởng hợp lý” sau khi các thị trường quốc tế trải qua một tuần giao dịch đầy biến động trước những lo ngại về tình hình giảm tốc của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này. 
Phần lớn các thị trường hàng đầu thế giới đã khép lại tuần giao dịch vừa qua với sự hồi phục sau đợt bán tháo ở thị trường chứng khoán Trung Quốc trước đó, song các nhà quan sát thị trường vẫn còn quan ngại sự giảm tốc của nền kinh tế nước này có thể kìm hãm đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu. 

Trong bối cảnh trên, phát biểu tại một hội nghị đặc biệt của Quốc vụ viện tại Zhongnanhai nhằm thảo luận về tình hình kinh tế thế giới, lĩnh vực tài chính và những liên quan tới kinh tế Trung Quốc, ông Lý Khắc Cường cho rằng “kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng trong biên độ hợp lý và nước này tiếp tục dẫn đầu thế giới về nhịp độ tăng trưởng.”

Ngoài ra, ông Lý Khắc Cường cũng nói thêm rằng "trong bối cảnh tình hình quốc tế biến động phức tạp cùng với những khó khăn dai đẳng trong nước, Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển song vẫn đảm bảo ổn định với những nỗ lực bền bỉ trong tiến trình cải cách và triển khai các biện pháp vĩ mô.

Nhật Bản muốn tăng ngân sách quốc phòng

Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang muốn tăng ngân sách thường niên năm thứ tư liên tiếp nhằm cải thiện khả năng phòng vệ trên chuỗi đảo phía Nam ở biển Hoa Đông, gần vùng biển mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền.

Theo đề xuất trình chính phủ hôm 31-8, ngân sách quốc phòng cho tài khóa 2016 đạt mức 5.090 tỉ yen (khoảng 42,38 tỉ USD), tăng 2,2% so với tài khóa hiện tại  (kết thúc vào tháng 3-2016). Nếu được thông qua, đây sẽ là mức ngân sách quốc phòng cao nhất 14 năm qua. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn nhiều so với ngân sách quân sự của Trung Quốc năm 2015 (khoảng 138,37 tỉ USD, tăng 10,1% so với năm ngoái).

nguoi dan nhat ban hom 30-8 bieu tinh phan doi du luat an ninh moi du kien duoc thong qua trong thang 9 anh: epa

Người dân Nhật Bản hôm 30-8 biểu tình phản đối dự luật an ninh mới dự kiến được thông qua trong tháng 9 Ảnh: EPA

Theo Reuters, Bộ Quốc phòng Nhật dự định mua xe thiết giáp lội nước AAV7 (của tập đoàn Anh BAE Systems), chiến đấu cơ F-35 (của tập đoàn Mỹ Lockheed Martin) và máy bay vận tải Osprey (của hãng Boeing ở Mỹ). Bên cạnh đó còn có máy bay do thám Global Hawk của Mỹ, khẩu đội tên lửa di động, trực thăng… Một phần ngân sách dự kiến được dùng để xây dựng và mở rộng các căn cứ quân sự ở chuỗi đảo nói trên. Bằng cách triển khai radar, căn cứ quân sự hoặc khẩu đội tên lửa tại đó, Tokyo có thể giành được lợi thế chiến thuật trước Bắc Kinh.

Trong một diễn biến khác, báo The Washington Post ngày 30-8 cho biết Nhà Trắng đang cân nhắc trừng phạt các công ty và cá nhân ở Trung Quốc mà Washington cho là hưởng lợi từ việc tin tặc Trung Quốc đánh cắp bí mật thương mại Mỹ. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra sớm nhất trong 2 tuần tới. Thông tin này xuất hiện vào đúng thời điểm đặc biệt nhạy cảm khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến thăm Mỹ trong tháng 9.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục