Một số tướng lĩnh Trung Quốc đã công khai bày tỏ sự thất vọng với mức tăng “khiêm tốn” của ngân sách quốc phòng 2016 vừa được công bố.

Sức ép cắt giảm chi phí lớn buộc quân đội Trung Quốc phải mở cửa cho doanh nghiệp tư nhân trong các gói thầu cung cấp trang thiết bị quân sự.
Mới đây, Trung Quốc tuyên bố ngân sách quốc phòng năm 2016 chỉ tăng 7,6%, thấp hơn rất nhiều so với dự đoán trước đó của nhiều chuyên gia và giới quân sự nước này. Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến Trung Quốc phải giảm bớt chi tiêu cho quân sự là do kinh tế nước này đang gặp nhiều khó khăn, với tỷ lệ tăng trưởng sụt giảm sau nhiều năm giữ ở mức cao, theo Financial Times.
Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc cũng đang tham gia vào cuộc chiến của Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm biến một quân đội Trung Quốc cồng kềnh, kém hiệu quả thành một đội quân chiến đấu tinh gọn hơn, hiện đại hơn.
Năm ngoái, ông Tập tuyên bố sẽ cắt giảm khoảng 300.000 sĩ quan, binh sĩ, chủ yếu là những người hoạt động trong lĩnh vực phi tác chiến, giảm bớt quy mô của lực lượng lục quân nhằm dồn nguồn lực đầu tư cho các quân binh chủng trọng yếu, trong đó có không quân, hải quân, tên lửa chiến lược.
Song song với quá trình này, quân đội Trung Quốc (PLA) bắt đầu phải thắt chặt hầu bao sau nhiều năm liên tục được ưu ái tăng ngân sách quốc phòng ở mức hai chữ số. Năm 2015, khi PLA tìm cách nâng cao hiệu quả của các khoản chi quốc phòng, các công ty tư nhân đã được "cởi trói" và được phép tham gia đấu thầu cung cấp những trang thiết bị nhất định cho quân đội.
Thương gia Dou Fengchun, ông chủ công ty Dệt may Taizhou Huairun ở tỉnh Giang Tô, là một trong những người tiên phong tiến vào lĩnh vực kinh doanh từng bị coi là hạn chế nghiêm ngặt này.
"Chúng tôi đưa ra giá thành thấp nhất, thời gian cung cấp ngắn nhất, đó là lý do chúng tôi thắng thầu", ông Dou cho biết. Năm ngoái, công ty của ông đã giành được gói thầu trị giá 17.500 USD cung cấp "thiết bị bảo hộ chuyên nghiệp" cho quân khu Bắc Kinh, theo thông báo của Tổng cục Quân bị Bộ Quốc phòng. Dù giá trị hợp đồng này không lớn, ông Dou cho rằng nó đã mở ra cánh cửa đầy hứa hẹn để hợp tác làm ăn với quân đội.
Tuy nhiên doanh nhân này từ chối tiết lộ các thông tin chi tiết của bản hợp đồng, và rất ít công ty tham gia vào các cuộc đấu thầu mới đây chịu trò chuyện với báo chí, vì họ lo ngại rằng điều đó sẽ ảnh hưởng đến cơ hội làm ăn với PLA, lực lượng vốn luôn giữ kín các thông tin của mình.Việc cung cấp trang thiết bị quân sự từng là một lãnh địa độc quyền đầy béo bở của một số doanh nghiệp nhà nước nhất định, nhưng từ khi Tổng cục Quân bị lần đầu tiên tổ chức phiên đấu thầu công khai vào tháng 12/2014, các hoạt động mua sắm cho PLA đã trở nên minh bạch hơn, và thông tin đấu thầu cũng được niêm yết công khai trên website của tổng cục này.
Đến nay Tổng cục Quân bị đã đưa ra 505 thông báo mời thầu, đối tượng tham gia là cả công ty nhà nước và tư nhân. Tuy nhiên, giá trị của các hợp đồng chỉ được công bố trong 316 vụ, với số tiền 762 triệu nhân dân tệ (khoảng 116 triệu USD), chỉ là một hạt cát trong tổng số 954 tỷ nhân dân tệ (146 tỷ USD) ngân sách quốc phòng năm nay.
Cơ hội từ sức ép ngân sách
Theo chuyên gia phân tích Charles Clover của FT, sự mở cửa của PLA cho các doanh nghiệp tư nhân một phần bắt nguồn từ sức ép ngân sách. Chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc năm nay tăng ở mức thấp nhất kể từ năm 2010, đây cũng chỉ là lần tăng ngân sách quốc phòng mức một con số lần thứ hai của Trung Quốc trong vòng hai thập kỷ qua.
Sức ép từ ngân sách buộc các cơ quan của PLA phải tìm cách tiết giảm chi phí, và đó là cơ hội cho các doanh nghiệp tư nhân chen chân được vào lĩnh vực đầy hứa hẹn này. Một báo cáo được PLA công bố hồi tháng 4 cho thấy chỉ trong ba tháng đầu tiên thực hiện đấu thầu công khai, các nhà thầu tư nhân đã giúp quân đội tiết kiệm được 12 triệu tệ trong tổng số 90 triệu tệ giá trị hợp đồng.
Khi giải thích về chương trình này, đại tá về hưu Yue Gang cho rằng đây là nỗ lực "tăng hiệu quả hoạt động, giảm tệ nạn tham nhũng hơn là tiết kiệm bạc cắc" của PLA. "Hệ thống mở này sẽ giúp tăng tính minh bạch, đảm bảo hiệu suất và khả năng chiến đấu của quân đội. Đó chắc chắn là dấu hiệu của tiến bộ".
Mời thầu công khai là một phần trong chương trình cải cách được đưa ra vào năm 2013 nhằm biến PLA từ một lực lượng thiên về lục quân thành một đội quân hiện đại, chuyên nghiệp, có khả năng giành thắng lợi trong các cuộc không chiến, hải chiến ở tây Thái Bình Dương.
Để thực hiện được mục tiêu đầy tham vọng này, PLA sẽ phải phụ thuộc ngày càng lớn vào lĩnh vực tư nhân, vốn có sức cạnh tranh cao hơn, để cung cấp mọi trang thiết bị cần thiết, từ lều bạt cho tới động cơ phản lực máy bay.
Theo ông Yue, sản phẩm mà các công ty tư nhân có lợi thế lớn nhất chính là những mặt hàng đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, chẳng hạn như giày dép quân nhu, thực phẩm đóng hộp hay bảng mạch điện tử.
Tuy nhiên, các mặt hàng công nghệ cao cũng bắt đầu được PLA tìm kiếm từ các doanh nghiệp tư nhân. Cuối năm ngoái, tập đoàn Công nghệ Ruidaen Bắc Kinh tuyên bố đã thắng gói thầu trị giá nhiều tỷ nhân dân tệ cung cấp thiết bị bảo dưỡng radar cho PLA.Chuỗi cung ứng các sản phẩm cho PLA cũng bắt đầu vươn ra nước ngoài. Một tập đoàn tư nhân giấu tên cho hay họ là nhà phân phối sản phẩm của các công ty công nghệ nước ngoài cho PLA mà đối tác nước ngoài của họ không hề hay biết. Tập đoàn này tiết lộ rằng họ đã cung cấp cho quân đội các thiết bị thử nghiệm điện tử do Nhật Bản sản xuất.
Sức ép ngân sách buộc quân đội Trung Quốc phải hướng tới giải pháp chi tiêu hiệu quả hơn. Ảnh: News.cn
Giới quan sát cho rằng dù các công ty tư nhân đã đặt được một chân vào lĩnh vực cung cấp trang thiết bị đầy béo bở cho quân đội, miếng bánh mà họ giành được vẫn rất nhỏ, trong khi các công ty nhà nước vẫn đóng vai trò thống trị trong các hợp đồng mua bán với PLA.
Theo đại tá Yue, vai trò của công ty tư nhân trong chương trình này không quá 20%, và những thiết bị hiện đại như vũ khí tối tân vẫn là độc quyền của các tập đoàn nhà nước. "Dĩ nhiên quân đội sẽ ưu ái các tập đoàn này bằng các đơn đặt hàng. Họ sẽ phải chịu gánh nặng duy trì các dây chuyền sản xuất sản phẩm quân sự", ông này nói.
Trí Dũng
Theo Vnexpress
Một số tướng lĩnh Trung Quốc đã công khai bày tỏ sự thất vọng với mức tăng “khiêm tốn” của ngân sách quốc phòng 2016 vừa được công bố.
Bolivia ký thỏa thuận thí nghiệm hạt nhân 300 triệu USD với Nga
Hàn Quốc dọa đáp trả 'tàn nhẫn' nếu Triều Tiên khiêu khích
Bầu cử Mỹ 2016: Cuộc chiến 1 chọi 1 của Đảng Cộng hòa
Lại có thêm ứng viên thủ tướng Ukraine
Nhật Bản sẽ không khoan dung với sự "khiêu khích" của Triều Tiên
Trung Quốc xử phạt gần 300.000 quan chức tham nhũng trong 2015
Mỹ bất ngờ xây sân bay quân sự tại Syria
Tướng lĩnh Trung Quốc thất vọng về ngân sách quốc phòng
IS tung video hành quyết, dọa tấn công ông Putin
Sau Đài Loan, đến lượt Hồng Kông bị Trung Quốc răn đe
Tàu ngầm Ấn Độ làm nóng cuộc đua vũ khí dưới lòng biển
Nga cắt giảm ngân sách quốc phòng lớn nhất kể từ năm 2000
Triều Tiên dọa tấn công hạt nhân 'ồ ạt' Mỹ - Hàn
Hàng trăm người Ukraine tấn công sứ quán Nga
Trung Quốc khóa dòng tiền vào Triều Tiên
Trên thực tế, việc Trung Quốc chi tiêu cụ thể số tiền ngân sách như thế nào là rất khó xác định, do chúng không được công khai.
Tàu chiến Nhật sắp thăm Cam Ranh
Mỹ - Hàn tập trận theo kịch bản đánh phủ đầu Triều Tiên
IS đánh bom tự sát ở Iraq, ít nhất 60 người thiệt mạng
EU và “canh bạc” Thổ Nhĩ Kỳ
Tình hình Biển Đông từ họp quốc hội Trung Quốc
Thủ tướng Israel có nguy cơ bị "lật đổ"
Hàn Quốc sắp áp đặt lệnh trừng phạt riêng với Triều Tiên
Syria tung bằng chứng khủng bố vào nước này từ Thổ Nhĩ Kỳ
Myanmar tịch thu số ma túy lên đến hơn 30 triệu USD
Ông Ban Ki-moon cảnh báo IS đang mở rộng ảnh hưởng tại Libya
Khó khăn chất chồng chờ Trung Quốc
Vẫn phải cảnh giác với mưu đồ quân sự hóa Trung Quốc
Mỹ sắp có vũ khí đa năng
Trung Quốc phản đối Đài Loan “ly khai”
Hàn - Mỹ hòan thành kịch bản "đánh đòn phủ đầu" Triều Tiên
Người đứng đầu cuộc chống tham nhũng của Bắc Kinh Vương Kỳ Sơn tiếp tục gây chú ý tại kỳ họp Quốc hội Trung Quốc khi "biến mất" khỏi phiên báo cáo của Thủ tướng Lý Khắc Cường.
Giải mã ngân sách quốc phòng Trung Quốc
Putin muốn ai làm tổng thống Mỹ?
Chồng bí thư bán chức, vợ công an thu tiền
Arab Saudi muốn Assad từ chức khi lập chính quyền chuyển tiếp
Hàn Quốc kêu gọi Triều Tiên từ bỏ ‘ảo tưởng’ hạt nhân
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự