Mới đây, một quan chức Bộ Tài chính Mỹ cung cấp chi tiết về nhiều nỗ lực quy mô lớn nhằm ngăn chặn dòng tiền bơm cho tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) mà Mỹ thực hiện trong thời gian qua.

Bất chấp căng thẳng trong quan hệ song phương, Nga cho đến nay vẫn chưa có bất kì bình luận gì liên quan đến khả năng sử dụng yếu tố năng lượng để trả đũa Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong vụ bắn hạ Su-24, Thổ Nhĩ Kỳ được cho là bên khởi xướng, thế nhưng xem ra Nga mới là người chủ động. Chỉ hai ngày sau khi xảy ra sự cố, Nga lập tức cho triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân nhất S-400 tới Syria. Cùng lúc, một loạt lệnh trừng phạt về kinh tế trong các ngành du lịch, nông nghiệp được Điện Kremlin dựng lên. Nó cho thấy, Nga dường như đã có sẵn kịch bản đề phòng trước.
Khi leo thang căng thẳng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, Nga có trong tay 4 công cụ để tăng sức ép nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ. Về mặt quân sự, Nga đẩy mạnh hiện diện tại các khu vực quanh thổ Nhĩ Kỳ. Nhiều tàu chiến, trong đó có cả tàu ngầm tàng hình lớp Kilo hiện đại mang tên lửa hành trình, đã được Nga điều tới Syria; cùng với đó là một loạt trực thăng vũ trang được tăng cường tới căn cứ không quân ở Armenia sát nách Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, đây có thể chỉ là bước đi dự phòng, do khả năng xảy ra đụng độ quân sự trực diện giữa hai bên là khá thấp, vì Nga còn phải cân nhắc đến sự can dự của NATO.
Cỗ máy tuyên truyền-truyền thông cũng đã và sẽ được Nga sử dụng triệt để, với mục đích làm suy yếu tính chính danh của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến chống khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và liên quan đến tình hình Syria. Đó có thể là tổng thể bức tranh về bước đi đêm mờ ám giữa chính quyền Tổng thống Recep Tayyip Erdogan với IS, là hành động chống lưng của Thổ Nhĩ Kỳ với các nhóm cực đoan ở Syria chống chính quyền Syria.
Đòn cấm vận vẫn được Nga để ngỏ, với lời cảnh báo sẽ là sai lầm nếu Thổ Nhĩ Kỳ tin rằng Nga chỉ dừng ở những bước trừng phạt như hiện nay. Điện Kremlin không nói bước tiếp theo là gì, nhưng có một thực tế là kinh tế Nga cũng đang gặp khó khăn, với hấp lực thị trường và quy mô chưa đủ mạnh để có thể khiến Thổ Nhĩ Kỳ phải lo sợ, hốt hoảng. Nga cũng chưa đưa ra bất kì bình luận nào về lĩnh vực năng lượng - xương sống trong quan hệ kinh tế song phương.
Dưới bình diện chính trị, Nga hoàn toàn có thể khiến Thổ Nhĩ Kỳ phải đau đầu thông qua việc thiết lập các giềng mối với lực lượng người Kurd. Điểm hạn chế là nếu thực hiện không khéo, Nga sẽ bị lên án là can dự “phá hoại”, còn Thổ Nhĩ Kỳ cũng có thể đáp trả bằng việc khuấy động làn sóng bất ổn ở Caucasus, khu vực Ural hay là Crimea – những nơi có đông cộng đồng người gốc Thổ sinh sống.
Ngừng bơm năng lượng - Nói dễ, làm khó
Thổ Nhĩ Kỳ là nước phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu từ bên ngoài hàng đầu trên thế giới, nếu bị cắt đứt GDP sẽ tụt giảm đến 6%. Tiêu thụ khí đốt của nước này đã tăng gấp đôi chỉ trong 10 năm trở lại đây. Hàng năm, Thổ Nhĩ Kỳ nhập khẩu từ 27-30 tỉ m3 khí đốt từ Nga, tương đương với 56-58% sản lượng tiêu thụ trong nước và trở thành khách hàng lớn thứ hai của tập đoàn Gazprom, chỉ sau Đức. Khí đốt Nga tạo ra khoảng 50% sản lượng điện của Thổ Nhĩ Kỳ. Tựu trung lại, gián đoạn dòng khí đốt từ Nga có thể sẽ khiến kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đình đốn, kiệt quệ.
Thế nhưng, đây lại là kịch bản mà cả hai bên đều không mong đợi. Xét về mặt kỹ thuật, xuất phát từ mức đầu tư lớn đối với các dự án vận chuyển khí đốt - từ khâu thiết kế, xây dựng mạng hạ tầng đi kèm, các hợp đồng mua bán khí đốt lớn thường được ký kết với thời hạn dài, từ 20-25 năm. Đi kèm đó là những điều khoản về xử phạt rõ ràng nếu một bên vi phạm. Nói cách khác, trong ngắn hạn, Thổ Nhĩ Kỳ không thể tự ý dừng mua khí đốt của Nga và Nga cũng không thể đơn phương chấm dứt bán khí đốt cho Thổ Nhĩ Kỳ, nếu không cả hai sẽ phải chịu một khoản tiền phạt lớn. Đó là chưa kể trong tình huống Nga chủ động, uy tín của Gazprom nói riêng và nước Nga nói chung sẽ bị ảnh hưởng, phải chịu điều tiếng là đối tác không tin cậy, sử dụng khí đốt như là công cụ chính trị trong quan hệ quốc tế.
Về mặt kinh tế, từ bỏ đi thị trường tiêu thụ khí đốt lớn thứ hai thế giới không phải là quyết định khôn ngoan của Gazprom, nó khiến Nga mất đi nguồn thu cả chục tỉ USD, đặt trong bối cảnh nền kinh tế nước này gặp nhiều khó khăn, thiếu hụt nguồn thu, việc mở rộng thị trường tiêu thụ dầu mỏ - khí đốt gặp khó do lệnh cấm vận từ phương Tây. Đó là còn chưa kể đến việc Thổ Nhĩ Kỳ đang có những ưu đãi nhất định đối với khí đốt Nga, chấp nhận mua ở mức giá gần như là cao nhất trong các đối tác cung cấp. Còn về trung và dài hạn, chính quyền của Tổng thống Erdogan được cho là có đủ thời gian để tính toán, đa dạng hóa nguồn nhập khẩu, không để phụ thuộc quá lớn vào Nga.
Mới đây, một quan chức Bộ Tài chính Mỹ cung cấp chi tiết về nhiều nỗ lực quy mô lớn nhằm ngăn chặn dòng tiền bơm cho tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) mà Mỹ thực hiện trong thời gian qua.
Trung Quốc “nhập nhằng nguy hiểm ở biển Đông”
Trung Quốc, Nga không cản được LHQ họp về Triều Tiên
Hai miền Triều Tiên họp cấp cao
Thụy Sĩ báo động khủng bố
Ba Lan trục xuất nhà báo Nga vì nghi làm gián điệp
Ở Al-Qaeda, không có chỗ cho rượu hay phụ nữ, hay nói cách khác, Al-Qaeda là một thế giới không có tình dục. Và với những lính mới còn đang trong độ tuổi thanh niên của chúng, tình dục chỉ có sau khi kết hôn hoặc… tử vì đạo.
IS cũng đặt ra một thách thức khác đối với các chiến thuật chống khủng bố của Mỹ vốn vẫn nhắm vào nguồn tài chính, chiến dịch tuyên truyền và hoạt động tuyển mộ của lực lượng thánh chiến.
Những kẻ cầm đầu Nhà nước Hồi giáo tự xưng khẳng định thành lập một đế chế tập hợp các chiến binh Hồi giáo khắp thế giới đổ về Syria, đoàn kết chúng thông qua việc sử dụng chung ngôn ngữ, văn hóa và loại bỏ mọi sự phân biệt đối xử.
Nga và Mỹ hôm qua đổ lỗi cho nhau về tình hình xung đột ở Ukraine với Washington tiếp tục tố Moscow hỗ trợ phe ly khai còn điện Kremlin bác bỏ cáo buộc này.
Trung Quốc sẽ là bên thất trận và phải hổ thẹn cả nghìn năm nếu không nhanh chóng cải cách quân đội để bắt kịp với lực lượng của các cường quốc quân sự trên thế giới, Nhật báo Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc bình luận.
Trung Quốc cảnh báo nguy cơ quân đội bại trận trong tủi hổ
Thổ Nhĩ Kỳ xây tường dọc biên giới với Syria
Georgia cáo buộc trực thăng chiến đấu Nga xâm phạm không phận
Triều Tiên không thể có bom H
Nhật, Ấn Độ tăng cường quan hệ toàn diện
Hơn một thập kỷ đã trôi qua kể từ khi cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush ra lời hiệu triệu các nước tham gia vào cái gọi là “cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố toàn cầu”, thế giới đã trải qua nhiều thăng trầm liên quan tới khủng bố. Và sự xuất hiện của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng trong những năm gần đây đang khiến cho cuộc chiến chống khủng bố ngày càng trở nên rối ren. Vậy tại sao chiến lược chống khủng bố của Mỹ và phương Tây hiện nay lại không hiệu quả với IS?
Putin: Bất cứ lực lượng nào đe doạ Nga sẽ bị tiêu diệt
Thủ tướng Medvedev: Kinh tế Nga đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất
Mỹ tiêu diệt “bộ trưởng tài chính” của IS
"Thành phố ma" của Trung Quốc có nguy cơ vỡ nợ trái phiếu vào tuần tới
Thủ tướng Malaysia quyết không từ chức
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự