Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu thăm chính thức Hoa Kỳ - một sự kiện được hai phía chuẩn bị rất kỹ lưỡng.

Các nghị sĩ của Philippines trước đây đã từng xua đuổi quân đội Mỹ khỏi nước này, nơi đã từng là tiền đồn lớn nhất của Mỹ. Nhưng khi Trung Quốc đang ngày càng trở nên mạnh bạo hơn trên biển, họ lại bàn về việc kêu gọi Mỹ trở lại.
Ngư dân Renato Etac đã nhìn thấy rất nhiều tàu Trung Quốc, và cũng đã nhiều lần tàu Trung Quốc đâm vào tàu cá của anh.
Cụ thể, Philippines đang tranh cãi về việc chào đón Hải quân Mỹ quay lại các cảng nước sâu và đường băng trên vịnh Subic, nơi đã từng là xưởng sửa chữa cho các tàu chiến bị hư hại và nơi dừng chân của các binh lính Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam.
Không những vậy, Philippines còn kêu gọi Washington hỗ trợ hàng trăm triệu USD để phát triển quân đội, nay được coi là một trong những lực lượng yếu nhất ở châu Á.
Đây là một dấu hiệu cho thấy sự thay đổi về chiến lược trong khu vực khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang biến các bãi đá ở Biển Đông thành các đảo nhân tạo, đồng thời đặt các cơ sở quân sự ở đây.
Ảnh chụp vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang chuẩn bị xây dựng đường băng thứ ba trên một trong những đảo mới.
“Cuộc chiến còn chưa bắt đầu, vậy mà dường như chính phủ Philippines đã giơ tay đầu hàng rồi”, anh Renato Etac, 35 tuổi, một ngư dân địa phương cho biết. Anh nói rằng tàu Trung Quốc đã vô số lần đuổi theo và đâm vào tàu cá của anh. “Tôi không đếm xuể được số tàu Trung Quốc mà tôi đã nhìn thấy”.
Theo nhiều khảo sát, người Philippines phần lớn đều tỏ ra không ghét sự xuất hiện của Mỹ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tỏ ra nghi ngại khi chính phủ cho phép quân đội Mỹ đóng tại nước này, một nỗi lo vốn có khi Philippines đã từng là thuộc địa của Mỹ từ năm 1898 đến năm 1946, cũng như phản ứng của Trung Quốc.
Philippines có nhiều vùng biển sâu được che chắn rất tốt, do đó nước này là một phần quan trọng trong kế hoạch đưa quân đến châu Á của Lầu Năm Góc.
Căn cứ vịnh Subic rộng gần bằng Singapore, đóng vai trò rất quan trong trong mọi cuộc xung đột của Mỹ trong suốt thế kỷ 20. Mỹ và Nhật đã giành giật nó trong Thế chiến II, và hàng triệu binh lính Mỹ đã đi qua đây mỗi năm trong Chiến tranh Việt Nam.
Khi Mỹ rời khỏi Philippines vào năm 1992, căn cứ này trở thành một khu vực phát triển kinh tế. Nhiều biệt thự lớn đã thay thế các boong ke chứa đạn dược, còn một công viên thủy cung được xây dựng. Gần đó, một bức tượng miêu tả một phụ nữ nâng một con chim bồ câu để kỷ niệm việc Mỹ rút quân khỏi đây.
Bên cạnh đó, một trở ngại khác đối với việc hợp tác quân sự giữa Mỹ và Philippines là tình trạng xuống cấp của lực lượng vũ trang Philippines, từ lâu đã là nạn nhân của tệ nạn lãng phí của công và tham nhũng.
Mặc dù Philippines đã tìm cách hiện đại hóa quân đội của mình, nước này vẫn còn thiếu những loại khí tài cơ bản, bao gồm tàu ngầm và máy bay tiêm kích. Tàu nổi tiếng nhất của Hải quân Philippines lại là tàu Sierra Madre, một chiến hạm Thế chiến II hoen gỉ mà chính phủ đã cho mắc cạn từ hai thập kỷ trước để trở thành căn cứ cố định bảo vệ các bãi đá tranh chấp. Trong những năm gần đây, Mỹ đã viện trợ cho Philippines không ít tiền để giúp nước này phát triển quân đội.
Mới đây, một quan chức giấu tên cho biết, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã thúc giục Mỹ hỗ trợ 300 triệu USD trong năm nay, với lý do rằng họ cần có nhiều máy bay và tàu chiến để đẩy lùi sự mở rộng của Trung Quốc trong các cuộc gặp gỡ kín.
Tuy nhiên, chính phủ Tổng thống Mỹ Barack Obama đã từ chối yêu cầu này do họ lo ngại về tình hình tham nhũng ở Philippines cũng như khả năng quản lý một số lượng lớn ngân sách như vậy của nước châu Á này.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu thăm chính thức Hoa Kỳ - một sự kiện được hai phía chuẩn bị rất kỹ lưỡng.
Giẫm đạp gần thánh địa Mecca, hơn 450 người chết
Nga xây căn cứ quân sự lớn thứ hai gần biên giới Ukraine
Trung Quốc điều tra quan chức tôn giáo cấp cao đầu tiên
Lầu Năm Góc, Lockheed đàm phán hợp đồng sản xuất F-35 trị giá 15 tỷ USD
Trung Quốc điều tra cựu thứ trưởng thể thao
Hôm 23-9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Washington để hội kiến với Tổng thống Mỹ Barack Obama mà không tỏ bất kỳ dấu hiệu nhượng bộ nào về các vấn đề nóng như Biển Đông hay tấn công mạng.
Lý giải cho nhận xét trên, nhật báo Les Echos của Pháp cho rằng Bắc Kinh sẽ tỏ ra cứng rắn về vấn đề Biển Đông, bất chấp phản ứng của cộng đồng quốc tế và cả sự lên án từ phía Mỹ.
Thủ tướng Prayuth Chan-ocha vừa công bố chiến lược mới: xây dựng một “nhà nước nhân dân” để đưa nhà nước, nhân dân và giới doanh nghiệp gắn với nhau, cùng phát triển đất nước bền vững.
Tổng thống Philippines giễu cợt Trung Quốc, ca ngợi Nhật Bản
Mỹ điều 12 máy bay Thần sấm A-10 đến Estonia
Ấn Độ rót 2,5 tỷ USD mua 37 trực thăng quân sự của Boeing
Hàn Quốc lập đơn vị đặc biệt phá hủy vũ khí hạt nhân Triều Tiên
Pháp bán hai chiến hạm Mistral cho Ai Cập
Ấn - Mỹ thắt chặt thêm quan hệ hợp tác chiến lược
Trung Quốc khó chịu với phát biểu về Biển Đông của tân thủ tướng Úc
Hàn Quốc điều UAV giám sát hoạt động quân sự của Triều Tiên
Trung Quốc thường mất hợp đồng bán vũ khí vì phương Tây
Năm cảnh sát Trung Quốc bị đâm chết ở Tân Cương
Thời gian gần đây, Mỹ liên tiếp điều máy bay chiến đấu tới châu Âu với lý do “tăng cường sức mạnh chiến đấu cho không quân và hỗ trợ các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong khu vực”.
Nếu Mỹ đưa bom nguyên tử tới Đức, Nga đưa tên lửa sát châu Âu
Triều Tiên điều thêm tàu tuần tra tới biên giới với Hàn Quốc
Máy bay chiến đấu Trung Quốc chặn đầu máy bay Mỹ
Malaysia bắt 8 nghi can đánh bom Bangkok
Mỹ tiêu diệt thủ lĩnh IS và chuyên gia thuốc nổ al-Qaeda
Ngày 22-9, một nhóm ngư dân Philippines gồm 16 người đến từ tỉnh Pangasinan yêu cầu Liên Hiệp Quốc (LHQ) bảo vệ quyền lợi của họ tại ngư trường truyền thống nằm trong bãi cạn Scarborough ở biển Đông.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự