Lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu hủy chuyến đi đến đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hôm nay 12.12, một động thái được cho là do sức ép từ Mỹ.

Nga và Mỹ hôm qua đổ lỗi cho nhau về tình hình xung đột ở Ukraine với Washington tiếp tục tố Moscow hỗ trợ phe ly khai còn điện Kremlin bác bỏ cáo buộc này.
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin (trái) và đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Samantha Power. Ảnh: Reuters.
Cuộc khẩu chiến diễn ra trong một phiên họp về Ukraine tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Phiên họp bị hoãn lại 90 phút sau khi Nga khẳng định Trợ lý Tổng thư ký Liên Hợp Quốc về Nhân quyền Ivan Simonovic không nên báo cáo trước hội đồng 15 quốc gia này.
Tuy nhiên, ông Simonovic vẫn phát biểu trong phiên họp dù đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin đã nêu rõ lập trường thảo luận nhân quyền nên diễn ra tại Hội đồng Nhân quyền ở Geneva, Thụy Sĩ.
Ông Churkin chỉ trích đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Samantha Power về vai trò chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an trong tháng 12, nói bà đã "đưa ra yếu tố không phù hợp". Nga và Trung Quốc ngày 10/12 muốn ngăn Mỹ tổ chức một phiên họp liên quan đến cáo buộc vi phạm nhân quyền ở Triều Tiên nhưng không thành công.
"Washington đang tham gia phá hoại" ở Ukraine, ông Churkin nói.
Giao tranh giữa binh sĩ quân đội Ukraine và phe ly khai muốn tách khỏi Kiev bùng phát từ tháng 4/2014. Tình trạng bạo lực giảm đáng kể từ tháng 9 nhưng Kiev và phe ly khai vẫn thông báo có thương vong và tố nhau vi phạm lệnh ngừng bắn.
Bà Power tố ngược Nga mới là bên phá hoại, cáo buộc điện Kremlin đang tìm cách ngăn tổ chức thảo luận "những sự thật".
"Đại sứ Nga trước đó cho rằng Văn phòng Cao ủy về Nhân quyền không nên báo cáo khiến người khác nghi Nga muốn tìm cách che giấu", bà nói. "Chúng tôi hiểu ý định của họ là ngăn hội đồng nghe được những sự thật bất lợi".
Bà Power dẫn lại báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc về Ukraine, theo đó vũ khí cùng các tay súng vẫn từ Nga đến miền đông Ukraine và số nạn nhân thiệt mạng trong 20 tháng giao tranh là khoảng 9.100 người.
"Chúng ta có mặt tại đây vì Nga tiếp tục trang bị, huấn luyện, ủng hộ và chiến đấu cùng phe ly khai ở miền đông Ukraine", bà Power nói.
Nga phủ nhận cáo buộc trên. Ông Churkin cho biết Kiev tiếp tục cấm vận kinh tế đối với miền đông Ukraine và từ chối tham gia đối thoại trực tiếp cùng phe ly khai. Bà Power khuyến khích Kiev tăng cường nỗ lực để đảm bảo nguồn cung hàng hóa và dịch vụ cho miền đông trong khi đó Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin cáo buộc Nga gây ra tình trạng cấm vận.
Lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu hủy chuyến đi đến đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hôm nay 12.12, một động thái được cho là do sức ép từ Mỹ.
Mới đây, một quan chức Bộ Tài chính Mỹ cung cấp chi tiết về nhiều nỗ lực quy mô lớn nhằm ngăn chặn dòng tiền bơm cho tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) mà Mỹ thực hiện trong thời gian qua.
Trung Quốc “nhập nhằng nguy hiểm ở biển Đông”
Trung Quốc, Nga không cản được LHQ họp về Triều Tiên
Hai miền Triều Tiên họp cấp cao
Thụy Sĩ báo động khủng bố
Ba Lan trục xuất nhà báo Nga vì nghi làm gián điệp
Ở Al-Qaeda, không có chỗ cho rượu hay phụ nữ, hay nói cách khác, Al-Qaeda là một thế giới không có tình dục. Và với những lính mới còn đang trong độ tuổi thanh niên của chúng, tình dục chỉ có sau khi kết hôn hoặc… tử vì đạo.
IS cũng đặt ra một thách thức khác đối với các chiến thuật chống khủng bố của Mỹ vốn vẫn nhắm vào nguồn tài chính, chiến dịch tuyên truyền và hoạt động tuyển mộ của lực lượng thánh chiến.
Những kẻ cầm đầu Nhà nước Hồi giáo tự xưng khẳng định thành lập một đế chế tập hợp các chiến binh Hồi giáo khắp thế giới đổ về Syria, đoàn kết chúng thông qua việc sử dụng chung ngôn ngữ, văn hóa và loại bỏ mọi sự phân biệt đối xử.
Bất chấp căng thẳng trong quan hệ song phương, Nga cho đến nay vẫn chưa có bất kì bình luận gì liên quan đến khả năng sử dụng yếu tố năng lượng để trả đũa Thổ Nhĩ Kỳ.
Trung Quốc sẽ là bên thất trận và phải hổ thẹn cả nghìn năm nếu không nhanh chóng cải cách quân đội để bắt kịp với lực lượng của các cường quốc quân sự trên thế giới, Nhật báo Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc bình luận.
Trung Quốc cảnh báo nguy cơ quân đội bại trận trong tủi hổ
Thổ Nhĩ Kỳ xây tường dọc biên giới với Syria
Georgia cáo buộc trực thăng chiến đấu Nga xâm phạm không phận
Triều Tiên không thể có bom H
Nhật, Ấn Độ tăng cường quan hệ toàn diện
Hơn một thập kỷ đã trôi qua kể từ khi cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush ra lời hiệu triệu các nước tham gia vào cái gọi là “cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố toàn cầu”, thế giới đã trải qua nhiều thăng trầm liên quan tới khủng bố. Và sự xuất hiện của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng trong những năm gần đây đang khiến cho cuộc chiến chống khủng bố ngày càng trở nên rối ren. Vậy tại sao chiến lược chống khủng bố của Mỹ và phương Tây hiện nay lại không hiệu quả với IS?
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự