Khoảng 25.000 nông dân ở thị trấn Mathura thuộc bang Uttar Pradesh - Ấn Độ đã viết thư cho Tổng thống Pranab Mukherjee xin tự tử vào ngày quốc khánh thứ 69, tức nhằm ngày 15-8.

Tuần qua, Hải quân Mỹ đã giới thiệu kế hoạch nhằm tận dụng lợi thế trước Trung Quốc trong lĩnh vực tên lửa chống hạm.
Bắt đầu từ năm tài khóa 2017, Hải quân Mỹ sẽ bắt đầu chương trình Offensive Anti-Surface Warfare (OASuW) Increment II nhằm triển khai quá trình sử dụng tên lửa chống hạm tiên tiến nhất, thay thế cho tên lửa Boeing RGM-84 Harpoon hiện nay.
Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) ở thủ đô Washington, Phó Đô đốc Joseph Aucoin, người hiện đang giữ chức Phó Tư lệnh Hải quân Mỹ, cho biết tên lửa hàng chính tầm xa chống hạm (LRASM) sẽ được hoàn tất với mẫu Tomahawk Block IV cho chương trình OASuW.
"Điều tôi muốn công bố ở đây là năng lực của Hải quân Mỹ sẽ được cải thiện đáng kể khi chúng ta bắt đầu sử dụng Block IV và với những gì đang có với chương trình LRASM, chúng ta đã có được hai mẫu tên lửa hoàn thiện cho thế hệ vũ khí tấn công tiếp theo", Phó Đô đốc Aucoin chia sẻ.
Truyền thông Mỹ trước đó cho biết chương trình LRASM là một chương trình hợp tác chung giữa Hải quân, Không quân và Cơ quan Quản lý các Dự án nghiên cứu quốc phòng hiện đại (DARPA) nhằm hạn chế khoảng cách trước khi chương trình OASuW II được triển khai. Các tên lửa thuộc chương trình LRASM được sản xuất bởi tập đoàn Lockheed Martin và được cho là có tầm bắn lên tới 500 hải lý với sức công phá lớn.
Ban đầu, chương trình LRASM được xây dựng với mục tiêu sản xuất cho Không quân và Hải quân Mỹ một loại tên lửa tầm xa được trang bị thiết bị dẫn đường và có khả năng công phá mục tiêu với độ chính xác cao, đặc biệt trong môi trường tác chiến điện tử mạnh như hiện nay. Để làm được điều này, các bên liên quan đã sử dụng các bộ cảm biến được sử dụng trên tàu chiến cùng với hệ thống dẫn bán tự động nhằm giảm sự phụ thuộc vào các nền tảng cung cấp thông tin tình báo, theo dõi hay giám sát của tên lửa, cũng như tăng cường khả năng liên kết giữa các hệ thống mạng và hệ thống định vị của tên lửa. Ngoài ra, tên lửa thuộc chương trình LRASM cũng sử dụng công nghệ để tránh những biện pháp đối phó của đối phương trong khi vẫn bắn được tới mục tiêu đã dự địn
Trong khi đó, tờ USNI News chỉ ra rằng chương trình LRASM hiện chỉ mới có tên lửa cho Không quân Mỹ, còn chương trình OASuW II sẽ tập trung phát triển tên lửa để sử dụng trên các Hệ thống Phóng tên lửa thẳng đứng Mk 41 (VLS) cho các tàu khu trục và tuần dương hạm của Hải quân Mỹ trong thời gian tới.
Về tên lửa Tomahawk Block IV, đây là mẫu tên lửa từng được Hải quân Mỹ sử dụng trong hàng chục năm với nhiều phiên bản. Mẫu Tomahawk Block IV được phát triển bởi tập đoàn Raytheon và có tầm bắn lên tới 1.600 km và có thể hoạt động trong nhiều điều kiện môi trường. Trên trang chủ, tập đoàn Raytheon khẳng định: "Cải tiến mới nhất của tên lửa Tomahawk Block IV bao gồm hệ thống kết nối dữ liệu vệ tinh hai chiều, cho phép tên lửa có thể tránh bị can thiệp trong môi trường tác chiến điện tử".
Ông Bryan Clark, chuyên gia phân tích tại Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách (CSBA), nhận định việc kết hợp tên lửa của chương trình LRASM và Tomahawk Block IV là một ý tưởng hay của quân đội Mỹ.
Ngoài ra, ông Clark cũng đánh giá cao sức mạnh của thế hệ tên lửa mới của quân đội Mỹ khi cho rằng nó sẽ giúp cho các thuyền trưởng không phải lên kế hoạch quá cụ thể cho những chiến dịch trên bộ hay nhằm vào tàu đối phương.
Với chương trình OASuW II và LRASM, Hải quân Mỹ được cho là đang tạo ra khoảng cách đáng kể với các quốc gia khác, trong đó có Trung Quốc. Một khi được triển khai, các tên lửa tầm xa thế hệ mới sẽ giúp các tàu chiến Mỹ trở nên nguy hiểm hơn trong trường hợp cần phải tấn công đối phương từ khoảng cách mà tên lửa của họ chưa thể bắn tới.
Khoảng 25.000 nông dân ở thị trấn Mathura thuộc bang Uttar Pradesh - Ấn Độ đã viết thư cho Tổng thống Pranab Mukherjee xin tự tử vào ngày quốc khánh thứ 69, tức nhằm ngày 15-8.
Triều Tiên dọa tấn công Nhà Trắng
Lộ bản đồ IS đánh chiếm thế giới 5 năm tới
Gia đình cố tổng thống Suharto phải trả lại 318 triệu USD
Ngày mai 14/8, châu Âu quyết định vận mệnh Hy Lạp
Đài Loan ra mắt máy bay không người lái quân sự hiện đại
Tiêu thụ nước ngọt đang ở mức cao kỷ lục lịch sử, làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch và bệnh gút.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Rose Gottemoeller cung cấp những thông tin mới nhất về tiến trình cắt giảm vũ khí hạt nhân nhằm tránh lặp lại thảm họa Hiroshima, Nagasaki.
Mỹ đang tiến hành đóng còn tàu đổ bộ tấn công USS Tripoli thuộc lớp America để chuyên chở loại chiến đấu cơ F-35B. Khi hoàn thành, USS Tripoli sẽ có kích cỡ tương đương với tàu sân bay của các quốc gia khác.
Truyền thông Hàn Quốc loan tin Triều Tiên xử tử Phó thủ tướng
Brazil đầu tư gần 54 tỷ USD để phát triển ngành điện tới 2018
Myanmar, Thái Lan nhất trí thúc đẩy dự án Đặc khu kinh tế Dawei
Căng thẳng leo thang ở biên giới liên Triều
Doanh nghiệp Singapore đối mặt với thách thức ở Mỹ Latinh
Đã tròn một năm kể từ ngày 8/8/2014 khi Mỹ và liên quân tiến hành các vụ không kích nhắm vào nhóm Hồi giáo cực đoan IS. Chiến dịch tốn kém này ngốn chi phí ước tính gần 10 triệu USD/ngày nhưng lại đang sa lầy, trong khi IS vẫn không ngừng lớn mạnh.
Ngày 10-8, cuộc biểu tình sắc tộc ở thành phố Ferguson (Mỹ) lại bùng lên thành bạo lực khi người biểu tình đọ súng dữ dội với nhau và với cảnh sát. Tình trạng đập phá cũng xảy ra.
Chứng khoán Mỹ giảm mạnh nhất trong vòng một tháng
Ngoại trưởng Mỹ tố Trung Quốc, Nga đọc trộm e-mail
Mỹ điều 3 máy bay ném bom hiện đại nhất đến đảo Guam
Đánh bom đẫm máu ở Nigeria, 50 người chết
Đảng Cộng hòa tẩy chay Tỉ phú Donald Trump vì phân biệt giới tính
Một con tàu được báo mất tích hôm 8-8 ở eo biển Malacca ngoài khơi Malaysia được tìm thấy tại vùng biển Indonesia 1 ngày sau đó nhưng lượng dầu thô trị giá 700.000 USD đã “bốc hơi”.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự