Ngày 1/7, Hong Kong kỷ niệm 20 năm kể từ khi được Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len trao trả về Trung Quốc. Cũng nhân dịp này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ công bố nhà lãnh đạo mới được bầu cử của đặc khu Hong Kong.

Bất chấp mưa lớn và các biện pháp an ninh được thắt chặt, hàng chục ngàn người Hong Kong đã xuống đường biểu tình đòi dân chủ ngày 1-7.
Sự xuất hiện của người đàn ông ủng hộ Bắc Kinh đã khiến một số người biểu tình tức giận - Ảnh: Reuters
Thủ lĩnh của cuộc biểu tình sinh viên năm 2014, Hoàng Chi Phong, cũng xuất hiện. Anh này trước đó bị bắt với lý do "tổ chức biểu tình không phép" và không đúng nơi quy định nhưng được trả tự do sau hơn 1 ngày.
Nhiều thông điệp và yêu cầu đã được chuyển tải thông qua khẩu hiệu, biểu ngữ trong cuộc biểu tình. Cảnh sát Hong Kong ước tính có khoảng 14.500 người tham gia biến nó trở thành cuộc biểu tình nhỏ nhất ở đặc khu này kể từ năm 2003, theo báo South China Morning Post.
Trong khi đó, những người tổ chức khẳng định có hơn 66.000 người đã xuống đường thể hiện sự ủng hộ và mong muốn dân chủ cho Hong Kong. Họ đổ lỗi cho các biện pháp an ninh hà khắc của cảnh sát sau cuộc biểu tình sinh viên năm 2014 và mưa lớn khiến số người tham gia sụt giảm.
Một cuộc khảo sát hỏi ý kiến nhanh do Đại học Hong Kong tiến hành ước tính có từ 27.000 tới 35.000 người đã tham gia biểu tình ngày 1-7.
Hong Kong đang trải qua những ngày căng thẳng và cảm xúc lẫn lộn trong dịp kỷ niệm 20 năm đặc khu này được Anh trao trả cho Trung Quốc. Biểu tình, những cuộc tranh cãi hay chạm mặt giữa hai phe ủng hộ chính phủ trung ương Bắc Kinh và đòi Hong Kong độc lập không còn là chuyện hiếm ở đặc khu này, nhất là trong những dịp đặc biệt như năm nay.
Tối 1-7, khu vực cảng Victoria của Hong Kong đã được thắp sáng bởi màn pháo hoa rực rỡ và được xem là tốn kém nhất kể từ năm 1997.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một sự kiện kỷ niệm ngày hôm qua ở Hong Kong đã lên sân khấu hát đồng ca bài ca ái quốc.
Người biểu tình giơ biển hiệu đòi Hong Kong độc lập. Theo thỏa thuận ban đầu giữa Anh và Trung Quốc, Hong Kong có quyền duy trì hiện trạng tự trị như hiện nay ít nhất tới năm 2047 - Ảnh: Reuters
Hình ảnh ông Tập cầm dù xuất hiện trong cuộc biểu tình. Chiếc dù màu vàng được xem là biểu tượng của cuộc biểu tình chiếm khu Trung Hoàn cách đây 3 năm - Ảnh: Reuters
Cảnh sát ngăn cản một người ủng hộ chính quyền Trung Quốc đại lục tiến vào khu vực những người biểu tình ủng hộ Hong Kong độc lập, dân chủ - Ảnh: Reuters
Sự xuất hiện của người đàn ông ủng hộ Bắc Kinh đã khiến một số người biểu tình đòi dân chủ lập tức thể hiện sự tức giận - Ảnh: Reuters
Người biểu tình hai phe ủng hộ Hong Kong độc lập (đám đông bên phải) và ủng hộ chính quyền trung ương (khoanh tròn lớn bên trái) đối mặt nhau trên đường. Khoảng cách đôi khi chỉ là một rào chắn và cảnh sát (các khoanh tròn nhỏ) - Ảnh chụp màn hình
Cảnh sát Hong Kong trong những ngày vừa qua đang phải căng mình vừa đảm bảo an ninh cho chuyến thăm của ông Tập Cận Bình, vừa đối phó với các cuộc biểu tình và tụ tập - Ảnh: Reuters
Người biểu tình cầm chiếc dù màu vàng, biểu tượng của cuộc biểu tình năm 2014, trước màn trình diễn pháo hoa kỷ niệm 20 năm Hong Kong được thu hồi về Trung Quốc vào tối 1-7 - Ảnh: Reuters
Hong Kong đang trải qua những ngày cảm xúc lẫn lộn - Nguồn: Youtube
BẢO DUY
Theo Tuoitre.vn
Ngày 1/7, Hong Kong kỷ niệm 20 năm kể từ khi được Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len trao trả về Trung Quốc. Cũng nhân dịp này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ công bố nhà lãnh đạo mới được bầu cử của đặc khu Hong Kong.
Tổng thống Mỹ đang bị dồn vào thế khó trước quyết định có thông qua dự luật mới về trừng phạt Nga hay không.
Tỉ phú Trung Quốc Quách Văn Quý (Guo Wengui) hiện định cư tại Mỹ vừa tiết lộ thông tin chấn động về mạng lưới tình báo Trung Quốc hoạt động tại Mỹ.
Ngày 11/7, tại nhà khách Bộ Ngoại giao, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đã có buổi gặp và ăn trưa với đại sứ các nước Đông Nam Á nhân kỷ niệm 50 năm (8/8/1967 - 8/8/2017) ngày thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Quốc Cường cũng tham dự sự kiện trên.
Cuộc hội đàm hiếm hoi bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hamburg giữa lãnh đạo Nga - Mỹ cho thấy, hai bên sẵn sàng tạm gác những bất đồng và tiến hành đối thoại nhằm tìm tiếng nói chung.
Niềm tin vào khả năng Trung Quốc có thể kiềm chế chương trình hạt nhân của Triều Tiên đang rơi vào vô vọng khiến chính quyền của Tổng thống Donald Trump chuyển sang kết thân với một số quốc gia vốn là đối thủ của Bắc Kinh trong khu vực.
Trong bối cảnh căng thẳng vùng Vịnh, nhiều lao động người châu Á bị mắc kẹt tại Saudi Arabia sau khi chủ thuê người Qatar bị Saudi trục xuất.
Dân số thế giới hiện tại là 7,6 tỉ người và dự kiến sẽ đạt 9,8 tỉ vào năm 2050, theo báo cáo “Triển vọng Dân số Thế giới 2017” công bố ngày 21-6.
Panama đã quay lưng với Đài Loan, chuyển sang "chơi" với Trung Quốc, đã làm chấn động Đài Loan, đồng thời cho thấy Đài Loan sẽ còn gặp nhiều khó khăn về ngoại giao dưới thời bà Thái Anh Văn.
Cựu tổng thống Barack Obama gọi việc người kế nhiệm Donald Trump rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu là hành động "từ chối tương lai".
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự