ASEAN, Mỹ sẽ họp thượng đỉnh lịch sử vào năm 2016
Thổ Nhĩ Kỳ làm khó tàu Nga ra vào biển Đen
Thái Lan đầu tư kỷ lục vào hạ tầng
Nhà Trắng bác kế hoạch đóng cửa nhà tù Guantanamo
Sau khủng bố Paris, uy tín tổng thống Pháp tăng mạnh
![](http://kinhte.jcapt.com/img1/store/locvang-3010242.jpg)
Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) ra lệnh truy nã một giáo sư người Mỹ gốc Trung Quốc, sau khi người này mất tích bí ẩn mang theo trong mình nhiều bí mật quốc phòng của Mỹ.
Giáo sư Rongxing Li, 56 tuổi, đã giảng dạy ở Đại học Ohio, Mỹ, trong 18 năm, và là chuyên gia vẽ bản đồ nổi tiếng thế giới. Ông Li đã giúp cho robot của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) thám hiểm sao Hỏa năm 2003 và 2009.
Vị giáo sư có quốc tịch Mỹ nhưng sinh trưởng ở Trung Quốc đã xin nghỉ việc ở đại học Ohio hồi năm ngoái và biến mất một cách bí ẩn. Không có thông tin nào giải thích sự ra đi của ông và hầu hết các thông tin về 18 năm ông sống và làm việc ở bang Ohio đều bị gỡ bỏ khỏi trang web của trường đại học.
Hiện trát truy nã cấp liên bang cho thấy FBI đang điều tra xem liệu ông Li có chia sẻ các bí mật quốc phòng của Mỹ với chính quyền Trung Quốc hay không.
Ông Li được quyền truy cập vào các thông tin kỹ thuật của Bộ Quốc phòng Mỹ nhờ một đề xuất dự án về hình ảnh cho NASA trị giá 36,9 triệu USD cho chuyến thám hiểm sao Hỏa vào năm 2020.
Tờ The Columbus Dispatch ra ngày 8/9 trích thông tin từ trát truy nã cho biết ông Li bị cấm, không được chia sẻ những thông tin trên cho Trung Quốc. Theo FBI, ông Li đã khai trong dự án là không có mối liên hệ nào với các nhà khoa học Trung Quốc.
Nhưng các nhà nghiên cứu của trường Đại học Ohio biết được ông Li đã đến trường đại học Đồng Tế ở Thượng Hải, Trung Quốc, trong những ngày nghỉ phép vào năm 2012. Do đó, Đại học Ohio bắt đầu điều tra nội bộ để xác định xem tại sao ông Li không thông báo cho NASA về các mối liên hệ ở Trung Quốc của ông.
Từ cuộc điều tra này, các nhà điều tra phát hiện ra rằng ông Li đã nói dối. Vị giáo sư này không những có nhiều mối liên hệ với trường Đồng Tế, mà còn được liệt kê là một giáo sư và là giám đốc của trung tâm thông tin không gian của trường này.
Chưa hết, họ phát hiện ra ông Li đã làm việc cho các chương trình của chính phủ Trung Quốc nhằm phát triển các kỹ thuật tiên tiến. Ông còn là khoa học gia trưởng của một dự án nữa.
Ngày 15/2/2014, ông Li thông báo cho trường Đại học Ohio và NASA là ông muốn rút khỏi dự án sao Hỏa 2020. Ông nói với trường là ông trở về Trung Quốc để chăm sóc cho cha mẹ bị bệnh. Vài ngày sau đó, ông Li gửi email xin nghỉ việc ở trường.
Cũng theo trát truy nã, trường đại học Ohio đã gọi cho FBI vì “tình huống ra đi bất thường của ông Li và tính chất nhạy cảm và hạn chế của một số nghiên cứu của ông”. Trường cũng cho FBI biết ông Li có quyền truy cập vào các thông tin về Quy chế Buôn bán Vũ khí Quốc tế với NASA và với nhà thầu quốc phòng Mỹ Raytheon.
Ngày 1/3/2014, FBI đã phối hợp với Cơ quan An ninh Nội địa Mỹ, chặn vợ của ông Li, bà Jue Tian, 56 tuổi, ở Sân bay San Francisco khi bà này chuẩn bị đáp máy bay về Trung Quốc. Các nhân viên an ninh đã thu giữ máy tính, điện thoại và nhiều USB của bà Tian, trong đó có chứa các thông tin mật về quốc phòng.
Các nhà điều tra cũng lục soát nhà riêng của ông Li. Căn nhà này được rao bán từ tháng 6/2015.
Theo một đồng nghiệp, ông Li là người làm việc đơn lẻ, không làm việc với nhiều giáo sư khác cùng trường.
Năm 2014, ông Li là một trong 5 nhà khoa học giành được giải thưởng của Hội Quan trắc và Viễn thám Mỹ. Giải thưởng này chỉ được trao cho những thành viên trong hội có “công trình nổi trội trong việc thúc đẩy khoa học và sử dụng các ngành khoa học về bản đồ”.
Hiện ông Li và vợ ông đều chưa bị cáo buộc về bất cứ tội trạng nào.
Vụ việc trên chỉ là một trong số rất nhiều trường hợp tương tự xảy ra giữa Mỹ và Trung Quốc trong những năm qua.
Thông tin về vụ giáo sư Li được đưa ra trong bối cảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sắp có chuyến thăm Mỹ vào cuối tháng này với nhiều chủ đề, trong đó nhạy cảm nhất là hồ sơ Biển Đông và vấn đề tin tặc.
Theo “truyền thống”, cứ hễ chuẩn bị có cuộc tiếp xúc cấp cao nào giữ Mỹ và Trung Quốc là truyền thông Mỹ liên tục đưa tin quan ngại về Trung Quốc.
ASEAN, Mỹ sẽ họp thượng đỉnh lịch sử vào năm 2016
Thổ Nhĩ Kỳ làm khó tàu Nga ra vào biển Đen
Thái Lan đầu tư kỷ lục vào hạ tầng
Nhà Trắng bác kế hoạch đóng cửa nhà tù Guantanamo
Sau khủng bố Paris, uy tín tổng thống Pháp tăng mạnh
Thủ tướng Nga - Dmitry Medvedev vừa thông qua một loạt lệnh trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ để trả đũa vụ bắn rơi máy bay tuần trước.
Với vị thế địa chính trị quan trọng, Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành tâm điểm trong các cuộc cạnh tranh ảnh hưởng giữa Mỹ và Nga trong suốt thập kỷ qua.
Bằng chính sách cải tổ hệ thống chỉ huy kiểu Mỹ đối với quân đội, ông Tập Cận Bình muốn tăng cường sức mạnh ở nước ngoài cũng như quyền kiểm soát đối với PLA.
Học giả Abhijit Singh thuộc Viện Phân tích và Nghiên cứu quốc phòng Ấn Độ cho biết New Delhi sẽ sớm lập liên minh với lực lượng hải quân Úc, Mỹ và các nước trong khu vực để chống lại sự bành chướng của lực lượng tàu ngầm Trung Quốc tại Ấn Độ Dương.
Nga tố NATO bao che Thổ Nhĩ Kỳ
Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi Nga mở lại kênh liên lạc quân sự
UAE sẵn sàng góp quân diệt IS ở Syria
Nga cũng gánh mất mát từ đòn trả đũa Thổ Nhĩ Kỳ
Malaysia kêu gọi Philippines hợp tác chống khủng bố
Mỹ tiếp tục đấu với Nga tại mặt trận mới ở Syria. Trong khi lớn tiếng chỉ trích Nga tăng cường khí tài quân sự cũng như nhân sự hỗ trợ Syria chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), Mỹ vẫn đang trực tiếp hỗ trợ, huấn luyện cho phiến quân đối lập chống Chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad.
Cú đáp trả nhắm vào điểm nhỏ nhất nhưng lại yếu nhất của châu Âu đã khiến cho phương Tây ngày càng thấm thía những đòn hiểm của Putin trong cuộc đối đầu kéo dài.
Nhà Trắng rơi vào thế khó khi Trung Quốc dường như đang hoàn thiện hai đường băng trên Biển Đông ngay trước thềm chuyến thăm Mỹ của ông Tập.
Phi công Nga không xưng danh, nhưng thỉnh thoảng vẫy chào chiến đấu cơ Anh lên ngăn chặn.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự