Đông Nam Á báo động sau vụ khủng bố Paris
Mỹ: Rome và Milan vào “tầm ngắm” IS
Các nước vùng Vịnh mua bom thông minh của Mỹ
Nga tiêu hủy 500 xe chở dầu của IS
Thủ tướng Anh muốn “đánh dập đầu" IS

Thay vì chia sẻ nỗi đau với người dân và chính phủ Nhật Bản trước các trận động đất vừa qua, một số công ty, nhà hàng ở TQ lại thể hiện thái độ hả hê, kích động tâm lý chống Nhật.
Quán ăn ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây treo biển: “Chúc mừng động đất lớn ở Nhật. Miễn phí bia cho thực khách tối nay”. Ảnh: Weibo
Sau trận động đất ngày 15/4 tại đảo Kyushu, tỉnh Kumamoto của Nhật Bản khiến hàng chục người chết và 200.000 người mất nhà cửa, một số công ty Trung Quốc đã lợi dụng tâm lý chống Nhật để kiếm lời.
Tờ Apple Daily của Hong Kong ngày 17/4 đưa tin, một công ty chuyên cung cấp sản phẩm bảo mật ở phía tây nam Trung Quốc tuyên bố giảm giá các mặt hàng để “ăn mừng động đất lớn ở Nhật Bản”.
“Chương trình khuyến mãi sẽ được tiếp tục miễn là dư chấn vẫn xảy ra. Nếu động đất đạt 9 độ Richter, giá của các mặt hàng sẽ được giảm một lần nữa. Nếu Nhật Bản bị tàn phá, chúng tôi sẽ giảm giá mạnh. Nếu nước Nhật chìm xuống biển, tất cả sản phẩm của chúng tôi sẽ là của bạn”, trích lời quảng cáo của công ty trên.
Tuyên bố đã được đăng trên Weibo nhưng sau đó đã được xóa.
Trong khi đó, hai công ty khác ở tỉnh Chiết Giang và Thiểm Tây cũng có cách giảm giá “ăn mừng” tương tự. Thông báo của công ty ở Thiểm Tây sau đó cũng bị gỡ sau khi đăng.
Một quán ăn ở thành phố Tây An treo biển: “Chào mừng động đất lớn ở Nhật. Miễn phí bia cho thực khách tối nay”, thể hiện sự hả hê trước động đất ở nước láng giềng.
Một công ty bảo mật tại Côn Minh, tỉnh Vân Nam, lộ rõ ý đồ muốn kiếm lợi nhuận từ tuyên bố mang tính khiêu khích của họ. Trong một bài đăng, công ty này viết, “một hòn đá đã tạo ra hàng nghìn gợn sóng” và “đã đạt được mục đích”.
Trái với hành động của một số công ty Trung Quốc, nhiều người dân nước này tỏ ra đồng cảm với nạn nhân của các trận động đất ở Nhật. “Người dân của mọi quốc gia đều giống nhau khi đối mặt với thảm họa tự nhiên. Họ đều vô tội”, một tài khoản mạng xã hội viết.
Một người khác chia sẻ: “Mong sự bình an đến với những người yêu hòa bình. Lịch sử không thể viết lại, nhưng tương lai thì có.
Một số người khác thì đăng lại hình ảnh người dân Nhật lập điểm quyên góp để ủng hộ nạn nhân của trận động đất tại Tứ Xuyên, Trung Quốc, hồi tháng 5/2008 để cho thấy cách hành xử tương phản giữa hai quốc gia.
Một bình luận khác chỉ trích quan điểm chủ nghĩa dân tộc của nhiều người Trung Quốc: "Một quốc gia, nơi việc mắng chửi những tên trộm trên đường phố cũng không dám mà lại đi lớn tiếng về 'hủy diệt Nhật Bản' thì đó là đất nước không quan tâm đến nỗi đau của đồng bào mình. Hãy ngẫm lại để tỏ lòng tiếc thương đến những người đã chết".
Nhiều người dân Trung Quốc mang tâm lý ác cảm với quốc gia láng giềng do những gì đế quốc Nhật đã gây ra trong Thế chiến II.
Fenqing, một thuật ngữ ám chỉ những người trẻ Trung Quốc sử dụng từ ngừ phỉ báng Nhật Bản, là biểu hiện rõ nhất về chủ nghĩa yêu nước cực đoan. Năm 2010, một người đàn ông 22 tuổi ở Trung Quốc đánh vỡ đầu người chủ của một chiếc xe do Nhật sản xuất.
Rạng sáng 16/4, một trận động đất mạnh 7,1 độ Richter xảy ra tại tỉnh Kumamoto miền Nam Nhật Bản, chỉ một ngày sau cơn địa chấn 6,4 độ Richter. Hai trận động đất liên tiếp khiến 41 người thiệt mạng và hàng trăm nghìn người mất nhà cửa.
Đông Nam Á báo động sau vụ khủng bố Paris
Mỹ: Rome và Milan vào “tầm ngắm” IS
Các nước vùng Vịnh mua bom thông minh của Mỹ
Nga tiêu hủy 500 xe chở dầu của IS
Thủ tướng Anh muốn “đánh dập đầu" IS
Úc trước sóng gió vì cho Trung Quốc thuê cảng quân sự
Sự thật câu 'Gửi khủng bố về với Chúa' được cho là của ông Putin?
Cảnh sát dùng vòi rồng ngăn đám đông biểu tình tại APEC
Nã 5.000 viên đạn: Vụ đấu súng diệt khủng bố Paris diễn ra thế nào?
Al-Qaeda tuyên bố bắn hạ hai máy bay trinh sát Nga
ASEAN quyết bàn về đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép
12 nước mong TPP được nhanh chóng thông qua
Tổng thống Obama ca ngợi TPP tại diễn đàn APEC
Thổ Nhĩ Kỳ lên kế hoạch chống IS dọc biên giới với Syria
Máy bay đến Ai Cập hạ cánh khẩn cấp vì đe dọa có bom
Ngày 17-11, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang và các nhà lãnh đạo châu Á - Thái Bình Dương đã đến Manila (Philippines) dự hội nghị APEC với hai trọng tâm lớn là xung đột Biển Đông và chủ nghĩa khủng bố.
Mỹ hỗ trợ Đông Nam Á duy trì an ninh biển
Trung Quốc giết 17 người gồm cả phụ nữ, trẻ em tại Tân Cương
Nhóm khủng bố Philippines chặt đầu con tin Malaysia
Nhóm nghị sĩ Mỹ thăm Tây Tạng, kêu gọi đối thoại với Đạt Lai Lạt Ma
Triều Tiên phản đối chỉ trích của quốc tế về xuất khẩu lao động
Tổng thống Mỹ yêu cầu Trung Quốc ngừng xây đảo nhân tạo
Thắt chặt an ninh tại hội nghị ASEAN giữa lo ngại khủng bố
Nga treo thưởng 50 triệu USD tìm thủ phạm khủng bố máy bay
Ông Ban Ki-moon không tới Triều Tiên
Hai máy bay Pháp hạ cánh khẩn cấp vì bị dọa đánh bom
Tổng thống Obama hứa tặng thêm tàu cho hải quân Philippines
Tổng thống Nga thề trừng trị thủ phạm đánh bom máy bay Nga
IS lập kế hoạch bắt cóc Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia
Tên lửa "lạ" của Mỹ tấn công IS
Lính Trung Quốc thăm căn cứ quân sự Mỹ
Nhật - Thái nhất trí ứng phó hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
Đại học Harvard sơ tán vì bị dọa bom
Nga thừa nhận máy bay rơi ở Ai Cập do đánh bom khủng bố
Ông Putin khẳng định IS nhận tiền tài trợ từ hơn 40 nước
Tây Ban Nha phát lệnh bắt thủ tướng Israel
Nhiều quan chức Trung Quốc, trong đó có không ít đảng viên cũng bị rơi vào cảnh nghiện ngập, biến việc công thành việc riêng để trục lợi và tiếp tục sa chân vào ma túy.
Các cường quốc từ lâu đã “âm thầm” chạy đua nghiên cứu và phát triển vũ khí tên lửa thế hệ mới. Tuy nhiên, những bí mật liên quan tới các chương trình vũ khí siêu thanh của các "ông lớn" thế giới gần đây mới được hé lộ.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự