Thành viên Quốc hội Anh đã bỏ 397 phiếu thuận so với 223 phiếu chống nhằm phê chuẩn chiến dịch oanh kích IS tại Syria.

Học giả Abhijit Singh thuộc Viện Phân tích và Nghiên cứu quốc phòng Ấn Độ cho biết New Delhi sẽ sớm lập liên minh với lực lượng hải quân Úc, Mỹ và các nước trong khu vực để chống lại sự bành chướng của lực lượng tàu ngầm Trung Quốc tại Ấn Độ Dương.
Tờ Diplomat trích dẫn bài phân tích của ông Abhijit Singh cho hay Ấn Độ và Úc đang lên kế hoạch tập trận chung lần đầu tiên trong tháng này với mục tiêu tăng cường hợp tác chống tàu ngầm của Bắc Kinh, trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường bành chướng trên Biển Đông và sự hiện diện lực lượng tàu ngầm ở Ấn Độ Dương trong những năm gần đây.
“Úc có thể sẽ phái tàu ngầm lớp Collins cùng chiến hạm ASW và chiến đấu cơ chống ngầm P-3 trong khi Ấn Độ sẽ triển khai 8 tiêm kích chống ngầm tầm xa trong cuộc tập trận này tại Vịnh Bengal”, ông dự báo.
Ông Abhijit Singh cũng cho hay Ấn Độ và Mỹ cũng sẽ tổ chức tập trận trên biển chung cũng tại Vịnh Bengal vào cuối tháng này thay vì hợp tác nhân đạo và tìm kiếm cứu nạn truyền thống. Hai bên có thể triển khai các hoạt động chống ngầm.
Ấn Độ có thể sẽ mời hải quân Nhật Bản tham gia cuộc tập trận chống ngầm chung cùng Mỹ, trong khi Úc lại bày tỏ muốn hợp tác cùng lúc với cả Ấn Độ, Nhật và Mỹ nhằm duy trì an ninh hàng hải dựa trên tuân thủ luật pháp quốc tế tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Cả Ấn Độ và Úc đang nhận thức sâu sắc rằng để duy trì an ninh hàng hải tại khu vực trên phải có sự phối kết hợp từ các quân đội, đặc biệt là hải quân trong khu vực.
Những động thái trên diễn ra sau khi Bắc Kinh tăng cường bành chướng tại Biển Đông và sự hiện diện lực lượng tàu ngầm tại Ấn Độ Dương, đặc biệt Trung Quốc gần đây tăng cường trục kết nối với Pakistan.
Thành viên Quốc hội Anh đã bỏ 397 phiếu thuận so với 223 phiếu chống nhằm phê chuẩn chiến dịch oanh kích IS tại Syria.
Chiến hạm Mỹ âm thầm theo dõi tàu tuần dương Nga
Tòa án triệu tập ông Sam Rainsy vì xúc phạm chủ tịch Quốc hội
Nga mở căn cứ không quân thứ hai tại Syria
'Nhân vật số 2' của Triều Tiên biến mất bí ẩn là do đi trị bệnh?
Đối đầu Nga, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ‘mất trắng’ 20 tỉ USD một năm
ASEAN, Mỹ sẽ họp thượng đỉnh lịch sử vào năm 2016
Thổ Nhĩ Kỳ làm khó tàu Nga ra vào biển Đen
Thái Lan đầu tư kỷ lục vào hạ tầng
Nhà Trắng bác kế hoạch đóng cửa nhà tù Guantanamo
Sau khủng bố Paris, uy tín tổng thống Pháp tăng mạnh
Thủ tướng Nga - Dmitry Medvedev vừa thông qua một loạt lệnh trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ để trả đũa vụ bắn rơi máy bay tuần trước.
Với vị thế địa chính trị quan trọng, Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành tâm điểm trong các cuộc cạnh tranh ảnh hưởng giữa Mỹ và Nga trong suốt thập kỷ qua.
Bằng chính sách cải tổ hệ thống chỉ huy kiểu Mỹ đối với quân đội, ông Tập Cận Bình muốn tăng cường sức mạnh ở nước ngoài cũng như quyền kiểm soát đối với PLA.
Nga tố NATO bao che Thổ Nhĩ Kỳ
Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi Nga mở lại kênh liên lạc quân sự
UAE sẵn sàng góp quân diệt IS ở Syria
Nga cũng gánh mất mát từ đòn trả đũa Thổ Nhĩ Kỳ
Malaysia kêu gọi Philippines hợp tác chống khủng bố
Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) ra lệnh truy nã một giáo sư người Mỹ gốc Trung Quốc, sau khi người này mất tích bí ẩn mang theo trong mình nhiều bí mật quốc phòng của Mỹ.
Mỹ tiếp tục đấu với Nga tại mặt trận mới ở Syria. Trong khi lớn tiếng chỉ trích Nga tăng cường khí tài quân sự cũng như nhân sự hỗ trợ Syria chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), Mỹ vẫn đang trực tiếp hỗ trợ, huấn luyện cho phiến quân đối lập chống Chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad.
Cú đáp trả nhắm vào điểm nhỏ nhất nhưng lại yếu nhất của châu Âu đã khiến cho phương Tây ngày càng thấm thía những đòn hiểm của Putin trong cuộc đối đầu kéo dài.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự