Đại hội 19 có thể sẽ vạch đường hướng để Trung Quốc đạt được các mục tiêu trong khái niệm "giấc mơ Trung Hoa" do Tập Cận Bình đề xướng.

Luật hoá việc ngăn chặn mọi liên hệ với Nga đã trở thành hiệu ứng trên chính trường Mỹ.
Mỹ cấm sử dụng sản phẩm an ninh mạng Kaspersky Lab
Truyền thông quốc tế đưa tin, sáng 19/9 (theo giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua lệnh cấm sử dụng các sản phẩm của Công ty cung cấp dịch vụ an ninh mạng Kaspersky Lab có trụ sở tại Nga trong hệ thống máy vi tính liên bang Mỹ.
Lý do của lệnh cấm sử dụng các sản phẩm của Kaspersky Lab là lo ngại nguy cơ tiềm ẩn đối với an ninh quốc gia Mỹ, trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Nga liên quan tới những cáo buộc Moscow can thiệp vào nội tình nước Mỹ vẫn chưa hạ nhiệt.
Kaspersky Lab là công ty phần mềm diệt virus có thâm niên 20 năm, với 400 triệu khách hàng trên toàn cầu, bị truyền thông Mỹ cáo buộc có quan hệ với cơ quan tình báo Nga trong việc bị nghi ngờ can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua.
Theo quyết định của Nhà Trắng, sản phẩm của Kaspersky Lab bị loại ra khỏi danh sách các nhà thầu có thể kí kết hợp đồng cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực công nghệ thông tin được quản lý bởi Cục dịch vụ công của nước Mỹ.
Trong một động thái tương tự, Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ cũng đã ra đề nghị cấm Bộ Quốc phòng Mỹ sử dụng các sản phẩm của Kaspersky Lab.
Tuy nhiên, Giám đốc điều hành, cũng là người đồng sáng lập Kaspersky Lab, ông Evgeny Kaspersky đã nhiều lần lên án các cáo buộc của Washington chống lại công ty của ông với bằng chứng "giả mạo" và "thiếu tin cậy".
Ngoài việc bác bỏ cáo buộc làm do thám cho Chính phủ Nga, Kaspersky Lab cũng tuyên bố không giúp cho bất cứ chính phủ nào hoạt động gián điệp trên mạng hoặc thực hiện các hoạt động tấn công trên không gian mạng.
Giám đốc Kaspersky Lab nhiều lần đề nghị gặp giới chức Mỹ, sẵn sàng điều trần trước Quốc hội Mỹ, để công khai trả lời về các cáo buộc liên quan đến sản phẩm của Kaspersky Lab. Theo dự kiến cuộc điều trần sẽ diễn ra vào cuối tháng 9 này.
Nữ Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Jeanne Shaheen - người đi đầu trong việc thúc đầy luật hoá cấm sử dụng sản phẩm liên quan tới yếu tố Nga
Song Thượng viện Mỹ đã không đủ kiên nhẫn chờ đợi đến khi cuộc điều trần diễn ra để có quyết định chính xác. Giới chính trị truyền thống Mỹ dường như đã mặc định Kaspersky Lab là công cụ mà tình báo Nga sử dụng để phá hoại nước Mỹ.
Theo nữ Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Jeanne Shaheen, người đi đầu trong nỗ lực vận động Quốc hội đưa Kaspersky Lab vào "danh sách đen", lệnh cấm được thông qua.
Nữ Thượng nghị bang New Hampshire còn cho biết thêm rằng dự luật cấm sử dụng sản phẩm của Kaspersky Lab trong các cơ quan dân sự và quân sự của Mỹ, đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Hạ viện và hy vọng dự luật sẽ sớm trở thành luật.
Washington bất lực trước "yếu tố Nga"
Trong khi những nhà làm luật của nước Mỹ thể hiện quyết tâm luật hoá việc cấm các sản phẩm và dịch vụ liên quan tới "yếu tố Nga" gây nguy hiểm cho nước Mỹ, thì cả cơ quan an ninh và tình báo Mỹ lại không cung cấp được cơ sở cho hành động đó.
Còn nhớ, hồi tháng 5 vừa qua, trong phiên điều trần trước Uỷ ban tình báo Thượng viện Mỹ, cả đại diện CIA lẫn FBI đều cho biết không ghi nhận hay phát hiện ra những cơ sở dữ liệu chứng minh Kaspersky Lab liên quan tới tình báo Nga.
Đã 240 ngày trôi qua, kể từ khi Tổng thống Trump nhậm chức, đời sống chính trị tại xứ cờ hoa đã xảy ra rất nhiều sự kiện liên quan đến "yếu tố Nga" và qua đó lồng quyền nhốt quyền lực tối cao của nước Mỹ đã không ngừng được gia cố.
Tuy nhiên, cho đến giờ phút này, câu hỏi đặt ra là làm sao Putin có thể can thiệp vào nước Mỹ vần chưa có câu trả lời, vấn đề đặt ra là Putin can thiệp vào nội tình nước Mỹ băng cách nào, theo cơ chế nào vần chưa tìm ra, vẫn chưa được giải đáp.
Quá trình điều tra “yếu tố Nga” liên quan tới việc định hình và quá trình chuyển giao quyền lực của nước Mỹ qua cơ chế tác động của Putin vẫn đang được xúc tiến và chưa thề xác định thời gian kết thúc.
Cựu Giám đốc FBI Robert Mueller cũng tham gia vào việc tìm ra cơ chế tác động của Putin vào nội tình nước Mỹ
Thậm chí cựu Giám đốc FBI Robert Mueller còn được bổ nhiệm làm cố vấn đặc biệt cho quá trình điều tra nhằm có thề giúp nhanh tìm ra lời giải cho việc lần đầu tiên trong lịch sử, chính trường nước Mỹ phải ngả nghiêng vì một kiểu tác động đặc biệt.
Song giới chính trị tuyền thống Mỹ cho thấy không đủ kiên nhẫn chờ đợi kết quả điều tra để có thể hiểu được tại sao tình hình chính trị, tình hình nội trị cũng như hoạt động đối ngoại của nước Mỹ lại có thể bị tác động một thực thể chính trị đối nghịch.
Capitol Hill đã thể hiện sự sốt ruột bằng việc quyết tâm luật hoá lệnh trừng phạt Nga vốn được ban hành dưới thời chính quyền Tổng thống Obama, ngăn chặn mọi cơ hội có thể giúp cho chính quyền Tổng thống Trump cải thiện quan hệ với Moscow.
Nhà Trắng cũng té nước theo mưa, khi liên tục gia tăng căng thẳng với Kremlin thông qua kích hoạt vòng xoáy trừng phạt - trả đũa ngoại giao, khiến cho quan hệ Nga - Mỹ bị cho là xuống thấp hơn cả thời Chiến tranh Lạnh.
Vậy nhưng mọi quyết định của Washington dường như vẫn dựa trên những chứng cứ mơ hồ, khiến cho giới chính trị truyền thống Mỹ chưa thể yên tâm. Do vậy luật hoá việc ngăn chặn mọi liên hệ với Nga đã trở thành hiệu ứng trên chính trường Mỹ.
Và Kaspersky Lab là một nạn nhân tiếp theo. Giới phân tích cho rằng, việc cơ quan dân dự và quân sự của Mỹ không sử dụng sản phẩm của Kaspersky Lab là chuyện bình thường, song việc Quốc hội Mỹ phải luật hoá việc này thì lại không bình thường.
Điều không bình thường đó cho thấy Washington thực sự bất lực trong việc tìm ra cơ chế Putin tác động vào nước Mỹ. Khi thúc đẩy luật hoá việc cấm sử dụng sản phẩm của Kaspersky Lab, phải chăng giới chính trị truyền thống Mỹ đã bó tay với Putin?
Ngọc Việt
Theo Baodatviet.vn
Đại hội 19 có thể sẽ vạch đường hướng để Trung Quốc đạt được các mục tiêu trong khái niệm "giấc mơ Trung Hoa" do Tập Cận Bình đề xướng.
Khi Cowperthwaite thôi chức Bộ trưởng Tài chính Hồng Kông năm 1971, nhiệm kỳ của ông được đánh giá là thành công vang dội.
Singapore được công nhận vì hệ thống luật không để lọt bất kỳ hành vi hối lộ và tham nhũng nào. Đây cũng là quốc gia châu Á duy nhất luôn duy trì trong top 10 nước có tỷ lệ tham nhũng thấp nhất thế giới theo số liệu của Tổ chức Minh bạch Quốc tế.
Nếu một cuộc xung đột quân sự tại bán đảo Triều Tiên xảy ra, Mỹ và CHDCND Triều Tiên sẽ không phải là những nước duy nhất phải chịu hậu quả.
Theo tờ Quan điểm (Nga), có vẻ như Pháp đang cảm thấy mình đang bị hất ra khỏi cuộc chơi địa chính trị toàn cầu, cùng với đó họ nhận ra sai lầm trong chính sách ngoại giao của mình khi chưa đặt Nga vào đúng vị thế của nó.
Trong chưa đầy 1 năm qua, Nga đã rót gần 4 tỷ USD đầu tư vào ngành công nghiệp dầu khí tại khu vực người Kurd ở Iraq.
Theo tờ Komersant (Nga), Chủ tịch Chủ tịch Cuba Raul Castro mới đây đã thực hiện động thái hoàn toàn không thuộc về phong cách quen thuộc của nhà lãnh đạo này khi đề nghị có cuộc gặp riêng với Đại sứ Mỹ tại Cuba Jeffri de Laurentis...
Nếu dòng dầu thô ngừng chảy, đường ống dẫn dầu Trung Quốc - Triều Tiên sẽ tiêu tốn rất nhiều tiền để trùng tu mà cũng chưa chắc thành công.
Quan chức ngoại giao Nga không thấy nỗ lực cải thiện quan hệ Nga- Mỹ từ phía Washington, khả năng sẽ kiện Mỹ.
Chính những nhận thức sai lầm của phương Tây đã khiến chính sách của họ đối với Nga trở nên bất định.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự