Thương vụ tàu sân bay Mistral Pháp nhận đóng cho Nga đã đi tới hồi kết: Paris đồng ý hoàn trả tiền cho Mosvka và được tự do quyết định số phận hai tàu này. Thế nhưng những hệ quả chính trị thì vẫn còn đó:

Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Scott Swift cho biết, việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông và quân sự hóa các đảo này đã và đang tự chuốc lấy thất bại.
Theo tân chỉ huy của Hạm đội Thái Bình Dương Hải quân Mỹ, “bức trường thành bằng cát” mà Trung Quốc đang kiến tạo ở Biển Đông đã thúc đẩy các quốc gia Đông Á - Thái Bình Dương, từ Australia cho tới Nhật Bản tăng cường củng cố hệ thống phòng thủ của mình, cũng như tìm kiếm sự hợp tác quân sự sâu rộng hơn với Mỹ.
Trước đó, người tiền nhiệm của ông Swift, Đô đốc Harry Haris, đương kim Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, đã từng lên tiếng báo động về “Vạn lý trường thành bằng cát” mà Trung Quốc đang xây dựng ở Biển Đông.
Phát biểu bên lề Đối thoại lãnh đạo Mỹ - Australia, Đô đốc Swift cho rằng, việc quân đội Mỹ có thêm cơ sở quân sự mới ở Thái Bình Dương là không cần thiết và tốn kém, bởi nhiều quốc gia trong khu vực đang sẵn sàng mở cửa các cơ sở căn cứ của họ cho tàu Mỹ. Để dẫn chứng, ông cho hay, Australia đã quyết định xây dựng chương trình quân sự Air Warfare Destroyers (tuần dương hạm không chiến) mới ở Adelaide và tiếp tục phát triển một hạm đội tàu ngầm mới.
Hạm đội Thái Bình Dương Hải quân Mỹ là hạm đội hải quân lớn nhất và mạnh hơn bất kỳ lực lượng hải quân quốc gia nào bên ngoài nước Mỹ, với 5 nhóm tàu sân bay, 200 tàu và tàu ngầm, 2.000 máy bay cùng 250.000 thủy thủ và thủy quân lục chiến. Hạm đội này hiện đang sở hữu khoảng một nửa toàn bộ tài sản của của hải quân Mỹ và sẽ tiếp tục tăng lên.
Tuy nhiên, Tư lệnh Hạm đội vẫn cho rằng, cho dù toàn bộ Hải quân Mỹ đóng quân ở biển Hoa Đông và Biển Đông thì sẽ vẫn là chưa đủ đối với nhu cầu của các nước trong khu vực, cũng như kỳ vọng của họ vào chính sách “tái cân bằng” của chính quyền Tổng thống Obama.
Bên cạnh đó, Đô đốc Swift cũng cho hay, theo thông tin riêng của ông, mạng lưới tình báo rộng lớn của Mỹ đã ghi nhận hoạt động bồi đắp, cải tạo đảo của Trung Quốc đã diễn ra với tốc độ chậm lại, nhưng Bắc Kinh vẫn đang tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng trên các đảo nhân tạo mới được tạo ra đó.
Sự chuyển hướng này, theo ông Swift, có thể là một phản ứng của Trung Quốc trước sự lên án của khu vực và quốc tế, hoặc chỉ đơn thuần là một chiến thuật hòa hoãn của Bắc Kinh trước chuyến thăm Mỹ diễn ra vào tháng 9 tới của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Những phát biểu của Đô đốc Scott Swift đưa ra trong bối cảnh các hành động khiêu khích và hành vi xây đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông đang gây quan ngại sâu sắc trong các nước láng giềng của Bắc Kinh, cũng như cộng đồng quốc tế.
Tuyên bố chung của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 48 bế mạc tại Kuala Lumpur, Malaysia 2 ngày trước đã phá vỡ sự dè dặt ngoại giao thường thấy của khối để cảnh báo về “nguy cơ xói mòn lòng tin và tin cậy” ở Biển Đông, do các hành vi tôn tạo, bồi đắp, thay đổi hiện trạng ở vùng biển này.
Cũng tại các sự kiện của ASEAN trong dịp này, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã công khai tố cáo Trung Quốc hạn chế tự do hàng hải và hàng không ở các khu vực tranh chấp trên Biển Đông, mặc dù Bắc Kinh luôn miệng đảm bảo rằng các hoạt động hợp pháp này sẽ không bị cản trở.
Trước sự chỉ trích gay gắt của quốc tế, Trung Quốc đã tố ngược rằng Mỹ đang “quân sự hóa” Biển Đông và cố gắng “gây mất đoàn kết” giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.
Thương vụ tàu sân bay Mistral Pháp nhận đóng cho Nga đã đi tới hồi kết: Paris đồng ý hoàn trả tiền cho Mosvka và được tự do quyết định số phận hai tàu này. Thế nhưng những hệ quả chính trị thì vẫn còn đó:
Trả lời phỏng vấn Báo NTNN, Thiếu tướng Lê Văn Cương- nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược (Bộ Công an) cho rằng, việc Trung Quốc đưa tên lửa vào Biển Đông không nguy hiểm bằng việc họ đang dân sự hoá lực lượng vũ trang trên biển.
Trước sự vươn lên và quan điểm cứng rắn của quân đội Nga, cùng với khủng hoảng tại Ukraina, Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) đang chú trọng tới việc phòng thủ lãnh thổ và các tiềm lực quân sự của mình.
Trung Quốc đã chọn sai thời điểm để yêu cầu Mỹ cho dẫn độ ông Lệnh Hoàn Thành - em trai của Lệnh Kế Hoạch, cựu Chánh văn phòng Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc; ngoài ra việc dẫn độ khó thành vì những rào cản pháp lý, tạp chí Fortune (Mỹ) nhận định.
Ông Lệnh Hoàn Thành - em trai của Lệnh Kế Hoạch, cựu Chánh văn phòng Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc - được cho đang nắm giữ những bí mật quốc gia có khả năng “hủy hoại hình ảnh của đảng cộng sản Trung Quốc”, theo đánh giá của một nhà quan sát chính trị Trung Quốc.
Những ngày đầu tháng Tám này, niềm vui và nụ cười luôn rạng người trên từng khuôn mặt mỗi người dân Singapore. Họ bước vào lễ kỷ niệm đáng nhớ nhất (9/8) trên hành trình xây dựng và phát triển đất nước-50 năm ngày Độc lập!
Bắc Kinh “đang làm xói mòn lòng tin” của ASEAN với Trung Quốc, tờ Wall Street Journal dẫn lời Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 48 (AMM-48) ở Kuala Lumpur, Malaysia.
So với vẻ bề ngoài thường gặp của một thành phố hiện đại, Singapore sẽ thú vị hơn rất nhiều nếu tìm hiểu sâu hơn.
Một năm qua, kể từ khi cáo buộc Nga đứng sau lực lượng đòi độc lập tại miền Đông Ucraina, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã nhất trí tăng mạnh tiềm lực quân sự, mở 6 trung tâm chỉ huy tại miền Đông châu Âu và thành lập đơn vị đặc biệt có 5.000 binh sĩ thuộc lực lượng phản ứng nhanh (NRF).
Nội bộ chính quyền Mỹ đang bất đồng quan điểm về việc điều động tàu chiến tuần tra, vượt qua phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự